Khuyến cáo mới về tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo mới đây của Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ thì hầu hết phụ nữ chỉ cần làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì hàng năm.
Ung thư cổ tử cung do một số chủng HPV gây ra. Hầu hết phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự khỏi nếu bị nhiễm HPV, song một số ít trường hợp nhiễm HPV dai dẳng có thể phát triển thành các bất thường ở cổ tử cung dẫn tới ung thư, tiến sĩ David Chelmow, chủ tịch hội sản phụ khoa thuộc Trung tâm y tế Đại học Virginia Commonwealth cho biết.
Được đăng tải trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, các khuyến cáo mới của Trường Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên chị em độ tuổi từ 30-65 nên tiến hành xét nghiệm HPV đồng thời với xét nghiệm Pap.
Các khuyến cáo mới cho biết:
Phụ nữ từ 30-65 tuổi có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường nên sàng lọc 5
năm/lần. Nếu chỉ có thể thực hiện xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm 3 năm/lần.
Video đang HOT
Phụ nữ độ tuổi từ 21-29 nên sàng lọc 3 năm/lần thay vì 2 năm/lần.
Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần sàng lọc vì ung thư cổ tử cung xâm lấn là hiếm gặp ở nhóm tuổi này.
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung và có 3 kết quả xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc hai kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm với xét nghiệm mới nhất được làm trong vòng 5 năm qua.
Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần và không có tiền sử ung thư cổ tử cung không cần sàng lọc thường quy.
Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nên tuân thủ các hướng dẫn sàng lọc tương tự như phụ nữ chưa tiêm vắc-xin này.
Một số phụ nữ cần sàng lọc thường xuyên hơn bao gồm những phụ nữ đã từng bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ dương tính với HIV, phụ nữ suy giảm hệ miễn dịch hoặc những người bị phơi nhiễm với thuốc diethylstilbestrol từ trong bào thai.
TS Chelmow cho biết các hướng dẫn mới được đưa ra nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc bảo vệ chị em khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng như tránh được các xét nghiệm không cần thiết có thể dẫn tới các biến chứng.
Tuy nhiên, TS Elizabeth Poynor thuộc bệnh viện Lenox Hill ở New York nói phụ nữ không nên hiểu rằng các khuyến cáo này đồng nghĩa với việc chị em không cần phải kiểm tra sức khỏe hàng năm. Việc khám sức khỏe định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra chị em cũng nên thảo luận với bác sĩ của mình để áp dụng các khuyến cáo một cách phù hợp tùy theo tiền sử sức khỏe của bản thân.
Anh Khôi
Theo H.D
Thời điểm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo các nhà khoa học thuộc Trường Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) thì phần lớn phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trong năm 2012 sẽ có hơn 12.000 phụ nữ Mỹ có chẩn đoán ung thư cổ tử cung và hơn 4000 người sẽ tử vong vì căn bệnh này.
Với xét nghiệm Pap, các tế bào được lấy ra từ cổ tử cung và soi dưới kính hiển vi để phát hiện các dấu hiệu của ung thư hoặc những bất thường tiền ung thư.
Ung thư cổ tử cung do một số loại virus u nhú ở người (HPV) gây ra, một bệnh lây qua đường tình dục hay gặp. Phần lớn phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tránh được nhiễm HPV song một số ít phụ nữ bị nhiễm HPV kéo dài sẽ phát triển thành các bất thường ở cổ tử cung và dẫn tới ung thư.
Phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần
Theo các hướng dẫn mới của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65 có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường thì nên khám sàng lọc 5 năm/1 lần. Nếu chỉ có điều kiện làm xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm này 3 năm/1 lần.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21-29 nên khám sàng lọc 3 năm/1 lần thay vì 2 năm/1 lần.
- Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần khám sàng lọc vì ung thư cổ tử cung xâm lấn là rất hiếm xảy ra trong độ tuổi này.
- Phụ nữ &ge 65 tuổi không cần khám sàng lọc nếu không có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung và có kết quả 3 xét nghiệm Pap liên tục là bình thường hoặc 2 kết quả xét nghiệm Pap và HPV liên tục là bình thường trong giai đoạn 10 năm với xét nghiệm mới nhất được làm trong 5 năm vừa qua.
- Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã cắt toàn bộ dạ con và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần khám sàng lọc thường xuyên.
- Phụ nữ đã được chủng ngừa HPV cũng nên khám sàng lọc như những phụ nữ chưa chủng ngừa.
- Với một số phụ nữ khác thì cần khám thường xuyên hơn. Những phụ nữ này là những người đã bị ung thư cổ tử cung, dương tính với HIV hoặc tổn thương hệ miễn dịch.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
Khuyến cáo phòng ngừa ung thư cổ tử cung Các chuyên gia cho biết xét nghiệm Pap định kỳ, tiêm vaccin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Trường Sản phụ Khoa Hoa Kỳ khuyên phụ nữ nên thực hiện các xét nghiệm Pap được khuyến nghị, những bé gái và thiếu nữ trẻ nên tiêm vaccin chống papillomavirus người (HPV) để bảo vệ bản thân khỏi ung thư cổ...