Khuyến cáo 5K không còn phù hợp, nên xem xét lại?
Một số điểm trong khuyến cáo 5K như khoảng cách, không tập trung được đánh giá là không còn phù hợp với tình hình thực tế khi trẻ đã đến trường, doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Khuyến cáo thực hiện đầy đủ 5K có còn phù hợp trong tình hình hiện nay hay không là vấn đề được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đặt ra với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 sáng 9/3.
Không còn sát tình hình thực tế
Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng một số điểm trong 5K có thể không còn phù hợp với bình thường mới, cần xem lại để hướng dẫn quy trình phù hợp. Ví dụ, khẩu trang, khử khuẩn có thể làm được, nhưng khoảng cách, không tập trung thì “bất ổn, không còn phù hợp”. Cụ thể, trong tình hình mới, học sinh đến trường, cơ quan, doanh nghiệp đi làm thì không thể không tập trung.
“Chúng ta cứ kêu gọi 5K nhưng không sửa cho phù hợp thì rất khó thực hiện. Đúng hơn là không làm được, không sát tình hình thực tế”, ông nói.
Nếu hướng dẫn mà không triển khai, kiểm tra được, không thực hiện được thì phụ huynh, gia đình, người dân sẽ gặp khó khăn. Thủ tục khai báo y tế đồng thời cần thật sự ngắn gọn, dễ làm, cho người dân thấy quyền lợi trong đó.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng khuyến cáo khoảng cách, không tập trung không còn phù hợp. Ảnh: Phương Lâm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đặt vấn đề nghiên cứu đề nghị F1 đi làm và thể hiện trong Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tinh thần là F1 không có vấn đề về sức khỏe và có sự đồng thuận có thể đi làm. Riêng trường hợp F0 thì vẫn phải thực hiện cách ly. Nhưng nếu F0 không có triệu chứng, không có vấn đề sức khỏe và tự nguyện thì có thể duy trì cách làm việc, thời gian phù hợp. F0 có triệu chứng phải nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.
“Giờ nhiều cơ quan 30-50 F0, cách ly 7-14 ngày thì rất bị động công việc”, ông nói.
Video đang HOT
Chủ tịch TP.HCM yêu cầu tính toán phương án này để đảm bảo hoạt động của cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp.
Trung bình mỗi ngày các trường học có 200 ca nhiễm
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Dương Trí Dũng cho biết sau Tết Nguyên đán, hầu hết trường công lập tại TP.HCM đã mở cửa trở lại. Các trường tư thục đa phần chưa đủ điều kiện nên chưa mở.
Riêng khối mầm non, một số trường tư thục có ý định giải thể hoặc chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Các cơ sở dưới 70 trẻ, đặc biệt tại khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng ven, đã mở 79,1%.
Bên cạnh đó, cơ sở ngoại ngữ, tin học, dạy kỹ năng sống vẫn đóng do chủ đầu tư đánh giá tình hình dịch còn phức tạp và sự đồng thuận của phụ huynh chưa cao.
%Tỷ lệ trường học mở cửa và tỷ lệ trẻ đến trường tại TP.HCMNguồn: Sở GDĐT TP.HCMTỷ lệ trường mở cửaTỷ lệ học sinh đến trườngMầm nonTiểu họcTHCSTHPT0255075100125
Mầm non
Tỷ lệ học sinh đến trường:66,3 %
Về phía học sinh, một số chưa đi học do theo gia đình về quê hoặc thuộc diện F0, F1. Một số ít phụ huynh chưa an tâm nên cho con học trực tuyến hoặc học tại cơ sở giáo dục của các tỉnh.
Về tình hình ca nhiễm, sau 3 tuần kể từ Tết Nguyên đán, trường học ghi nhận 381 ca là cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người lao động. Tại y tế địa phương, thành phố ghi nhận 3.689 ca.
Với học sinh, cộng dồn đến cuối tuần qua, tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm phát hiện tại trường là 2.160; tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm phát hiện tại nhà là 40.385.
Học sinh tiểu học ngủ trưa tại trường. Ảnh: Phương Lâm.
Tuần qua, trung bình mỗi ngày có 200 ca nhiễm phát hiện tại trường ở tất cả bậc học. Số ca đa phần thuộc học sinh ở cấp tiểu học; cấp THPT ít ca nhất.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đặt câu hỏi: Các cháu ngủ nằm kiểu đó sao không lây?
“Cần tính sao cho phối hợp giữa y tế, nhà trường, phụ huynh. Đây là chỗ khó nhưng phải giải được bài toán này để hạn chế lây nhiễm. Lây nhiễm càng nhiều, nguy cơ nặng và tử vong khó giữ được như hiện nay”, ông cảnh báo.
Bí thư Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch Phan Văn Mãi chung quan điểm cần điều chỉnh biện pháp đảm bảo an toàn trong trường học. Cùng với đó, ngành y tế và giáo dục cần sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi.
Tập thể lực 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Bệnh viện Nội tiết T.Ư cảnh báo gia tăng các ca mắc đái tháo đường biến chứng nặng trong dịch Covid-19.
Đồng thời, khuyến cáo, mỗi người cần duy trì vận động thể lực, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Người mắc đái tháo đường cần tuân thủ sử dụng thuốc, vận động thể lực kết hợp dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Chuyển hóa. Ảnh THÚY QUỲNH
Sáng nay, 13.11, Bệnh viện Nội tiết T.Ư tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường.
Đái tháo đường là căn bệnh tiến triển âm thầm trong cơ thể. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã có các biến chứng của bệnh xuất hiện, gây ra các biến chứng nặng nề như: giảm thị lực, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não... Vì vậy, đái tháo đường được coi là "kẻ giết người thầm lặng".
Hiện nay, số người mắc đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20 - 79 tuổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 784 triệu vào năm 2045.
Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có 1 ca tử vong. Trong 15 năm qua, căn bệnh này tiêu tốn 966 tỉ USD chi phí cho y tế, tăng 316% so với trước đây.
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo IDF, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường (năm 2019). Hầu hết trong số này là đái tháo đường tuýp 2.
Qua thực tế điều trị tại bệnh viện, TS - BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư, lưu ý gần đây ghi nhận xu hướng gia tăng các bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nặng như loét bàn chân, cắt cụt chi do không tuân thủ điều trị đầy đủ, trì hoãn tái khám.
Bác sĩ Hiệp khuyến cáo, để dự phòng mắc bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung, mỗi người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp.
"Để bảo vệ sức khỏe trong dịch Covid-19, người mắc đái tháo đường cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, tuân thủ khuyến cáo 5K; sử dụng thuốc điều trị theo đơn và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Hiệp lưu ý.
Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Người mắc bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.
Người tiền đái tháo đường có nguy cơ cao bị đái tháo đường nhưng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thì có thể ngăn chặn tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Ngày 31-10 tiêm xong mũi 2 vắc xin COVID-19 cho dân trên đảo Phú Quốc Ông Phạm Văn Nghiệp - phó chủ tịch UBND TP Phú Quốc - cho biết dự kiến đến hết ngày 31-10 toàn dân trên đảo Phú Quốc sẽ được tiêm xong mũi 2 vắc xin COVID-19 phòng dịch. Người dân ở phường An Thới, TP Phú Quốc tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: DUY KHÁNH Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống...