Khương Ngọc làm… bà đỡ bất đắc dĩ
Một phụ nữ mang thai bất ngờ chuyển dạ ngay giữa chợ khiến mọi người hốt hoảng. Không còn đủ thời gian đưa chị đến trạm xá, cũng chẳng ai đủ can đảm giúp chị sinh nở.
Trước tình huống nguy cấp, Khương Ngọc đành phải làm bà đỡ. Nhờ sự giúp sức của anh, cặp song sinh một trai một gái đã chào đời an toàn. Đó là vai mới nhất của Khương Ngọc trong vở diễn Đời như ý (SK Thế Giới Trẻ). Vẫn chất hài hước tưng tửng vốn có, lần này Khương Ngọc đã hóa thân thành anh Tám bán thịt heo, thoạt nhìn đầy vẻ giang hồ nhưng lại có một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn vô điều kiện. Đây cũng là vai diễn tham dự Liên hoan Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc đầu tiên của Khương Ngọc.
Theo PNO
Vắng bóng cây cổ thụ, đạo diễn trẻ sẽ lên ngôi
Không còn cảnh một tay che cả bầu trời của những vị đạo diễn gạo cội, Liên hoan Sân khấu Kịch 2012 tại Huế tới đây hứa hẹn nhiều điều mới khi sân chơi đã được nhường cho các đạo diễn trẻ.
Theo NSƯT Đỗ Kỷ, phó phòng nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) thì năm nay số lượng đơn vị đăng ký tham gia khá xôm tụ, có 26 vở diễn của 20 đơn vị đăng ký tham dự Liên hoan. Trong đó, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch VN, Nhà hát Kịch Hà Nội, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu kịch Phước Sang mang 2 vở đi thi thố. Lực lượng xã hội hóa năm nay cũng đăng ký khá đông, phía Bắc có 3 đơn vị và miền Nam có 5 đơn vị.
Video đang HOT
Vở diễn kinh điển hợp tác với sân khấu Mỹ là "T ất cả đều là con tôi" của Nhà hát Tuổi trẻ được ban tổ chức chọn làm vở khai mạc Liên hoan. Liên hoan sẽ kéo dài 14 ngày, từ 14 đến 28/7 tại Thành phố Huế.
"Mùa hạ cay đắng" do NSƯT Anh Tú đạo diễn
Năm nay, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang cũng chỉ đứng tên 1 vở " Những gương mặt thấp thoáng" của Nhà hát Kịch Hà Nội và NSND Xuân Huyền phục dựng " Cái chết chẳng dễ dàng" cho Nhà hát Quân đội.
Khác với cảnh một mình một chiếu khi đứng tên quá nhiều vở dự Hội diễn Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc hàng năm, năm 2012, NSND Lê Hùng rút vào ở ẩn và không đứng tên bất kỳ một vở diễn nào. Sự lạ lẫm này, có lẽ cũng bởi quá nhiều chuyện lùm xùm khiến ông không còn hứng thú với chuyện phô trương thanh thế và tài năng như những năm trước.
Chỉ cần nhìn vào danh sách 4 vở diễn ở nơi mà NSND Lê Hùng vẫn đang làm Giám đốc, thì đã thấy, đạo diễn trẻ năm nay có cơ hội chứng minh tài năng sau nhiều năm bị lép vế.
Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục gửi gắm vào tay hai đạo diễn tài năng và vẫn được coi là trẻ, là NSƯT Anh Tú với " Nhà có 5 anh em trai" (kịch bản Nguyễn Thu Phương dựa theo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) và NSƯTChí Trung với " Đàn ông cũng khóc" (Kịch bản: Lê Chí Trung - Tuấn Hải).
Đạo diễn trẻ, NSƯT Anh Tú cũng đắt sô khi đứng tên hai vở diễn nữa là " Cầu vồng lục sắc" (vở diễn về đề tài đồng tính) của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Hà Nội và " Mùa hạ cay đắng" (Tác giả Nguyễn Quang Lập) - vở kịch hợp tác của Đoàn Kịch 1 với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Phía Nhà hát Kịch Việt Nam năm nay gửi đi hai vở diễn cũng đều được hai đạo diễn trẻ dàn dựng là NSƯT Đỗ Kỷ với " Đi tìm điều không thể mất" (Tác giả Lê Quý Hải) và đạo diễn Tuấn Hải với " Chia tay hoàng hôn" (Tác giả Sĩ Hanh). Dù hai vở không mới, một được dựng 2003, một dựng 2007, nhưng ở tình thế quá gấp gáp và khi vị thuyền trưởng NSND Lê Hùng không tái xuất, thì việc dùng lại vở cũ, âu cũng là điều rất dễ cảm thông.
Đạo diễn trẻ Tuấn Hải cũng sẽ đứng tên hai vở nữa gồm " Biển và bờ" (tác giả Đăng Chương) của Câu lạc bộ Hội Nghệ sĩ SKVN thuộc Trung tâm Bảo tồn và phát triển sân khấu.
Năm nay, một đạo diễn trẻ cũng chính thức tranh tài là NSƯT Trung Hiếu - Trưởng Đoàn kịch 1 Nhà hát Kịch Hà Nội với vở diễn " Giếng thơi trong lòng thành phố" (Tác giả Chu Thơm) của Nhà hát Kịch Quảng Ninh. Và theo tác giả Chu Thơm, ông đánh giá rất cao tài năng trẻ của Trung Hiếu khi dựng vở này.
Phía Nam, năm nay các đạo diễn trẻ ra quân bớt phần rầm rộ. Đặc biệt nhất là NSND Hồng Vân với một phong vị làm kịch miền Bắc qua vở " Làm..." (Tác giả Chu Thơm - chuyển thể từ "Làm đĩ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng). Hai đạo diễn từng được vinh danh ở Hội diễn năm 2009 là Đức Thịnh và Hạnh Thúy năm nay rất tiếc không tham gia vở diễn nào.
Sự vắng bóng của các cây cổ thụ ít nhiều sẽ mang lại sự đa dạng cho Liên hoan khi không còn phải nhìn thấy những mảng tiếng, chiêu trò na ná nhau ở các vở diễn của mỗi đơn vị.
Vui mừng trước sự vươn lên của lớp trẻ, thì kèm với đó là nỗi buồn cho vấn đề kịch bản sân khấu. Quá nhiều vở diễn cũ, (trên cả chục năm) và cả những vở được phục dựng như " Cái chết chẳng dễ dàng" của NSND Xuân Huyền cho thấy sự yếu kém của vấn đề kịch bản trước những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội hiện đại. Nhất là khi, Liên hoan năm nay hướng tới đề tài hiện đại với những câu chuyện từ năm 1903 trở lại đây, đặc biệt ban tổ chức khuyến khích những vở hưởng ứng Nghị quyết TW4 của Đảng về vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Đạo diễn NSND Hồng Vân dựng vở "Làm..."
Theo VnMedia
Liên hoan vở diễn cũ Theo Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương, thiếu hụt kịch bản mới là thực trạng mà Cục đã thấy trước cả khi các đoàn đăng ký dự liên hoan. Danh sách các đơn vị, vở diễn tham gia hội diễn toàn quốc 2012 do Cục Nghệ thuật biểu diễn cung cấp cho thấy có tới 14/26 vở diễn...