Khuổi Ky: Sức hấp dẫn từ “làng đá” trăm tuổi
Có dịp đặt chân đến miền biên viễn Trùng Khánh, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Ngôi làng nhỏ này có sức hút kỳ lạ với nhiều du khách bởi vẻ bình yên, trầm mặc và đặc biệt là bản sắc văn hóa truyền thống tỏa ra từ những nếp nhà sàn bằng đá…
Cuộc sống bình dị là nét hấp dẫn du khách khi đến với Khuổi Ky.
Nơi thời gian ngưng đọng
Làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky nằm trên tỉnh lộ 206 dẫn đến động Ngườm Ngao, cách thác Bản Giốc chỉ 2km. Ngôi làng được hình thành trong khoảng năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc từ Thăng Long chạy lên Cao Bằng. Nơi đây hiện có 16 hộ gia đình người Tày sinh sống; điểm đáng chú ý là 14 ngôi nhà sàn bằng đá được xây dựng từ thế kỷ XVI, hiện vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.
Từ tỉnh lộ 206 rẽ vào Khuổi Ky, du khách có thể cảm nhận được nét cổ kính, trầm mặc của ngôi làng nhờ cây cầu mái lợp ngói âm dương vắt qua dòng suối Khuổi Ky hiền hòa. Con đường dẫn vào làng được lát đá hộc. Hàng rào ngăn cách những ngôi nhà được xếp đá một cách công phu, đã tồn tại hàng trăm năm. Trong một khu vực có diện tích khoảng 10.000m2, 16 nếp nhà ở Khuổi Ky được dựng quây quần bên nhau, tạo cơ sở cho sự gắn kết bền chặt giữa các gia đình. Phần diện tích còn lại chủ yếu là đất canh tác của người dân.
Tập quán dựng nhà bằng đá xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần đá của người Tày. Trong tâm thức của họ, thần đá mang sức mạnh tự nhiên có thể bảo vệ và mang lại cho họ cuộc sống yên bình. Để dựng được một ngôi nhà sàn bằng đá phải mất khoảng 2 – 3 năm. Diện tích nhà lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số người trong gia đình. Mỗi ngôi nhà thường cao 5 – 7m, gồm 2 tầng. Tầng dưới là các cột gỗ được dựng chắc chắn trên nền đá. Cũng có nhà xây tường đá kín cả hai tầng, xung quanh trổ nhiều ô cửa rộng. Mái lợp ngói âm dương. Với kiểu kiến trúc này, những ngôi nhà sàn của người Tày luôn mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Đá là loại vật liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày ở Khuổi Ky. Đá có mặt ở mọi nơi, không chỉ để xây nhà mà còn được tạo thành vật dụng hằng ngày như cối xay, bếp lò hay làm hàng rào, đập nước… Bởi thế, ngôi làng đá Khuổi Ky ẩn chứa trong mình kho tàng tri thức bản địa độc đáo, tạo nên nét đặc trưng riêng có, đó là sự dung dị, hoài cổ như thể thời gian đã ngưng đọng sau bao thăng trầm của lịch sử…
Bảo tồn là “chìa khóa” phát triển du lịch
Video đang HOT
Mặc dù chỉ có hơn chục hộ sinh sống nhưng Khuổi Ky hiện là làng du lịch cộng đồng kiểu mẫu của Cao Bằng. Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khuổi Ky là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người. Từ năm 2016, nhờ được chính quyền quan tâm đầu tư, người dân lại chịu khó học hỏi về cách làm du lịch cộng đồng, đến nay Khuổi Ky đã có 14 hộ gia đình tham gia mô hình này. Từ đây, họ có thêm nguồn sinh kế ổn định, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện rõ rệt.
Bà Triệu Thị Cập, 80 tuổi, một người dân làng Khuổi Ky chia sẻ: “Từ khi có nhiều khách du lịch đến đây, chúng tôi được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ. Bây giờ, gia đình nào cũng tham gia làm du lịch, không đón khách lưu trú thì cung cấp dịch vụ phụ trợ như chở khách, cung cấp nông sản sạch cho các hộ làm homestay. Trẻ con được đi học đầy đủ. Người lớn được tiếp xúc với công nghệ và thế giới văn minh. Tôi vui vì thấy cuộc sống dân làng đã được cải thiện”.
Chia sẻ về trải nghiệm thú vị trong hành trình thăm Trùng Khánh, du khách Nguyễn Văn Vượng (phường 10, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) nói: “Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến vùng núi phía Bắc, lại là vùng biên giới của Tổ quốc. Rất xúc động. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những con người hồn hậu, chất phác đã để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt. Tôi sẽ không bao giờ quên được sự đón tiếp nồng hậu của người dân, những nếp nhà sàn bằng đá độc đáo và trải nghiệm đạp xe khám phá con đường vành đai biên giới, thăm thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao…”.
Nhìn nhận về thành quả bước đầu đạt được trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, Bí thư xã Đàm Thủy Lương Văn La chia sẻ, “chìa khóa” tạo nên sức hấp dẫn của Làng du lịch cộng đồng Khuổi Ky nằm ở việc người dân và chính quyền địa phương đồng lòng gìn giữ không gian làng cổ, hạn chế xây sửa theo lối kiến trúc hiện đại, luôn chú trọng gìn giữ nét văn hóa bản địa đặc trưng. “Chúng tôi thường xuyên vận động, tuyên truyền để bà con hiểu được giá trị của những nếp nhà sàn đá cổ hay nét đẹp của trang phục truyền thống và những điều bình dị trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Từ đó, bà con sẽ tự nguyện tham gia gìn giữ và giới thiệu nét đẹp văn hóa đó với du khách. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho ngôi làng đá cổ 400 năm tuổi ở miền biên viễn này” – ông La nói.
Thời gian ngừng lại ở Nhà thờ Tin Lành trăm tuổi khu Chợ Lớn
Khu Chợ Lớn, trên một con đường sầm uất với nhịp sống đô thị vội vã, ít ai ngờ có tồn tại một địa điểm tuổi đời đã ngót trăm năm, nơi mà thời gian dường như dừng lại.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa vô cùng phong phú. Đa phần khi nhắc đến niềm tin của người Hoa, mọi người thường nghĩ đến các loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống hoặc Phật giáo.
Thế nhưng nằm nép bên con đường Nguyễn Trãi (Quận 5) sầm uất, lại tồn tại một cơ sở tôn giáo tưởng chừng sẽ không hiện hữu trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, đến nay ngót đã hơn 100 tuổi: Hội thánh Tin Lành Việt Nam - Chi hội Nguyễn Trãi, một địa điểm sinh hoạt của tín đồ người Hoa theo đạo Tin Lành.
Bên ngoài Hội thánh Tin Lành Nguyễn Trãi về đêm. Ảnh: Việt Nam Hoa nhân Cơ Đốc Giáo hội Quang Trung Đường.
Hội thánh Nguyễn Trãi hay còn có tên tiếng Hoa là "Việt Nam Hoa nhân Cơ Đốc Giáo hội Quang Trung Đường", đây là cơ sở sinh hoạt tôn giáo rất đặc trưng của bà con người Hoa theo đạo Tin Lành, tọa lạc tại 462-464 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5.
Hội thánh lặng lẽ nép mình bên khu đô thị huyên náo ngày càng phát triển, nhưng nét cổ kính của ngôi thánh đường vẫn được giữ vẹn nguyên sau bao thăng trầm của thời đại.
Ca đoàn ban Lão niên của Hội thánh. Ảnh: Việt Nam Hoa nhân Cơ Đốc Giáo hội Quang Trung Đường.
Chợ Lớn là khu vực phát triển đạo Tin Lành đầu tiên của thành phố kể từ năm 1911, trong dòng lịch sử ấy người Hoa là một trong những cộng đồng đầu tiên chấp nhận tin đạo.
Mục sư Chu Tỉnh Hồn là vị mục sư người Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam để truyền đạo cho người Hoa khu vực Chợ Lớn, trước tiên ông thành lập một nhà thờ Tin Lành trên đường Tản Đà. Ông cùng với mục sư John Drange Olsen và hơn 40 tín đồ gốc Hoa đã tập hợp lại, tuyên bố thành lập nhà thờ Tin Lành đầu tiên của người Hoa tại vùng đất Chợ Lớn.
Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội thánh được chụp vào năm 1960. Ảnh: Việt Nam Hoa nhân Cơ Đốc Giáo hội Quang Trung Đường.
Cũng giống như nhiều nhà thờ Tin Lành khác của người Việt, ngôi thánh đường này của người Hoa được xây dựng theo lối kiến trúc xưa của các nhà thờ Tin Lành theo phái Phúc Âm Hóa (Evangelism), với phần giữa là phòng lễ chính với dòng chữ Hán cách điệu được đọc từ phải sang: "Hoa kiều Cơ Đốc Giáo hội Lễ bái đường".
Hai bên là hai tháp chuông hình hộp chữ nhật đối xứng với lễ đường, nhìn từ bên ngoài vào nhà thờ có hình dạng một chữ A lớn biểu trưng cho ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái, mang ý nghĩa "sự trước tiên" hay "Thượng Đế là Đấng khởi đầu", trên đỉnh nhà thờ là hình ảnh cây thập giá trơn được xem là biểu tượng đặc trưng của Ki-tô giáo.
Giảng đường chính của nhà thờ.
Bên trong lễ đường chính được bài trí khá đơn giản, gồm các băng ghế dài được chia thành 3 dãy để tín đồ ngồi và tòa giảng chính phía trên với một cây thập tự giá lớn. Tòa giảng có một bục giảng dành cho Mục sư đứng giảng thuyết và 6 chiếc ghế gỗ khi xưa dùng để các Mục sư ngồi.
Vì niềm tin của đạo Tin Lành nên bên trong nhà thờ thường chỉ bố trí bàn ghế và hệ thống nhạc cụ như một không gian sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng, chứ không có tranh ảnh hay tượng chạm như kiến trúc nhà thờ Công giáo.
Phía sau lễ đường chính là khu vực lễ đường phụ rất rộng rãi thường được dùng làm nơi sinh hoạt cho các ban ngành được phân chia theo độ tuổi, đặc biệt là nơi tập luyện của các ca đoàn cho mỗi buổi nhóm họp chung vào sáng Chủ nhật.
Phía sau nhà thờ là một khu nhà với kết cấu hình chữ L 4 tầng được xây dựng theo lối những tòa chung cư cũ của Hồng Kông, khu nhà này là nơi diễn ra các hoạt động của cộng đồng người Hoa theo đạo như các lớp học giáo lý, văn phòng ban đại diện, phòng họp,...
Bức thư pháp ngả màu theo thời gian.
Điều đặc biệt thu hút người đến thăm quan địa điểm này có lẽ là một căn phòng nhỏ nằm tầng 3 của dãy nhà, với các tủ kính để sách được xếp đầy ắp tương tự như một thư viện cùng những bộ bàn ghế cổ khiến ta như quay trở lại những lớp học tiểu học thời xưa.
Bên cạnh những quyển sách mang đầy dấu ấn của thời đại được mang từ Hồng Kông hay Trung Quốc sang, còn có những bức thư pháp bằng chữ Hán đã ngả màu, tạo cho khách tham quan cảm giác như đang thật sự quay về những ngôi trường học xưa ở Hồng Kông thập niên 70.
Tủ sách nhuốm màu xưa cũ bên trong lớp học.
Tầng lầu của khu nhà phía sau nhà thờ.
Bên cạnh đó, Hội thánh Nguyễn Trãi còn là một điểm đến lý tưởng cho những ai có niềm đam mê với tiếng Hoa, nhà thờ sẽ tổ chức các lớp học chữ Hán, luyện thi chứng chỉ HSK dành cho tất cả mọi người bên trong và bên ngoài Hội thánh, các lớp học này được mở vào thứ 2, 4, 6 các ngày trong tuần từ 19:15 đến 20:45 với mức học phí vô cùng "hạt dẻ".
Một buổi sinh hoạt của Hội thánh tại khu vực lễ đường phụ. Ảnh: Việt Nam Hoa nhân Cơ Đốc Giáo hội Quang Trung Đường.
Kỳ thực Hội thánh Nguyễn Trãi không quá độc đáo, vì tính giản đơn và vắng bóng những kiểu kiến trúc đồ sộ, cầu kỳ như các nhà thờ khác trong thành phố. Tuy nhiên, điều đặc biệt tại đây là ta có thể nhận thấy thời gian bên trong khuôn viên nhà thờ dường như đã dừng lại. Cảm giác hoài cổ với lớp bụi thời gian phủ bao lên mọi thứ dù là nhỏ nhất, chính là điểm thu hút đặc trưng của địa điểm này.
Giải mã sức hấp dẫn mùa thu Hàn Quốc Đến Hàn Quốc mùa thu, du khách như lạc vào một miền đất thần tiên chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Mùa thu "Xứ sở Kim Chi" luôn mang trong mình sức hấp dẫn lạ kỳ với du khách. Hãy cùng Vietravel và Tổng Cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) khám phá sức hấp dẫn của mùa cây...