Khước từ Mỹ, bà Merkel muốn trở thành một ‘Bismarck’ mới?
Thủ tướng Đức A.Merkel mới đây đã thẳng thắn khước từ lời đề nghị tăng cường số lượng quân Đức tham gia vào liên minh chống khủng bố IS do Mỹ đứng đầu. Đây được coi là động thái nhằm lấy lại lòng tin của cử tri Đức khi bầu cử 2017 đang đến gần.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Mới đây, Thủ tướng Đức A.Merkel đã thẳng thắn từ chối đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đối với Đức trong việc cử thêm lực lượng đến tham gia liên minh chống IS.
Phát biểu trên ZDF, bà Merkel khẳng định: “Tôi tin rằng Đức đã hoàn thành phần việc của mình và chúng tôi không cần đối thoại thêm về những vấn đề mới liên quan đến câu hỏi này tại thời điểm hiện tại nữa”
Trước đó, ngày 4/12, Đức đã đồng ý gửi 1.200 quân nhân quốc phòng tới Syria để hỗ trợ hậu cần đồng thời cam kết cung cấp thêm 6 máy bay trinh sát Tornado và một tàu khu trục tới bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
Video đang HOT
Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gửi thư tới người đồng nhiệm Đức Ursula von der Leyen để đề nghị Đức cử thêm lực lượng tới tham gia liên minh chống IS.
Đánh giá về quyết định khước từ đề nghị từ Mỹ của bà Merkel, Viện sỹ Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Aleksandr Galkin cho rằng động thái của bà Merkel được thực hiện nhằm củng cố lại uy tín đang có phần lung lay của mình. Với quyết định này, bà Merkel muốn chứng minh cho cử tri Đức thấy rằng bà không phải là “con rối” trong tay người Mỹ
Đây không phải là động thái đầu tiên của bà Merkel nhằm lấy lại hình ảnh và uy tín trong mắt cử tri Đức sau khi chính sách “cửa mở” đối với người nhập cư của bà Merkel vấp phải những chỉ trích nặng nề.
Đã có nhiều ý kiến, thậm chí từ chính những cộng sự của bà Merkel trong liên minh cầm quyền Đức, lên tiếng đòi bà Merkel phải từ chức Thủ tướng trước thời hạn.
Theo Galkin, nếu như bà Merkel từ chức cách đây 1 năm, khi uy tín vẫn ở mức cao thì bà Merkel có thể sẽ đi vào lịch sử nước Đức với tư cách không chỉ là nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử mà còn với tư cách là thủ tướng “lỗi lạc” và có thể được so sánh với cả cựu thủ tướng đầu tiên của đế chế Đức Otto von Bismarck (Otto Eduard Leopold von Bismarck (1815-1898) là người đã thống nhất các tiểu bang Đức nhỏ lẻ thành một đế quốc Đức hùng mạnh, và trở thành thủ tướng đầu tiên của đế chế này).
Tuy nhiên, bà Merkel hiện vẫn đang từng bước thực hiện các nỗ lực để lấy lại uy tín trước đây của mình. Việc quyết định đưa Đức tham gia vào các sự kiện ở Trung Đông là một trong các bước đi này của bà Merkel.
Tuy nhiên, theo Galkin, việc bà Merkel có thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ mà không phải gánh chịu điều gì hay không phụ thuộc vào chính những nỗ lực và bước đi của bản thân.
“Vấn đề là ở chỗ bà Merkel cần chứng minh được mình không phải là vệ tinh của Mỹ mà là chính trị gia độc lập”- Galkin nhận định. Chỉ khi lấy lại được sự ủng hộ của đông đảo cử tri như trước kia, bà Merkel mới có thể đi vào lịch sử nước Đức như một “Bismarck” mới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).
Đào Cảnh (Lược dịch)
Theo Infonet
Đức từ chối Mỹ, không hỗ trợ thêm cho chiến dịch chống IS
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa lên tiếng từ chối lời đề nghị hỗ trợ thêm cho liên quân chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) của Mỹ do cho rằng, Berlin đã cam kết đóng góp đúng trách nhiệm của mình.
"Tôi tin rằng, Đức đang hoàn thành phần việc của mình và chúng tôi không cần phải bàn bạc về các nhiệm vụ chống khủng bố mới vào thời điểm hiện tại", Thủ tướng Angela Merkel nói với tờ ZDF.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Mỹ
Đây là lời phản ứng chính thức của giới chức cầm quyền Đức với bức thư được gửi vào tuần trước của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, trong đó thúc giục Berlin đóng góp nhiều hơn trong hoạt động chống khủng bố.
Bộ Quốc phòng Đức ngay sau đó đã xác nhận thông tin này, tuy nhiên, không đưa ra bất tuyên bố liên quan nào khác. Mỹ được cho là đã gửi những bức thư có nội dung tương tự cho tất cả thành viên của liên quân chống IS.
Sau khi được quốc hội thông qua kế hoạch chống khủng bố vào hôm 4-12, Đức đã gửi ngay 6 máy bay Tornado và tàu hộ tống Sachsen đến hỗ trợ tàu sân bay Charles de Gaulle đang đóng tại Địa Trung Hải. Ngoài ra, Berlin cũng điều động 1.200 lính đến Syria cùng bổ sung thêm 50 cố vấn quân sự ở miền bắc Iraq, nhằm hỗ trợ việc huấn luyện quân đội nước này.
Tuy nhiên, Đức sẽ không tham gia không kích mà chỉ cho hỗ trợ các nước đồng minh trong hoạt động tình báo hoặc hậu cần dưới mặt đất. Theo dự kiến, toàn bộ chiến dịch vừa được thông qua của Đức có chi phí 141,7 triệu USD.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp bất ngờ tuyên bố hợp tác với bộ binh Syria diệt IS Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố quân đội trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tham gia vào bất cứ chiến dịch trên bộ nào của Pháp để chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Quân đội trung thành với Tổng thống Assad. Theo ông Laurent Fabius, cuộc chiến chống IS...