Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động tài chính vi mô
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô (TCVM) của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo số liệu thống kê, hiện có 30 chương trình, dự án TCVM của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong, ngoài nước đang hoạt động tại 23 tỉnh, thành phố. Các chương trình, dự án TCVM đều thực hiện hoạt động TCVM với tên gọi là “Quỹ …”, “Hội …”, hoặc “Chương trình …”.
Hoạt động TCVM của các chương trình, dự án chủ yếu là cho vay với các khoản vay nhỏ, dưới 30 triệu đồng, được chia thành các gói sản phẩm từ thấp đến cao tính theo giá trị khoản vay, phù hợp với khả năng sản xuất, kinh doanh và khả năng tài chính của từng nhóm khách hàng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng. Thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn đến 3 năm, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Vốn hoạt động chủ yếu là vốn chủ sở hữu của chương trình, dự án.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Chương trình, dự án TCVM đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của TCVM trong việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình nghèo, có thu nhập thấp để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là cá nhân, hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt, không có khả năng tiếp cận vốn vay của các NHTM, cá nhân, hộ gia đình ở các vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, do năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro chưa tương xứng với quy mô hoạt động ngày càng tăng, nhiều chương trình, dự án có quy mô lớn không đủ điều kiện để được cấp phép chuyển đổi thành tổ chức TCVM.
Bên cạnh đó, hệ thống khung pháp lý đối với hoạt động TCVM hiện nay chưa có sự đồng bộ để điều chỉnh hoạt động và quản lý, giám sát hoạt động của loại hình tổ chức hoạt động TCVM. Chưa có đơn vị đầu mối trong việc thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các chương trình, dự án TCVM.
Video đang HOT
Thực tế đòi hỏi cần có khung pháp lý chung điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các chương trình, dự án TCVM. Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hoạt động của các chương trình, dự án TCVM.
Thành lập, đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô
Theo dự thảo, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thực hiện hoạt động TCVM phải thành lập chương trình, dự án. Các tổ chức nói trên chỉ được thực hiện hoạt động TCVM sau khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép.
Theo dự thảo, việc thành lập chương trình, dự án của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước để hoạt động TCVM thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội và các quy định của pháp luật liên quan. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các quy định của pháp luật liên quan.
Dự thảo nêu rõ, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được thành lập chương trình, dự án TCVM hoặc kể từ ngày sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đăng ký hoạt động TCVM, việc bổ sung, sửa đổi nội dung hoạt động TCVM theo quy định với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có chương trình, dự án TCVM.
Trong thời hạn 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, chương trình, dự án TCVM phải thông báo công khai tại trụ sở của chương trình, dự án TCVM và thông báo trên đài phát thanh của địa phương về nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động, đối tượng phục vụ của chương tình, dự án TCVM.
Trước ngày khai trương hoạt động, chương trình, dự án TCVM phải có trụ sở làm việc, phương tiện, trang thiết bị cần thiết, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho hoạt động của chương trình, dự án TCVM.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý dự thảo trên website của cơ quan này.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Kiến nghị Quốc hội cho lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Thống nhất với đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Các vấn đề xã hội đề nghị cho phép người lao động nếu có nguyện vọng thì được nhận lại số tiền đã tham gia bảo hiểm xã hội.
Tại phiên họp sáng 21/5, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã đề nghị Quốc hội điều chỉnh Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo hướng: trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội, hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng như quy định hiện nay. Nội dung này cũng sẽ được điều chỉnh tương đồng đối với cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh:Giang Huy.
Cùng với việc sửa đổi như trên, Bộ trưởng Lao động cho hay, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, giải thích để người lao động hiểu rõ lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo đảm cuộc sống khi về già để cân nhắc thận trọng hơn khi đưa ra quyết định lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai khẳng định, quá trình thẩm tra, lấy ý kiến tiếp thu, chỉnh lý và thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về cơ bản, đa số ý kiến phát biểu tại tổ, hội trường, các đoàn đại biểu Quốc hội và tham vấn ý kiến đều tán thành với chính sách bảo hiểm xã hội một lần trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 do Chính phủ trình.
Tuy nhiên, trên cơ sở nguyện vọng của một bộ phận người lao động chỉ làm việc ở khu vực chính thức trong một thời gian ngắn, việc làm của người lao động chưa thật sự bền vững, đa số thành viên Ủy ban tán thành với đề xuất của Chính phủ. "Trước mắt cho phép người lao động nếu có nguyện vọng thì được nhận lại số tiền đã tham gia bảo hiểm xã hội", bà Mai nói.
Bên cạnh đó, Ủy ban Các vấn đề xã hội đề nghị, cần xây dựng lộ trình nâng dần điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức và sự phát triển của thị trường lao động, giảm dần số người không có lương hưu khi về già. Năm 2014, ngân sách phải chi hơn 3.000 tỷ đồng cho khoảng 1,5 triệu người 80 tuổi trở lên không có lương hưu.
Trước đó từ ngày 26/3, công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam 100% vốn nước ngoài (Đài Loan), có trụ sở tại quận Bình Tân, TP HCM và một số doanh nghiệp ở Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, đã ngừng việc do không đồng tình với quy định tại Điều 60 về Bảo hiểm xã hội một lần theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Đối thoại với các cơ quan có trách nhiệm, người lao động kiến nghị Quốc hội, Chính phủ nên quy định theo hướng giải quyết linh hoạt, người lao động được quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu khi về già.
Theo báo cáo của Chính phủ, chính sách bảo hiểm xã hội một lần trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006 khiến hàng năm số người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần gấp 4,4 lần số người hưởng lương hưu hàng tháng, chiếm tỷ lệ 80% tổng số người được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Đa số là người lao động có thời gian tham gia đóng bảo hiểm từ 1 năm đến 3 năm (chiếm 72%), tập trung vào khu vực doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, ở các ngành nghề như dệt may, da giày và khu công nghiệp tập trung.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh đề án thay thế cây xanh Căn cứ vào kiến nghị của Thanh tra thành phố công bố hôm nay 19.5, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng báo cáo đề xuất UBND TP xem xét, điều chỉnh đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn 2014 -...