Khủng long tuyệt chủng buộc cá mập phải tiến hóa nhỏ lại?
Từ nghiên cứu về răng cá mập hóa thạch, các nhà khoa học khám phá ra loài cá mập hiện đại bắt đầu được tiến hóa từ khi loài khủng long chết đi.
Khủng long, dực long (bò sát biết bay) và các loài chim, không chỉ là những loài duy nhất bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của tiểu hành tinh vào 66 triệu năm trước. Các nhà khoa học vừa khám phá được rằng, sự tuyệt chủng của các loài trên cạn cũng kéo theo sự chết hàng loạt của những con cá mập thời đó.
Những con cá mập thời kỳ Kỷ Phấn Trắng chính là kẻ thống trị của đại dương, chúng săn mồi những loài sinh vật biển khác và không có loài vật nào to lớn hơn có thể đe dọa được chúng. Khi những loài cá mập thời kỳ này chết đi, cũng là sự bắt đầu của loại cá mập hiện đại mà ta thấy ngày nay.
Ảnh: David Ward, The Natural History Museum.
Một hàm răng hóa thạch của loài cá mập Squalicorax, một con cá mập dài đến 5 mét đã tuyệt chủng vào Kỷ Phấn Trắng.
Cá mập thời Kỷ Phấn Trắng có một loài phổ biến được gọi là anacoracid, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là những động vật thân mềm và bò sát biển. Khi những loài vật này bị chết do sự kiện đại tuyệt chủng, nguồn thức ăn của cá mập anacoracid vì thế mà cũng bị mất đi, dẫn đến cái chết của chúng.
“Những thay đổi trong chuỗi thức ăn dù rất nhỏ những cũng đã thay đổi hoàn toàn quá trình tiến hóa theo tự nhiên của các loài. Từ sự kiện đại tuyệt chủng, cá mập Kỷ Phấn Trắng đã tiến hóa thành loài cá mập mắt trắng hay carcharhiniforms, là bộ cá mập có nhiều loàinhất ngày nay,” nhà cổ sinh vật học Nicolás Campione, công tác tại Đại học New England ở Úc, đồng tác giảnghiên cứu, cho biết.
“Chúng tôi đặt giả thuyết, rằng sau khi bị tuyệt chủng, cá mập carcharhiniforms sinh trưởng nhanh chóng do bản tính chịu được môi trường khắc nghiệt và nguồn thức ăn đa dạng. Không lâu sau đó, bộ cá mập này nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới rồi tiến hóa và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay,” ông cho biết thêm.
Cá mập không có bộ xương hoàn chỉnh mà phần lớn được tạo thành từ sụn, do đó hóa thạch của chúng khó có thể tồn tại lâu. Thay vào đó, nhóm các nhà khoa học đã tiến hành phân tích răng của cá mập từ các khu khai quật hóa thạch từ trước và sau sự kiện đại tuyệt chủng để xem xét sự thay đổi trong cấu trúc răng của cá mập.
Ảnh: Julius Csotonyi.
Các loài cá mập thời tiền sử đã ăn các loài bò sát biển trước khi chúng bị tuyệt chủng vào 66 triệu năm trước. Trong tranh minh họa này, loài bò sát biển Mosasaurus dài 17 mét nằm ở đáy tranh cũng đã chết không lâu sau sự kiện đại tuyệt chủng.
Video đang HOT
Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là xem hình dạng của răng cá mập để xác định được thức ăn của chúng. Nếu răng có hình tam giác rộng nghĩa là con cá mập thường xuyên ăn mồi lớn, vì răng sắc nhọn giúp cắt xẻ thịt dễ dàng hơn. Trong khi đó, những chiếc răng dài cho thấy chúng thường ăn cá loài cá nhỏ, vì răng dài giúp giữ cố định con mồi.
“Nghiên cứu này không chỉ cho thấy quá trình tiến hóa của cá mập đã bị tác động bởi sự kiện đại tuyệt chủng, mà chính chúng cũng là một nạn nhân trong đó,” William E. Bemis, giám đốc bộ phận Da liễu học của Bảo tàng Động vật tại Ithaca, New York, cho biết.
“Cá mập cho chúng ta biết được nhiều điều về cuộc sống thời kỳ đó, về những thay đổi có hệ thống trong quần thể sinh vật biển và các nhóm loài bò sát đã tuyệt chủng, để rồi cuối cùng chúng được thay thế bởi những động vật biển có vú và cá có xương sinh trưởng mạnh mẽ,” ông nói.
Hiện nay, có hai bộ cá mập ăn thịt chiếm phần lớn. Một là Carcharhiniforms hay cá mập mắt trắng, chúng gồm các loài cá mập xanh, cá mập mèo, cá mập đầu búa hay cá mập cát và gần 250 loài khác. Hai là Lamniformes hay cá nhám thu, chúng gồm các loài cá mập trắng, cá nhám đuôi dài, loài này ngày nay chỉ còn khoảng 15 loài và phần lớn đã bị tuyệt chủng.
Cá mập ngày nay là hậu duệ của các loài cá mập đã sống sót sau sự kiện đại tuyệt chủng. Ảnh: David Doubilet, National Geographic Creative.
Nhưng vào Kỷ Phấn Trắng, số lượng loài của hai bộ cá mập này là ngược lại so với ngày nay. Lúc bấy giờ, cá nhám thu là một bộ cá mập đặc biệt với màu trắng đặc trưng và kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các loài cá mập mắt trắng. Một con cá mập thu trưởng thành có thể dài đến 5 mét và xứng đáng với danh hiệu sát thủ đại dương.
Thức ăn chủ yếu của các loài cá mập này là Plioplatecarpus và Prognathodon, chúng là các loài bò sát biển với kích thước đủ nhỏ để cá mập săn lùng và ăn thịt. Khi sự kiện đại tuyệt chủng diễn ra, chỉ còn loài bò sát biển là Mosasaurus sinh sống đến hết Kỷ Phấn Trắng, loài này có chiều dài lên đến 17 mét nên không thể trở thành nguồn thức ăn cho cá mập được.
Ảnh: Mohamad Bazzi.
Vì cơ thể được cấu tạo chủ yếu từ sụn, nên các nhà khoa học dùng răng hóa thạch của cá mập để nghiên cứu vì chúng là phần duy nhất còn sót lại sau hàng triệu năm.
Mặc dù cá mập lúc bấy giờ có thể ăn những con vật nhỏ hơn như cá, mực… nhưng vì phải ăn một lượng rất lớn mới nạp đủ năng lượng trong khi nguồn thức ăn này lại khó tìm kiếm, nên những con cá nhám thu nhanh chóng tuyệt chủng.
Theo các nghiên cứu, có đến 34% các loài cá mập sống vào thời điểm đó đã chết vào thời gian hậu tuyệt chủng. Những con cá mập còn sống nhanh chóng tiến hóa để thích ứng với môi trường và trở thành tổ tiên của những loài cá mập hiện đại ngày nay.
Quang Niên
Theo Khám phá
Kinh dị cá sấu quái vật chuyên ăn thịt khủng long 210 triệu năm tuổi
Một sinh vật họ cá sấu trông như quái vật, to lớn hơn hầu hết các loài khủng long đã được khai quật tại miền Nam Châu Phi.
Những chiếc răng, hàm, chân và bộ da 'áo giáp' hóa thạch đã giúp các nhà cổ sinh vật học có bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của một quái vật kinh dị thời tiền sử: một con cá sấu thuộc một giống cổ đại đã tuyệt chủng và có kích thước siêu khủng.
Sinh vật này đã tồn tại trên trái đất 210 triệu năm trước, tức thời cuối kỷ Tam Điệp, cùng lúc với những con khủng long đầu tiên.
Một phần hài cốt của cá sấu quái vật Rauisuchians - ảnh: Đại học Witswatersrand
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Witswatersrand ở Johannesburg (Nam Phi), nó là một loài cá sấu cổ đại, dài ít nhất 10 mét, có một hộp sọ khổng lồ, cái miệng nham nhở răng cong rất kinh dị.
Điều này có nghĩa con cá sấu này to lớn hơn hầu hết các loài khủng long.
Tam giác long Triceratops kỷ Phấn Trắng, nổi tiếng khổng lồ, cũng chỉ dài 7,9-9 m.
Còn nếu so sánh với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, loài bạo long ăn thịt to nhất trong lịch sử với mẫu vật vĩ đại nhất dài 12,3 m; độ dài của con cá sấu cũng chỉ thua một chút.
Nó được đặt tên là Rauisuchians. Thức ăn chính của cá sấu quái vật này là những con khủng long ăn cỏ kích thước nhỏ.
Trong suốt kỷ Tam Điệp, nó đã lan rộng khắp các miền đất trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực.
Răng của cá sấu quái vật - ảnh: Đại học Witswatersrand
Tuy nhiên con Rauisuchians vừa khai quật lại được xác định là một trong những cá thể thuộc thời kỳ cuối của loài vật này.
Cá sấu quái vật Rauisuchians được xác định là tuyệt chủng ngay điểm giao thoa giữa kỷ Tam Điệp và kỷ Jura (200 triệu năm về trước).
Thoát khỏi thiên địch, các loài khủng long ăn cỏ bước vào giai đoạn sinh sôi nảy nở dồi dào trên khắp thế giới.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of African Earth Sciences.
Trong khi đó, một số anh em họ khác của cá sấu cổ đại tiếp tục tiến hóa và tồn tại.
Vào năm 2014, Đại học Bristol (Anh) đã nghiên cứu hóa thạch hơn 100 con cá sấu cổ đại thuộc nhiều giống khác nhau trong khoảng 250-170 triệu năm về trước và phát hiện ra sự thay đổi ngoạn mục về hình dạng và chức năng cơ sinh học của hàm dưới, giúp nó thích nghi với nhiều loại thức ăn và tồn tại qua các thời kỳ với môi trường khác biệt.
Sự biến đổi đạt đỉnh trong kỷ Phấn Trắng (bắt đầu sau kỷ Jura, vào khoảng 145 triệu năm trước).
Sau sự kiện tuyệt chủng thảm khốc do tiểu hành tinh đâm vào trái đất 66 triệu năm trước, loài khủng long bị xóa sổ nhưng cá sấu thì không, chúng có cơ hội xâm chiếm biển cả, đầm lầy và trở thành loài bò sát thuộc hàng đáng sợ nhất thế giới cho đến nay.
A. Thư
Theo Daily Mail
Cá thể tê giác Sumatra cuối cùng của Malaysia qua đời vì ung thư Iman, cá thể tê giác Sumatra cuối cùng của Malaysia vừa qua đời, đánh dấu sự tuyệt chủng của loài tê giác vô cùng quý hiếm này trên lãnh thổ Malaysia. Cá thể tê giác Sumatra cuối cùng của Malaysia chết hôm 24/11. Tê giác cái Iman, 25 tuổi, chết hôm 24/11 tại đảo Borneo, Malaysia, thông tin được Giám đốc Cơ quan...