Khủng long không phải là những sinh vật máu lạnh
Các nhà nghiên cứu cho rằng khủng long có thể không phải là những sinh vật máu lạnh mà chúng ta từng suy đoán trước đây.
Nghiên cứu mới cho thấy, những người khổng lồ thời tiền sử có thể có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình không giống như các loài chim ngày nay. Chúng có thể thay đổi những gì chúng ta biết về sự tiến hóa của chim.
Để đi đến kết quả này, các nhà khoa học tại Đại học Yale đã sử dụng một kỹ thuật mới để phân tích thành phần hóa học của vỏ trứng khủng long, đặc biệt là các nguyên tử carbon và ôxy trong vỏ trứng hóa thạch.
Khi biết thứ tự của các nguyên tử này, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể tính được nhiệt độ bên trong của khủng long mẹ tại thời điểm đẻ trứng.
Các vỏ trứng hóa thạch từ 69 đến 75 triệu năm tuổi đã được thử nghiệm, mỗi nhóm đại diện cho ba nhóm khủng long chính là Ornithischia, Saurepadomorpha và Theropoda. Một số trong đó có liên quan chặt chẽ với các loài chim.
Trứng từ các loài Troodon, một loài khủng long hai chân ăn thịt, được tính toán ở 38C, 27C và 28C. Trong khi loài khủng long mỏ vịt Maiasaura ở mức 44 độ C. Cả hai loài đều đến từ Canada. Một loài thứ ba từ Romani, Megaloolithus, được tính toán ở 36 độ C.
Video đang HOT
Mẫu vật của Troodon ấm hơn 10 độ C so với môi trường sống của chúng. Maiasaura không được bảo quản tốt như hai mẫu khác ấm hơn 15 độ C và mẫu Megaloolithus là 3 độ C và 6 độ C.
“Những gì chúng tôi tìm thấy chỉ ra rằng khả năng chuyển hóa nhiệt độ của chúng trên môi trường là một đặc điểm sớm, tiến hóa đối với khủng long”, tác giả nghiên cứu chính, Robin Dawson, người đã thực hiện nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu sinh tại Yale và hiện là cộng tác viên nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Massachusetts cho biết.
Dawson nói thêm rằng ba nhánh khủng long chính có đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể ấm áp, hoặc có thể kiểm soát trao đổi chất nhiệt của chúng.
Việc bảo quản các hóa thạch có thể làm sai lệch kết quả, vì vậy các nhà nghiên cứu trước tiên đã kiểm tra vỏ trứng bằng kính hiển vi điện tử quét để đảm bảo rằng vỏ trứng có hình dạng gần giống nhau.
Kết quả cho thấy kích thước cơ thể và tốc độ tăng trưởng của khủng long không nhất thiết chỉ ra nhiệt độ cơ thể, như đã được tin trước đây.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu vừa thêm vào việc tạo ra một cuộc thảo luận đang diễn ra về sự tiến hóa của các loài chim từ khủng long, đặc biệt là về việc sử dụng lông sinh học. Nghiên cứu trước đó vào năm 2014 cho thấy khủng long có thể ở đâu đó giữa những sinh vật máu lạnh và máu nóng.
Dawson cho rằng có thể rằng lông dày đặc chủ yếu liên quan đến vấn đề cách nhiệt, vì kích thước cơ thể giảm ở khủng long trị liên quan đến con đường tiến hóa đến các loài chim hiện đại.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Giải đáp bí ẩn dấu chân khủng long sau nửa thế kỷ
Bất cứ nhà khoa học nào cũng đều phấn chấn khi phát hiện ra các dấu chân khủng long, đặc biệt là phát hiện ở những nơi độc nhất vô nhị.
Một nơi độc đáo như thế chính là trên trần một cái hang ở Úc nhiều thập kỷ trước, và mãi đến nay bí ẩn những dấu chân này mới được giải đáp.
Những dấu chân thành hàng này được tìm thấy trên trần hang ở gần thành phố Mount Morgan. Đây là điểm nóng tìm được rất nhiều dấu chân hóa thạch của khủng long, nhưng khi phát hiện ra một số dấu chân như thể khủng long đi lộn ngược, đầu dưới đất, chân trên trần thì các nhà nghiên cứu lắc đầu chịu bí và tiếp tục nghiên cứu để tìm câu trả lời.
Mới đây, tiến sĩ Anthony Romilio của Trường đại học Queensland cho biết dấu chân xếp hàng trên trần hang không phải do khủng long đi lộn ngược tạo thành mà chúng đi trên lớp bùn trầm tích của một cái hồ và những vết hằn này bị ẩn trong cát. Do vận động địa chất mà vị trí của hồ đã biến thành trần hang.
Tuy nhiên nhìn những dấu chân hiện lên trên trần như vậy thực sự các nhà nghiên cứu rất khó đoán. Tiến sĩ Romilio giải thích rằng những lần tìm hiểu trước nhận định có thể đây là một hành động khó hiểu của loài khủng long 4 chân chuyên ăn thịt.
May mắn bất ngờ là nhà cổ sinh vật học nghiên cứu những dấu chân này suốt nửa thế kỷ qua lại có những đứa con ham tìm tòi, chúng đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu rất nhiều thông tin hữu ích, trong đó có nhiều bức ảnh chụp và dấu in các vết chân này.
Sau khi tìm hiểu kho báu dữ liệu này, các nhà nghiên cứu xác định rằng những dấu vết đó đã làm người ta nhầm lẫn. Sự thật không phải là một con khủng long đi bằng cả 4 chân mà rất có thể là 2 con, và cả 2 đều là khủng long ăn cỏ, chúng đi bằng 2 chân dọc theo bờ một hồ nước cổ xưa.
Như vậy, những con khủng long này đi hoàn toàn bình thường và chắc chắn không phải đi lộn ngược lên trần.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BRG
Đã khám phá ra bí mật lâu đời về loài khủng long Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá ra một bí mật lâu đời của khủng long liên quan đến vấn đề máu nóng hay máu lạnh của loài bò sát khổng lồ. Theo một nghiên cứu mới được trang Science Alert đăng tải, loài thằn lằn cổ đại này có thể duy trì nhiệt độ cơ thể cao hơn...