Khủng long đồ chơi và những món đồ kỳ lạ phi hành gia mang lên vũ trụ
Trong mỗi sứ mệnh khi ra ngoài Trái Đất, phi hành gia thường mang theo một số vật cá nhân có giá trị tinh thần cho chặng đường nhiều nguy hiểm.
May mắn là điều bất cứ ai khi ra đi ra khỏi nhà đều mong muốn có được. Để đạt được mục đích mang tính trừu tượng này, người ta thường đem theo những vật phẩm mang biểu tượng tinh thần. Đó có thể là món đồ chơi yêu thích của gia đình, vòng cầu may, bùa hộ mệnh … Tất cả hướng tới một chuyến đi suôn sẻ, gặt hái thành công, thuận buồm xuôi gió.
Và các phi hành gia khi thực hiện nhiệm vụ ngoài Trái Đất cũng vậy. Khi rời khỏi Trái Đất trên những chuyến tàu khám phá vũ trụ bao la, nơi không có tác động của trọng lực, nhiều phi hành gia cũng đem theo đồ vật cá nhân đặc biệt. Đó có thể mang ý nghĩa cầu may hoặc muốn lập kỷ lục nào đó ngoài không gian, hoặc muốn có kỷ niệm sau khi trở lại Trái Đất.
Hai phi hành gia Doug Hurley và Robert Behnken bên trong con tàu Falcon 9 cùng chú khủng long đồ chơi
Gần đây, hai thành viên phi hành đoàn của tàu Falcon 9, SpaceX thực hiện hành trình lịch sử trong tàu vũ trụ đưa người Mỹ lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS từ đất Mỹ sau gần 1 thập kỷ, đã mang theo khủng long đồ chơi như hành khách thứ 3 đặc biệt.
Đó là chú khủng long đồ chơi yêu thích của con trai phi hành gia dành tặng cho những người bố khi làm nhiệm vụ. Món quà như một lời chúc may mắn đến phi hành gia Doug Hurley và Robert Behnken.
Video đang HOT
Trong quá khứ, khi thực hiện các nhiệm vụ của tàu Apollo lên Mặt Trăng, các phi hành gia cũng được mang theo một túi đồ cá nhân nhưng rất nhỏ, khá hạn chế.
Vào thời gian đó, rất nhiều người chọn mang theo bức ảnh gia đình như phi hành gia Charles Duke, trong nhiệm vụ Apollo 16 năm 1972. Ông khi đó có viết thông điệp sau bức ảnh và để lại bề mặt Mặt Trăng. Đến nay, nhiều năm trôi qua, không rõ bức ảnh liệu có còn nguyên vẹn sau tác động của bức xạ mặt trời.
Tấm ảnh gia đình của phi hành gia Charles Duke trên bề mặt mặt trăng
Trong nhiệm vụ Apollo 11, hạ cánh trên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Buzz Aldrin đã mang theo một cái chén nhỏ, rượu và bánh mì.
Trước khi phi hành gian Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng, Buzz Aldrin đã dành một khoảng ngắn giữ im lặng rồi cầu nguyện sau đó đổ rượu xuống. Đó chính là thứ chất lỏng đồ uống đầu tiên có mặt trên Mặt Trăng.
Trong nhiệm vụ Apollo 14 năm 1971, Alan Shepard đã thuyết phục Nasa để phi hành gia này mang golf và bóng lên vũ trụ. Đó là lần đầu tiên, con người thực hiện đánh golf ở môi trường không trọng lực.
Tác phẩm nghệ thuật mang tên ‘bảo tàng mặt trăng’ trong sứ mệnh Apollo 12
Đáng ngạc nhiên nhất có lẽ là một miếng gốm hình chữ nhật có kích thước 19 x 13 mm chứa các tác phẩm nghệ thuật của 6 nghệ sĩ nổi tiếng cuối những năm 1960 có tên ‘bảo tàng Mặt Trăng’.
Tác phẩm nghệ thuật gắn bên dưới chân con tàu và sau đó được để lại trên Mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 12.
Não sẽ phình to khi du hành dài ngày ngoài không gian?
Một nghiên cứu mới đã xác nhận rằng các nhiệm vụ kéo dài trong không gian có thể có tác động nghiêm trọng đến bộ não của các phi hành gia.
Phi hành gia của NASA thực hiện sứ mệnh trong không gian
Theo các tác giả của nghiên cứu mới, việc ở ngoài không gian trong thời gian dài có thể khiến não bộ bị phình to hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau này.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của không gian lên cơ thể con người. Mục tiêu của các nghiên cứu này là phát triển những cách mới để bảo vệ các phi hành gia khỏi các mối đe dọa vũ trụ trong khi thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ không gian.
Trong một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí khoa học Radiological Society of North America, một nhóm các nhà khoa học đã tiết lộ bộ não có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các điều kiện không gian.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện MRI não với 11 phi hành gia trước và sau khi lên vũ trụ.
Các hình ảnh MRI tiết lộ việc tiếp xúc với vi trọng lực trong thời gian dài có thể khiến não bị phình lên. Ngoài ra, dịch não tủy, phần bao bọc tủy sống và não, cũng có thể tăng thể tích. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những thay đổi trong thể tích của não có thể dẫn đến việc tuyến yên bị nén.
Phát hiện mới của họ trùng khớp với các báo cáo trước đây về các phi hành gia gặp áp lực gia tăng trong đầu và các vấn đề về khả năng nhìn sau khi trở về từ các sứ mệnh không gian dài hạn.
Để đảo ngược tác động của du hành vũ trụ lên não, các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp đối phó có thể giúp các phi hành gia.
Một trong những kỹ thuật họ đưa ra chính là đảo ngược tác động của trọng lực lên não, bằng cách đặt phi hành gia bên trong một thiết bị quay vòng, đảo ngược người trong một thời gian nhất định trong ngày. Trong điều kiện vi trọng lực, máu có xu hướng chảy lên trong cơ thể, khiến các mạch trong não sưng lên. Đảo ngược sẽ giúp máu di chuyển về phía chân, giảm áp lực lên não.
Hoàng Dung (lược dịch)
Kỳ lạ cách con người ăn uống ở ngoài vũ trụ Trong 60 năm qua, để khám phá vũ trụ, con người đã ăn uống rất đặc biệt trên trạm vũ trụ ISS. Du hành vũ trụ có thể là 1 cụm từ mà bạn cảm thấy rất xa lạ. Lý do chính khiến du hành vũ trụ trở nên xa xôi như vậy là do từ khi con người lần đầu tiên bước...