Khủng long bạo chúa săn mồi theo đàn như chó sói?
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng khủng long bạo chúa có thể từng săn mồi theo đàn, dựa trên một khu vực với hóa thạch của nhiều cá thể.
Khủng long bạo chúa có thể từng săn mồi theo bầy đàn ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ARTSTATION
Tờ The Guardian ngày 20.4 dẫn một nghiên cứu mới cho rằng khủng long bạo chúa ( Tyrannosaurus ) săn mồi theo đàn như chó sói chứ không phải đi săn đơn độc như nhiều giả thuyết trước đó.
Video đang HOT
Các nhà cổ sinh vật học đưa ra giả thuyết mới khi nghiên cứu một khu vực với dấu tích nhiều khủng long bạo chúa đã chết, được tìm thấy cách đây 7 năm tại phía nam bang Utah (Mỹ).
Phân tích địa hóa học đối với các xương và đá, nhóm chuyên gia tại Đại học Arkansas (Mỹ) kết luận rằng những con khủng long chết và bị chôn vùi cùng một nơi, chứ không phải do hóa thạch bị cuốn trôi từ nhiều nơi gom lại.
Giáo sư Kristi Curry Rogers tại Đại học Macalester (Mỹ) cho biết nghiên cứu là một “khởi đầu tốt”, nhưng cần thêm chứng cứ cho thấy khủng long bạo chúa từng sống bầy đàn.
“Cũng có khả năng những con khủng long này sống gần nhau mà không theo bầy, và chỉ tụ họp lại do nguồn thức ăn khan hiếm”, ông nhận định.
Khu vực tại Utah là một trong 3 nơi tại Bắc Mỹ từng phát hiện hóa thạch của nhiều con khủng long bạo chúa trên cùng một khu vực. Giả thuyết khủng long bạo chúa sống bầy đàn từng được đưa ra cách đây 20 năm khi hóa thạch của hơn 10 con được tìm thấy tại Alberta, Canada.
Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới ở Argentina
Một loài mới của nhánh khủng long Furileusauria (thằn lằn lưng cứng), có tên Llukalkan aliocranianus đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Argentina.
Llukalkan aliocranianus sống trong kỷ Phấn trắng muộn, khoảng 80 triệu năm trước.
Loài khủng long này thuộc họ Abelisauridae , một họ gồm những kẻ săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên siêu lục địa cổ đại Gondwana. Nó có chiều dài khoảng 5 mét, hàm răng rất sắc với sức cắn mạnh. Llukalkan aliocranianus sở hữu bộ móng vuốt khổng lồ và khứu giác vô cùng nhạy bén.
Loài này cũng có một hộp sọ ngắn kỳ lạ với những chiếc xương thô, vì vậy, đầu của nó có những chỗ phình ra và nổi lên như một số loài bò sát sống.
"Nhưng điểm đặc biệt nhất của Llukalkan aliocranianus là một xoang nhỏ chứa đầy không khí nằm trong vùng tai giữa. Điều này chưa từng được tìm thấy ở bất kỳ Abelisauridae nào khác cho đến nay, nó cho chúng ta thấy có thể Llukalkan aliocranianus sở hữu một khứu giác và thính giác nhạy bén hơn", tiến sĩ Ariel Mendez, nhà cổ sinh vật học tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật Patagonian cho biết.
Các di tích sọ hóa thạch của Llukalkan aliocranianus đã được phục hồi từ hệ tầng Bajo de la Carpa tại khu vực hóa thạch La Invernada, tây bắc Patagonia, Argentina. Theo nhóm nghiên cứu, chúng sống trong cùng một khu vực và khoảng thời gian với Viavenator exxoni, một Furileusauria khác từ Hệ tầng Bajo de la Carpa. Đây là một khám phá đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy sự đa dạng và phong phú của họ khủng long Abelisauridae.
Tiến sĩ Gianechini, nhà cổ sinh vật học tại National Đại học San Luis chia sẻ: "Khám phá này cũng mở ra ý tưởng rằng có nhiều hóa thạch Abelisauridae còn tồn tại ngoài kia mà chúng tôi chưa tìm thấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm kiếm các loài mới khác để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng".
Phát hiện về Llukalkan aliocranianus được công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology.
2,5 tỉ con khủng long bạo chúa từng tung hoành trên trái đất Nghiên cứu mới công bố cho thấy trái đất từng là nơi cư trú của 2,5 tỉ con khủng long bạo chúa Tyrannosaurus. Bộ xương của một con khủng long bạo chúa trưng bày tại Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ REUTERS Chuyên san Science ngày 16.4 dẫn nghiên cứu của Đại học California ở Berkeley (Mỹ) cho thấy...