‘Khủng khiếp’ và ‘hủy diệt’ là từ báo chí quốc tế nói nhiều
Khắp châu Á, châu Âu và cả Nam Mỹ, các trang báo bóng đá và thể thao đều đăng bài bình luận và đưa clip lẫn hình ảnh pha vào bóng của Ngô Hoàng Thịnh làm gãy chân Đỗ Hùng Dũng trong trận TP.HCM tiếp Hà Nội, vòng 5 V-League tối 23-3.
Từ mà báo chí quốc tế dùng nhiều nhất để nói về pha bóng rùng rợn này là “khủng khiếp” và “hủy diệt”.
Không lâu sau khi Hùng Dũng chấn thương, các báo quốc tế thi nhau đưa tin.
Video đang HOT
Trên tờ Ole của Argentina, tác giả bài báo bình luận: “Đây là cú “tắc” rùng rợn nhất mà suốt một thời gian dài của bóng đá thế giới, nay tôi mới thấy xuất hiện trở lại”.
Bản tin điện tử Sportbible của Anh viết: “Thật quá hãi hùng, giải “Premier” của Việt Nam (VN) đã chứng kiến một pha bóng khủng khiếp và rùng rợn làm gãy chân đối phương ở hiệp 1″. Bài báo còn viết tiếp: “HLV Park Hang-seo của đội tuyển VN đã đứng ngồi không yên và sau đó là ông rời khán đài để đến xe cứu thương quan sát chấn thương của đội trưởng đội tuyển VN. Điều lo lắng của chiến lược gia người Hàn Quốc này là đội tuyển VN chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 mà VN đang dẫn đầu bảng G…”.
Tờ Marca của Tây Ban Nha đề cập: “Một pha vào bóng hủy diệt đã xảy ra ở giải “De La Liga Vietnamita”. Cầu thủ Ngô Hoàng Thịnh của TP.HCM đã có cú “tắc” bằng gầm giày cực kỳ khô khốc vào ống quyển của đội trưởng đội tuyển VN Đỗ Hùng Dũng khiến cầu thủ này gãy chân. Nó thật kinh khủng. Trên thế giới đâu đó lâu lâu cũng xuất hiện lối vào bóng mang tính hủy diệt đối phương này…
Báo AS cũng của Tây Ban Nha mô tả: “Pha truy cản bạo lực của Ngô Hoàng Thịnh với đội trưởng tuyển VN là điều kinh hoàng mà nhiều người không dám xem lại. Pha bóng đó đã làm gãy chân đối phương. Bóng đá châu Âu từ lâu đã vắng những kiểu vào bóng kiểu này rồi vì nó gây nguy hiểm cho đối phương và rất dễ dẫn đến gãy chân…”.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu, bóng đá VN được thế giới xem qua mạng Internet rất nhiều, mọi thông tin xảy ra… trong nháy mắt cả thế giới đều quan sát, bình luận. Vì thế mà khi sự cố cầu thủ Hùng Dũng bị chấn thương từ pha vào bóng bạo lực thì lập tức các báo trên khắp thế giới đều tham gia đưa tin và bình luận.
Dạy cái tâm cho cầu thủ
Cú vào bóng quá nghiệt ngã của Ngô Hoàng Thịnh (CLB TP HCM) đối với Đỗ Hùng Dũng (CLB Hà Nội) không chỉ khiến HLV Park Hang-seo mất đi một chiến binh quan trọng trong chiến dịch vòng loại World Cup 2022 sắp tới, mà còn có khả năng buộc cầu thủ của đội bóng thủ đô phải giải nghệ ở tuổi 27, độ chín của sự nghiệp bóng đá.
Tôi không có bất kỳ dự cảm xấu nào về đoạn kết câu chuyện buồn, chỉ mong Đỗ Hùng Dũng sớm bình phục và trở lại sân cỏ; hy vọng Ngô Hoàng Thịnh vượt qua được áp lực tâm lý, không bị nỗi hối hận dằn vặt lâu dài làm ảnh hưởng đến tương lai. Điều muốn nói ở đây là các đội bóng có trách nhiệm gì về những vụ va chạm kinh hoàng trên sân cỏ Việt Nam, từ câu chuyện của Quế Ngọc Hải thuở nào và nay là Ngô Hoàng Thịnh?
Trong quá trình hợp tác giữa bóng đá TP HCM với CLB Olympique Lyon, tôi có dịp được tham quan cơ ngơi, tận mắt theo dõi quy trình đào tạo của đội bóng Pháp nổi tiếng này. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lyon là "lò đào tạo", "công xưởng bóng đá" giá trị bậc nhất châu Âu khi đội bóng này chuyên mua về cầu thủ với giá rẻ, tạo đất diễn cho họ rồi bán đi với những bản hợp đồng bạc tỉ.
Ngoài khả năng phát hiện "ngọc thô", Lyon còn đưa vào giáo trình đào tạo các lứa cầu thủ trẻ U13, U15 rất nhiều bài học để biến những cậu bé trai này không thành siêu sao thì cũng trở thành người hữu dụng với tài, trí vẹn toàn. Trong những bài học này có các mục quan trọng như xử sự với đồng nghiệp và đối thủ trong cũng như ngoài sân cỏ, giao tiếp với người hâm mộ, giới truyền thông...
Dẫn câu chuyện xứ người để thấy hành trình bóng đá lên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất gian nan. Tôi không chỉ trích Ngô Hoàng Thịnh ở pha bóng cụ thể này nhưng việc em vào bóng trong tâm thế "cửa dưới" với Đỗ Hùng Dũng làm sao không tránh khỏi việc gây ra hậu quả khó lường? Không cần làm chuyên môn cũng thấy, chưa vào trận, CLB TP HCM đã "ngán" CLB Hà Nội. Truyền thông đương nhiên phải đề cập nhiều đến trận derby này nhưng đội bóng, cụ thể là ban huấn luyện, đã làm gì để giải tỏa áp lực cho cầu thủ, để rồi từng pha bóng tranh chấp đều thể hiện rõ thái độ tự ti nơi các cầu thủ chủ nhà?
Nhiều nhà cầm quân luôn chỉ đạo các cầu thủ của mình theo kiểu "tranh chấp quyết liệt nhất", "vào cuộc với tâm lý quyết thắng" hay "đá mạnh vào, máu lửa vào" nhưng thử hỏi, quyết liệt nhất là như thế nào, đá mạnh và máu lửa ra sao, có phải quan tâm đến đối phương hay là đoạt lại bóng bằng mọi giá... Đây có thể nói là điều không mấy khi được nghe từ băng ghế kỹ thuật hoặc từ các buổi huấn luyện.
Không thể tồn tại bằng cách bất chấp tất cả, bởi trên hết, cầu thủ đầu tiên đều là con người, sau mỗi trận đấu quyết liệt, họ lại là bạn bè, đồng nghiệp ở đời thường, nhất thiết phải nghĩ đến sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống của nhau. Không ai dạy học trò làm điều xấu, cái ác, cũng chẳng thầy nào chỉ đến sân bày vẽ cho cầu thủ của mình các "chiêu trò" hay "tiểu xảo"... Dạy cái tâm cho cầu thủ chính là vấn đề tiên quyết của các ban huấn luyện, mục tiêu quan tâm của lãnh đạo các đội bóng chứ không phải chỉ chăm chăm theo thành tích và cố gắng đạt được bằng mọi giá.
Bóng đá Nghệ An - hai mảng màu sáng tối Chỉ vài giờ sau khi Phan Văn Đức vẽ hai đường cong tuyệt đỉnh trên nền trời sân Hòa Xuân đem về chiến thắng cho Sông Lam Nghệ An trước SHB Đà Nẵng, tại sân Thống Nhất, một cầu thủ xứ Nghệ khác lại được nhắc đến với một hành động hoàn toàn trái ngược. Ngô Hoàng Thịnh, với cú tắc bóng khiến...