Khủng khiếp hủ tục “Giết người vì danh dự”
Giết người danh dự (honour killing) là thuật ngữ chỉ giết người vì danh dự của gia đình thường là gia đình của chính nạn nhân hay giết người theo phong tục. Nạn nhân da số là phụ nữ và hung thủ chính là người thân của họ. Đó có thể là cha ruột, anh em trai hay thậm chí anh em rể.
Kẻ thủ ác thường có niềm tin mù quáng rằng nạn đã làm ô danh gia đình và hành động của họ sẽ rửa nhục. Tội ác này được thực hiến dưới nhiều hình thức như treo cổ, chôn sống, thiêu sống, ném đá đến chết. Trường hợp nhẹ nạn nhân chỉ bị xẻo môi, mũi hay một số bộ phận khác.
Người dân biểu tình phản đối hủ tục “Giết người vì danh dự”
Những nạn nhân trực tiếp
Cách đây 16 tháng, chồng Zahida nổi cơn thịnh nộ thực hiện màn tra tấn vợ dã man bằng dao lam. Lúc đó, Zahida đang có thai 3 tháng. “Hắn từ giáo đường về, nghi ngờ tôi có quan hệ với em trai hắn. Ngay lập tức hắn trói tôi lại và bắt đầu tra tấn” – Người đàn bà nhỏ bé 32 tuổi kể. Zahida là một trong hàng nghìn phụ nữ bị tra tấn và ngược đãi thô bạo ở Pakistan. Mỗi năm, có hàng nghìn phụ nữ nước này bị chém, thiêu hay chặt chân tay bởi chồng, anh hay cha, khi họ bị quy kết vào những tội danh làm ô nhục gia đình. Nếu nạn nhân chết, tội ác trên trở thành vụ “giết người danh dự”.
Dư luận thế giới bắt đầu chú ý đến vấn đề này vào tháng 9/2004, khi cô Samia Sarwar – 29 tuổi, bị bắn chết ngay trong một văn phòng luật sư. Kẻ ra lệnh bắn chết Samia Sarnar chính là bố mẹ cô sau khi cô “bôi tro trát trấu gia đình” với quyết định ly dị chồng. Sự việc nghiêm trọng đến mức Tổng thống Penvez Musharraf đã tung ra chiến dịch chống nạn “giết người danh dự”.
Hủ tục này tồn tại rất lâu đời ở Pakistan cũng như nhiều nước Hồi giáo khác như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập – nơi đàn ông có quyền hạn tuyệt đối, còn phụ nữ bị xem như nô lệ trong gia đình. Hủ tục không tồn tại trong luật Hồi giáo nhưng vẫn dai dẳng ngoài xã hội. ủy ban Nhân quyền Pakistan cho biết, trong hai năm 2009 – 2010, hơn 850 phụ nữ đã bị chính người thân của mình (chồng, anh em trai, cha) giết chết tại Punjab, tỉnh đông dân nhất Pakistan.
Video đang HOT
Tại Ấn Độ, chỉ vì lý do đơn giản là Nirupama muốn thành hôn với một nhà báo khác nhưng người thanh niên này lại thuộc đẳng cấp thấp hơn, và cô đã mang thai. Sau khi về nhà với cố gắng cuối cùng nhằm thuyết phục gia đình, Nirupama Pathak nhắn tin với bạn trai là cô đang bị gia đình nhốt trong buồng tắm và khóa chặt cửa.
Ngày 29/4/2010, người ta phát hiện Nirupama đã chết. Gia đình tuyên bố Nirupama tự sát, và còn đệ đơn kiện bạn trai của nữ nhà báo xấu số tội cưỡng bức và xúi giục tự sát. Nhưng kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Nirupama chết do ngạt thở. Cảnh sát đã bắt giữ người mẹ ác độc Sudha Pathak. Vụ án hiện đang được tòa án xét xử công khai. Vụ án này sau đó đã đẩy vấn đề giết người vì danh dự vào trung tâm các cuộc tranh cãi của mọi người dân Ấn Độ.
Còn tại Anh, nơi phụ nữ gặp nguy cơ cao bởi vì họ trưởng thành tại đây, muốn thích nghi và sống trong xã hội hiện đại. Họ muốn tự do yêu đương. Họ không muốn mặc trang phục truyền thống, điều mà các gia đình truyền thống không bằng lòng. Vụ án của Heshu Yones là một ví dụ. Heshu Yones, 16 tuổi, sống ở tây London bị chính cha ruột đâm chết vì lý do cô có bạn trai làm gia đình mang tiếng xấu.
Hành vi bạo lực chống lại phụ nữ như thế là điều rất thực và danh sách những phụ nữ bị sát hại nhân danh “danh dự gia đình” đang ngày càng kéo dài ra thêm. Cảnh sát ước tính có ít nhất 12 phụ nữ bị giết chết mỗi năm tại nước Anh – đó là chưa kể đến những vụ bị ép buộc tự sát hay giết người rồi tạo hiện trường giả như tự sát. Những phụ nữ gốc Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh có tuổi từ 18 – 24 trở thành nạn nhân của hành vi “giết người vì danh dự” chiếm đa số.
Cuộc chiến giữa truyền thống và hiện đại
Vụ án Nirupama – thuộc tầng lớp trung lưu thành thị và có văn hóa – được đăng tải ngay trên trang nhất của báo chí Ấn Độ. Các nhà hoạt động xã hội nói hàng năm có hàng chục người, cả phụ nữ lẫn trẻ em đã bị mất mạng hết sức vô lý vì “danh dự”. Họ là nạn nhân của hệ thống đẳng cấp cực đoan đã bám rễ sâu vào ý thức của người dân Ấn Độ, ở đó quy định địa vị xã hội của một cá nhân căn cứ vào đẳng cấp xuất thân của người này.
Ranbir Singh – Nhà xã hội học ở bang Haryana, hiện là cố vấn cho Viện Phát triển nông thôn Haryana – nói: “Các đẳng cấp cao hơn kiêu hãnh giám sát đất đai và quyền lực trong cộng đồng. Họ có thể khiến cho những người trẻ tuổi có giáo dục nhưng thất nghiệp và phần đông là chưa có gia đình đánh mất lòng tự trọng”. Những ai dám vượt qua giới hạn đẳng cấp sẽ bị trừng trị không thương tiếc.
Tuy nhiên, trong xã hội Ấn Độ ngày nay, điều đó đã thay đổi rất đáng kể. Ấn Độ bị phân hóa giữa tính hiện đại và truyền thống và chính từ sự xung đột giữa hai phía này đã dẫn đến hành vi kháng cự, và hiện tượng mà người ta gọi là “giết người vì danh dự”. ở vùng nông thôn Ấn Độ, những nơi mà truyền thống còn thống trị, khi người con trai dẫn về nhà một người vợ thuộc đẳng cấp khác và không có của hồi môn tất sẽ phải chịu đựng sự trừng phạt vô cùng khắt khe và tàn bạo – đó là bạo lực, hay thậm chí, cái chết. Những cô gái nào bỏ trốn và dám tự chọn chồng cho mình cũng bị coi là đáng hổ thẹn đối với gia đình.
Đối với thế hệ người già ở các vùng nông thôn Ấn Độ, các “Kháp” (nhóm những người cao tuổi cai quản cộng đồng dân làng) là những người quyết định hôn nhân cho cả cộng đồng. Người nào tự quyết định hôn nhân khác đẳng cấp hay dám tự ý chọn bạn đời tức là đã xúc phạm danh dự cả cộng đồng. Cách duy nhất để phục hồi danh dự là giết chết cặp vợ chồng phạm tội – một sự trừng phạt nhằm cảnh cáo những người khác. Cha mẹ hay người thân có nhiệm vụ thực hiện những vụ giết người “vì danh dự” dưới sự ủng hộ của các “hội đồng” này.
Giờ đây, cuộc chiến giữa truyền thống và tính hiện đại, giữa thế hệ có học vấn và thế hệ người già đang là một cuộc chiến không khoan nhượng. Thế hệ trẻ ở Ấn Độ đang dần làm thay đổi nếp suy nghĩ của thế hệ đi trước bằng cách kiềm chế sức mạnh các “hội đồng” người già ở quê. Mới đây, dự luật Hôn nhân đặc biệt của Ấn Độ cũng ủng hộ và bảo hộ cho các đôi “uyên ương” không cùng đẳng cấp, tôn giáo có thể cưới nhau mà không gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía gia đình. Luật pháp cũng coi những vụ giết người “vì danh dự” là loại tội phạm đặc biệt cần được xử lý.
Theo Nguoiduatin
Làng quê xôn xao vì tin đồn 'Phật nổi'
Một nông dân đào hố sửa lại nhà bếp đã phát hiện tượng Phật nhỏ liền cho là "Phật nổi" khiến nhiều người đổ xô đến cúng vái, gây xôn xao làng quê yên bình.
Sáng 5/5, dòng người từ khắp nơi tiếp tục đổ về con đường nhỏ dẫn vào xóm nghèo Đại Tân nằm giữa đồng trống của xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) để cúng... "Phật nổi". Nhiều ngày nay, ngôi nhà xây gạch không được trát tường của ông Huỳnh Suôl (ở ấp Bưng Cốc) nằm ngay ngã ba sông, rộn ràng tiếng nhạc ngũ âm. Mỗi ngày có cả trăm người tìm đến để cúng bái.
Tượng Phật nặng khoảng 100 gram phát hiện sau vách nhà ông Suôl. Ảnh: Thiên Phước
Ông Suôl cho biết, 3 ngày trước trong lúc đào hố dựng cột để chuẩn bị sửa lại nhà bếp thì phát hiện một tượng Phật ngồi màu đen, cao khoảng 10 cm. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho tượng Phật, ông Suôl đặt tượng vào vị trí trang trọng trong nhà để thờ vì cho rằng đây là "Phật nổi".
Nghe một đồn mười, cánh xe ôm loan tin khắp nơi về chuyện "Phật nổi" nên nhiều người từ các tỉnh miền Tây tìm đến nhà ông Suôl thắp nhang cúng bái. Có người đã mang nước uống đóng chai đến xin "Phật nổi" cho "nước thánh" mang về chữa bệnh và hốt những nhúm đất từ nơi ông Suôl phát hiện tượng Phật mang về thờ. Người dân truyền tai nhau là có người ra giá 20 lượng vàng để mua tượng Phật nhưng ông Suôl không bán.
Người dân đổ xô về nhà ông Suôl cúng bái sau nhà bếp. Ảnh: Thiên Phước
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Văn Quang (Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ) cho biết, đang phối hợp với cơ quan mặt trận, đoàn thể của huyện Mỹ Tú giáo dục ý thức cho mọi người không nên mê tín, tổ chức cúng bái gây mất an ninh trật tự. Cơ quan chức năng cũng vận động ông Suôl mang tượng Phật vào chùa gần nhất để thờ theo đúng phong tục, tín ngưỡng của người dân nơi đây
Theo VNExpress
Nữ sinh giật giải quốc tế từ... lá chuối Phan Khánh Trang, cô sinh viên có người nhỏ nhắn này vừa giật giải thưởng cao nhất tại cuộc thi Thiết kế khăn gói quà Nhật Bản lần thứ hai với quy mô quốc tế. Chia sẻ với báo chí, Trang không giấu được niềm vui: Khi ban tổ chức gọi điện thông báo đoạt giải, mình thật sự bất ngờ, không tin...