Khủng hoảng Yemen: Mỹ và Iran đối đầu trên mặt trận mới
Hai nước tỏ ra chân thành trong vấn đề hạt nhân nhưng lại lập tức ở vào thế căng thẳng trong vấn đề Yemen.
Trong một phản ứng nhằm phản đối Iran hỗ trợ nhóm phiến quân Houthi tại Yemen, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (20/4) điều động một tàu sân bay và một tàu tuần tiễu tới vùng biển ngoài khơi Yemen.
Tàu sân bay của Mỹ USS Theodore Roosevelt (ảnh: AP) Bước đi này của Mỹ nhằm tăng cường an ninh trong khu vực để có thể chặn đứng bất cứ tàu Iran nào chở vũ khí cho nhóm vũ trang Houthi. Những diễn biến này cho thấy cuộc khủng hoảng tại Yemen đang tạo ra một mặt trận đối đầu mới giữa Mỹ và Iran vốn được cho là có nhiều cải thiện gần đây trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Việc Mỹ đưa tàu đến khu vực hải phận Yemen diễn ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết tuần trước, áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với thủ lĩnh của nhóm Houthi tại Yemen. Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ và tàu tuần tiễu hộ tống USS Normandy đã khởi hành tới vùng biển ngoài khơi Yemen.
Việc Mỹ tăng cường hiện diện của hải quân trong khu vực nhằm tăng cường an ninh và phối hợp với các lực lượng tàu chiến khác của Mỹ, sẵn sàng giám sát, ngăn chặn những chuyến tàu tình nghi chuyên chở vũ khí, trang thiết bị quân sự và hậu cần cho các tay súng Houthi ở Yemen. Những bước đi này của Mỹ đưa ra sau khi các báo cho biết, có một đoàn gồm 8 tàu Iran hướng đến Yemen, với nhiều khả năng chở vũ khí cho nhóm vũ trang Houthi.
Người phát ngôn Nhà trắng Mỹ Gioss Josh Earnest cho biết, Mỹ lo ngại việc Iran tiếp tục hỗ trợ nhóm Houthi tại Yemen.
Video đang HOT
Ông Earnest nói: “Một trong những mối lo ngại của chúng tôi đối với cuộc khủng hoảng tại Yemen hiện nay đó là những bước đi của Iran. Thực tế là Iran đang tiếp tục cung cấp vũ khí cho nhóm vũ trang Houthi tại Yemen, gây bất ổn thêm tại quốc gia Trung Đông này. Mỹ và cộng đồng quốc tế bày tỏ hi vọng bạo lực sẽ sớm chấm dứt tại Yemen”.
Saudi Arabia và các đồng minh chủ yếu là các nước Vùng vịnh Arab đang cố gắng đẩy lùi nhóm phiến quân Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa của Yemen vào tháng 9/2014. Mỹ đang hỗ trợ hậu cần và tình báo cho liên minh này. Tuy nhiên việc Mỹ mở rộng hoạt động hải quân trong khu vực vào thời điểm này được đánh giá là khá nhạy cảm, đặc biệt khi Iran và các cường quốc, trong đó có Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran có nhiều sóng gió trong thời gian qua, nhưng việc các bên đều tỏ rõ thành ý trong các cuộc đàm phán hạt nhân gần đây, khiến dư luận kỳ vọng mối quan hệ giữa hai nước này sẽ được cải thiện. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng Yemen nổ ra, đang tạo ra một mặt trận đối đầu mới giữa Mỹ và Iran, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình đàm phán.
Trong khi đó, sự can dự của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu, hiện là Iran và Mỹ vào tình hình tại Yemen vẫn chưa thể giúp cho một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới Arab giải quyết khủng hoảng.
Chương trình lương thực thế giới hôm qua cho biết, hơn 3 tuần leo thang căng thẳng tại Yemen đang tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực, với các kho dự trữ lương thực trống rỗng và thiếu năng lượng trầm trọng.
Người phát ngôn Chương trình lương thực thế giới Challiss McDonough cho biết: “Chương trình lương thực thế giới thực sự lo ngại về tác động của cuộc xung đột đối với người dân Yemen. Đây là một trong những nước nghèo trên thế giới và nghèo đói đã là vấn đề tại nước này, thậm chí trước khi khủng hoảng xảy ra. Chương trình lương thực thế giới đang hỗ trợ hàng chục nghìn người tại Yemen bất chấp giao tranh tiếp diễn”.
Giới quan sát cũng cảnh báo, cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này đang có nguy cơ bùng phát thành một cuộc chiến giáo phái khu vực, Nhiều nhóm cực đoan khác tại Yemen là Nhóm Nhà nước Hồi giáo và al-Qaeda cũng đang tận dụng cơ hội bất ổn này để mở rộng ảnh hưởng./.
Phạm Hà
Theo_VOV
'Hợp tác Nga - Trung đang thay đổi trật tự thế giới'
Theo tờ China Times, Moscow và Bắc Kinh đang dùng vị trí chiến lược để đối đầu với Mỹ trong "một kỷ nguyên mới của chiến tranh lạnh".
Hợp tác Nga - Trung đang thay đổi trật tự thế giới? - Ảnh: Reuters
Khủng hoảng ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến quan hệ hợp tác song phương giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, chính trị và năng lượng ngày càng khăng khít.
Sputnik News ngày 19.4 đưa tin, tờ China Times của Đài Loan (Trung Quốc) có bài viết cho rằng hợp tác Nga - Trung đang thay đổi trật tự thế giới. Tờ báo viết rằng cả hai nước Nga, Trung Quốc đều có nhiều điểm tương đồng và cùng thoải mái tận dụng các cơ hội lịch sử để phát triển mối quan hệ song phương.
So sánh với mối quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc, Nhật Bản - Ấn Độ thì mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Nga là phát triển nhanh và mạnh hơn cả. Sự mở rộng hợp tác giữa hai quốc gia được gia tăng nhờ cuộc khủng hoảng ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này đang dần trở thành một mối nguy đối với sự thống trị của Mỹ, China Times viết.
Nga - Trung đã mở rộng hợp tác trong lĩnh vực chính trị, quân sự, năng lượng, đầu tư, nhân đạo và kỹ thuật. Hiện tại, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước là 100 tỉ USD. Con số này được dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới.
Hai bên cũng đã đạt thỏa thuận về việc Nga cung cấp chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc. Sắp tới, các nhà lãnh đạo của hai phía cũng sẽ tuyên bố về kế hoạch tập trận chung ở biển Đen trong các cuộc đàm phán tiếp theo.
Vào tháng 5, lãnh đạo 26 quốc gia, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Mông Cổ... sẽ đến thủ đô Moscow (Nga) để tham dự cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.
Quyết định gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) có thể củng cố cho nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có kế hoạch tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực này.
Theo tờ China Times, các động thái trên cho thấy, Moscow và Bắc Kinh đang dùng vị trí chiến lược để đối đầu với Mỹ trong "một kỷ nguyên mới của chiến tranh lạnh".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga chỉ trích hiệp ước phòng thủ chung của 5 nước Bắc Âu Nga chỉ trích 5 nước Bắc Âu về việc ký kết hiệp ước phòng thủ chung, tố cáo chính phủ các nước Iceland, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển về "khuynh hướng đối đầu" trong các vấn đề an ninh và quốc phòng khu vực, theo VOA. Các nước Bắc Âu đang muốn "bắt tay" nhau để chống mối đe...