Khủng hoảng vì nợ nần
Tôi lo xoay tiếp để trả tiền lãi mẹ đẻ lãi con, rồi chuyện cơm áo hàng ngày, tiền nong hàng tháng cho chồng chữa bệnh, học hành của con cái. Áp lực ghê gớm, tôi luôn sống trong cảnh lo lắng, tâm trí mệt mỏi.
ảnh minh họa
Lâu lắm rồi tôi không có những ngày bình yên, nhiều lúc tự hỏi vì sao mình lại lâm vào cảnh này. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhìn từ ngoài vào gia đình tôi là sự hoàn hảo, vợ chồng có công việc kinh doanh riêng, nhưng nguồn thu nhập không ổn định dù bản thân có bằng đại học.
Tôi có 3 đứa con, là mẫu phụ nữ quyết đoán, mọi rắc rối bắt đầu vào cuối năm 2011 khi vợ chồng vừa xây xong nhà. Tôi phát hiện chồng quen một cô gái trong chuyến hành trình dài ngày. Thời gian đó anh mặc kệ tôi lo hoàn thiện nhà cửa, tôi phải vay mượn, chạy vạy khắp nơi mới giải quyết được. Khi anh trở về từ chuyến đi đó chỉ như cái xác không hồn.
Anh và cô gái kia lén lút gặp nhau, thái độ khác lạ, không quan tâm gì tới con cái, cứ đi khỏi nhà từ sáng sớm đến tối mịt, về nhà lại ôm máy tính mê đắm Facebook. Họ luôn tận dụng những cơ hội để được gần gũi. Tôi sốc lắm, ngày một gầy gò, héo hon, mọi gánh nặng cứ đổ lên đầu mình, vừa lo trả nợ vừa lo dạy bảo con cái.
Con gái đang tuổi dậy thì, có những biểu hiện của sự nổi loạn, nhiều hôm tôi phải đi tìm cháu về nhà để cháu không chơi với bạn xấu. Tôi nói chuyện với chồng về chuyện tiền bạc, con cái nhưng không bao giờ nhận được ở anh sự sẻ chia. Ngày qua ngày anh chỉ chìm đắm trong mối quan hệ ngoài luồng kia.
Video đang HOT
Tôi kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, không chịu đựng được nên nói chuyện với chồng. Anh nói ở bên cô ấy lúc nào cũng vui vẻ, không bị áp lực gì, còn ở nhà thấy lúc nào cũng nặng nề chuyện tiền bạc. Tôi cũng cần lắm những niềm vui nhưng từ lâu rồi bị xoay quanh chuyện trả nợ, con cái, làm cho đầu óc căng thẳng nên anh đã tìm ở cô gái đó niềm vui.
Tôi chấp nhận ra đi để họ đến với nhau, nhưng anh không đồng ý, vẫn muốn tôi ở bên anh. Tôi lại không muốn nghĩ tới việc anh vì cô gái đó mà bỏ mặc con cái, bỏ mặc mọi lo toan cho vợ tự gánh vác. Tinh thần tôi hoảng loạn, mất phương hướng vì thấy không còn tin tưởng gì nữa. Gia đình chuẩn bị đi đến bờ vực của sự đổ vỡ thì anh mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo, tôi bỏ qua tất cả để chăm sóc chồng, đi cùng anh hết bệnh viện này tới bệnh viện khác chữa chạy. Tiền trong nhà không có nhiều vì hàng tháng tôi vẫn phải lo trả nợ cho mọi người, giờ đến bệnh của chồng, tôi không còn biết phải làm sao.
Chồng tôi từ ngày bị bệnh chỉ túc tắc làm việc nhẹ. Năm 2012 vợ chồng tôi kết hợp với một số người mở công ty riêng, nhưng trong thời gian tôi nghỉ sinh con, chồng bệnh tật ít đến công ty, các đối tác đã rút ruột, bỏ lại mọi rắc rối cho chồng tôi chịu. Thương chồng, tôi lại một lần nữa lo lắng, chạy vạy giải quyết trả lại tiền cho khách hàng của công ty, không để kiện cáo gì.
Mọi việc lắng xuống, tôi lo xoay tiếp để trả tiền lãi mẹ đẻ lãi con, rồi chuyện cơm áo hàng ngày, tiền nong hàng tháng cho chồng chữa bệnh, học hành của con cái. Áp lực ghê gớm, tôi luôn sống trong cảnh lo lắng, tâm trí mệt mỏi khủng hoảng, chủ nợ hối thúc, tài chính kiệt quệ, không có thời gian nghĩ cho mình nữa.
Chắc tôi phải bỏ lại tất cả thôi, chắc chỉ có cái chết hoặc bỏ đi tôi mới thoát khỏi cảnh này, tại sao chuyện này cứ đổ lên đầu tôi? Tôi phải làm sao để trả được món nợ 300 triệu? Không trả chủ nợ chẳng để yên cho tôi, chồng mà biết được sẽ thế nào? Xin hãy cho tôi một lời khuyên với, tôi thực sự đi vào đường cùng rồi.
Theo VNE
Bị chồng bắt mất con!
Đứa con 5 tháng tuổi bị chồng bắt đem đi mất, hơn một năm qua chị Hoàng Thị Kim Ngân (29 tuổi, ngụ Phú Túc, Định Quán, Đồng Nai) gõ cửa các cơ quan thi hành án để đòi lại con theo bản án đã có hiệu lực của TAND tỉnh Đồng Nai, thế nhưng thi hành án trả lời "không thể làm gì được"?!
Chị Ngân khóc nức nở khi nhìn thấy con đang ngủ trong nhà của mẹ chồng (cũ) - Ảnh: Đ.T.
Nỗi uất ức chất chứa trong lòng của người phụ nữ trẻ từ trước đến nay như vỡ òa qua những giọt nước mắt khi chị Ngân kể câu chuyện của mình. Chị và anh Đinh Quốc Tuấn cưới nhau có đăng ký kết hôn. Sau khi sinh con, hai vợ chồng về nhà mẹ chị Ngân ở để bà ngoại phụ chăm sóc cháu. Tuy có xảy ra xích mích nhưng cuộc sống của hai vợ chồng vẫn bình thường.
Ngày 10-1-2011, khi con tròn 5 tháng tuổi, như thường lệ chị Ngân đi làm ở bệnh viện cách nhà hơn 20km, buổi trưa mẹ chị báo là anh Tuấn bồng con đi đâu không thấy đưa bé về cho uống sữa. Chị Ngân những tưởng anh Tuấn đưa con về nhà cho nội nên bảo mẹ ruột đừng lo. Thế nhưng chiều về, chị gọi điện thoại cho anh Tuấn thì không liên lạc được, cuống cuồng chạy lên nhà anh Tuấn thì nhà khóa trái. Hỏi một số nhà hàng xóm, chị mới biết anh Tuấn có chở con về, sau đó cả nhà đã đi đâu không rõ.
Suốt 30 tháng không một lần được nhìn mặt con
Khoảng hai ngày sau, chị tới nhà anh Tuấn gặp con được bế một lúc nhưng bị mẹ anh Tuấn sợ chị đem về, giằng lại rồi yêu cầu chị ra khỏi nhà. Sau đó, theo lời chị Ngân, gia đình anh Tuấn không để đứa trẻ ở nhà nữa mà đưa đi đâu mất. Nhớ con đến rời rã, tìm khắp nơi nhưng vẫn không được một lần nhìn mặt con, một tuần sau đó, bị sốc vì mất con, tức sữa, chị phải nhập viện tại bệnh viện nơi mình công tác.
Kể từ ngày con bị bắt mất, suốt một tháng ròng chị Ngân xin nghỉ phép dưỡng bệnh nhưng chủ yếu dành thời gian đi tìm con. Nhưng chị cũng chỉ tìm trong vô vọng vì đến nhà anh Tuấn lúc cửa khóa trái, lúc thì mẹ chồng đứng trước cửa không cho vào nhà gặp con. Chị Ngân quyết định nhờ pháp luật can thiệp bằng cách nộp đơn xin ly hôn ngày 16-2-2011. Thế nhưng, trong suốt quá trình hòa giải cơ sở cho đến khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra cả một năm sau đó, ngày 6-2-2012, anh Tuấn không hề xuất hiện và chị cũng chưa một lần được nhìn mặt con. Bản án sơ thẩm TAND huyện Thống Nhất tuyên chị Ngân được ly hôn và anh Tuấn có nghĩa vụ giao con cho chị Ngân... Ngày 13-6-2012, TAND tỉnh Đồng Nai xử phúc thẩm tuyên hủy hôn nhân trái pháp luật của chị Ngân và anh Tuấn. Nguyên nhân: anh Tuấn đã có giấy kết hôn với người khác từ ngày 11-8-2009 nhưng chỉ hai tháng sau, ngày 19-10-2009 vẫn làm giấy kết hôn với chị Ngân.
Bản án phúc thẩm TAND tỉnh Đồng Nai tuyên anh Tuấn giao con cho chị Ngân có hiệu lực từ ngày 13-6-2012. Thế nhưng từ đó đến nay, hằng tuần chị Ngân cứ chạy tới chạy lui đến Chi cục Thi hành án huyện Thống Nhất để hối thúc nhưng vẫn không được trả lại con.
Ông Trần Văn Minh, trưởng ấp Nguyễn Huệ 1, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, cho biết: "Khi anh Tuấn bắt con về nhà, chị Ngân đến tìm và hai bên gia đình đã xảy ra giằng co, giành giật đứa bé rất đau lòng. Khi tòa án xử ly hôn, anh Tuấn cương quyết không xuất hiện và tòa tuyên án vắng mặt. Thậm chí anh Tuấn có ở nhà nhưng thấy cơ quan chức năng đến là bỏ vào nhà trong không ra tiếp, chúng tôi đành chịu. Sau đó, gia đình thông báo anh Tuấn đi TP.HCM làm và đưa đứa con theo. Nhiều quyết định tống đạt của tòa, thi hành án đưa tới, vợ chồng ông Dung (cha của anh Tuấn - PV) đem ra ấp trả lại".
Sau nhiều lần liên hệ không gặp được, cuối cùng ông Đinh Quang Dung và bà Đặng Thị Sinh (bố mẹ của anh Tuấn) cũng tiếp chúng tôi và cho biết: "Đây là lần duy nhất và cuối cùng chúng tôi tiếp chuyện với người ngoài về vụ con của Tuấn". Ông bà cho biết anh Tuấn đi làm ở TP.HCM, không biết địa chỉ cũng không xài điện thoại, cần gì cứ nói chuyện với vợ chồng ông. Theo ông bà Dung, anh Tuấn đưa con về là muốn chị Ngân cùng với con về nhà chồng. Bà Sinh nói: "Tuấn không muốn ly dị nên chúng tôi sẽ không nhận giấy tờ gì cũng như không phải tiếp bất kỳ cơ quan nào". Ông Dung cương quyết: "Nếu anh là tòa án hay thi hành án, tôi đã đóng cửa không tiếp". Bà Sinh cũng nói: "Tôi thà chết chứ không chấp nhận yêu cầu của tòa giao con cho Ngân".
Thi hành án bất lực?
Lúc đầu, ông Trần Anh Dũng - chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Thống Nhất - trả lời chúng tôi rằng anh Tuấn đã bế con đi khỏi địa phương không trình báo, không rõ địa chỉ, vì vậy vụ việc tạm ngừng chưa tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, chị Ngân bức xúc nói anh Tuấn hằng đêm vẫn về nhà. Ông Bùi Văn Thiện, phó chủ tịch UBND xã Quang Trung, cũng xác nhận anh Tuấn vẫn còn cư ngụ tại địa phương và chưa hề cắt hộ khẩu. Tuy nhiên, ông nói: "Anh Tuấn chỉ về ban đêm nên chúng tôi không thể gặp mặt để vận động thuyết phục thi hành án được. Cơ quan ban ngành, đoàn thể tiếp cận nói chuyện được với bố mẹ anh Tuấn nhưng khi đề cập việc thi hành án, họ không chấp nhận và từ đó khi thấy chúng tôi, họ đóng cửa không tiếp. Chúng tôi đã cử công an xã xuống làm việc nhưng cũng chưa tiếp cận được anh Tuấn".
Cùng một cách giải thích, ông Nguyễn Ngọc Bình - cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Thống Nhất - cho biết: "Khi chúng tôi đến nhà, mẹ anh Tuấn không mở cửa cho vào, còn anh Tuấn tối mới về nên chúng tôi không tống đạt được các quyết định cho anh này. Một năm qua chúng tôi vẫn chưa tống đạt được cho anh Tuấn yêu cầu chấp hành án cũng như những giấy tờ liên quan. Thậm chí, chúng tôi gửi thư bảo đảm đúng địa chỉ nhà anh này nhưng đều bị bưu cục trả về vì không có người nhận". Trả lời câu hỏi của chúng tôi chẳng lẽ cơ quan thi hành án chịu thua, ông Bình nói: "Tuần nào chị Ngân cũng đến khóc lóc đòi con, nhưng chúng tôi bắt buộc phải có chữ ký của đương sự mới có thể làm các bước tiếp theo của thủ tục thi hành án".
Ngày 1-7-2013, ông Trần Anh Dũng khẳng định: "Cơ quan thi hành án đã báo mời tự nguyện và báo mời anh Tuấn lên làm việc nhiều lần nhưng đương sự không chấp hành, không hợp tác để làm việc. Chúng tôi cũng không thể làm gì hơn nếu không tống đạt cũng như được anh Tuấn ký xác nhận vào các giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, do đương sự nhiều lần không chấp hành án, cơ quan sẽ làm đầy đủ các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định".
Theo VNE
Tát con dâu sưng mặt vì dám... thờ bố mẹ đẻ 'Bốp', một cái tát như trời giáng nhằm vào mặt Hiền. Giọng bố chồng hầm hầm giận dữ: 'Chị định làm loạn cái nhà này hay sao?' Theo truyền thống, chỉ con trai mới thờ cúng bố mẹ, còn con gái đã xuất giá thì chỉ biết thờ phụng nhà chồng. Từ quan niệm này, nhiều bi kịch, nhiều nỗi khổ tâm đã...