Khủng hoảng Ukraine và lá bài gian lận của Mỹ
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã diễn ra tròn một năm và quan hệ giữa phương Tây và Nga vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Việc Nga sáp nhập Crưm đã khiến phương Tây nổi đóa. Họ liên tiếp áp dụng các hình thức cấm vận kinh tế Nga với Nga quy mô ngày một rộng hơn.
Tổng thống Nga Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây. Ảnh: guardian
NATO đã dừng mọi hợp tác với Nga, tăng cường tuần tra trên không và trên biển, nhất trí lập đội phản ứng nhanh để bảo vệ các đồng minh ở sườn phía đông.
Về phần mình, ông Putin đã cáo buộc NATO hành động như một quân đoàn nước ngoài ở miền đông Ukraina. Kể từ khi bắt đầu, cuộc xung đột ở Ukraine đã cướp đi hơn 6.000 sinh mạng.
Con bài gian lận của Mỹ
Cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, ngày 3.4 cho rằng, không thể loại trừ sự tham gia trực tiếp của phương Tây trong cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraine tại Maidan sự kiện châm ngòi cho khủng hoảng Ukraine hiện nay.
Video đang HOT
Trả lời một cuộc phỏng vấn với tuần báo Die Weltwoche của Thụy Sĩ
ông Nikolai Azarov kể, có một lần, người Mỹ yêu cầu để cho hai máy bay vận tải của họ vào lãnh thổ của chúng tôi mà không cần thông qua kiểm soát.
Mỹ báo cáo là để vận chuyển tài liệu ngoại giao. Bạn có thể tưởng tượng hai máy bay vận tải quân sự đầy thư từ hoặc các bản in giấy tờ của Đại sứ quán? Thật nực cười!.
“Theo các dữ liệu tình báo của các cơ quan an ninh mà chúng tôi có được lúc đó thì hàng hóa có khả năng nhất bao gồm các thiết bị chuyên dụng và tiền mặt bởi vì mỗi cuộc cách mạng cần tài chính”, ông nói về việc Mỹ lén đưa tiền và thiết bị chuyên dụng vào Ukraine để chuẩn bị cho cuộc cách mạng màu tại Maidan.
Theo Azarov, sau đó Tổng thống Viktor Yanukovich hy vọng Mỹ sẽ gặp ông trong thời gian đàm phán với phe đối lập.”Ông ta không muốn mất họ nhưng họ đã lừa ông”, cựu Thủ tướng Ukraine nói.
“Người Mỹ đã hành động rất khôn khéo. Họ nói với ông Yanukovich rằng ông là người được Hiến pháp bảo lãnh và ông ấy nên ở lại văn phòng của mình cho đến khi có cuộc bầu cử tiếp theo và điều duy nhất họ đề nghị là thành lập một quốc gia có chính phủ thống nhất ý kiến. Điều này chỉ là mẹo để người Mỹ tìm cách thay thế Yanukovych và sự thật là ông Yanukovych đã bị lật đổ, phải chạy sang tỵ nạn ở Nga.
Azarov cũng cho biết thêm là ông Yanukovich luôn hi vọng rằng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ được giải quyết bằng con đường chính trị và ngoại giao.
EU tính nhầm
Ngày 4/4, trả lời phỏng vấn tuần san Die Weltwoche của Thụy Sĩ, cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov cho rằng, khi buộc Kiev phải lựa chọn giữa Nga và châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã mắc sai lầm lớn và biến những lợi ích lâu dài của chính mình thành vật hy sinh.
“EU đã đánh mất cả lợi ích lâu dài của chính mình. Quan tâm của Liên minh cần phải là thực hiện thương mại trong một thế giới ổn định, không chỉ ở châu Âu, mà còn thông qua Ukraine và Nga cho đến tận châu Á. Vì sao châu Âu cần biến Nga thành kẻ thù trong khi bản thân cũng đủ nhiều vấn đề rồi?”, ông Azarov nói.
Nhận định của ông Azarov càng chính xác khi kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, hơn 50% dân Ukraine không muốn gia nhập EU.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev (KIIS), cho thấy rằng số lượng người dân Ukraine muốn gia nhập EU ít hơn mong đợi của cả chính quyền Ukraine lẫn phương Tây, tạp chí trực tuyến Telepolis của Đức cho biết.
Dữ liệu xã hội học mới này cho thấy một phần lớn người dân Ukraine từ trước đến nay đã bị chính quyền Ukraine và phương Tây “suy nghĩ hộ”, khi các chính trị gia Ukraine và phương Tây luôn khẳng định mong muốn của đại đa số người Ukraine là gia nhập EU.
Ukraine ngày càng rối ren?
Tổng thống Poroshenko đã phải đối mặt với tình hình bất ổn dâng cao bên trong khắp Ukraine. Tại miền đông, cuộc khủng hoảng chính trị khiến chính phủ Kiev ngày càng lún sâu vào bế tắc với hầu hết các quyết sách đều thất bại, tình trạng chống đối ngày càng lan rộng trong toàn khu vực. Trong khi đó, tại miền Tây, cuộc biểu tình kêu gọi cải cách từ các thợ mỏ cũng khiến chính phủ Ukraine đau đầu.
Do đó, với hy vọng lập lại sự ổn định bên trong đất nước, Tổng thống Poroshenko muốn sử dụng các quy định nghiêm khắc từ thiết quân luật như một công cụ mới nhằm kiểm soát tình hình.
Mới đây, ông Poroshenko đã đệ trình một dự thảo luật mới đến Quốc hội bao gồm những quy tắc liên quan cho việc giới thiệu và áp dụng thiết quân luật tại Ukraine.
“Thiết quân luật là một chế độ pháp lý đặc biệt có thể áp dụng tại Ukraine hoặc các khu vực khác bên trong lãnh thổ đang phải đối mặt với một cuộc tấn công quân sự. Việc áp dụng các quy tắc này nhằm ngăn chặn nguy cơ đe dọa đến nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, dự thảo luật cung cấp.
Nếu áp dụng thiết quân luật, Kiev sẽ chính thức thừa nhận sự bất ổn bên trong Ukraine và quân đội sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn.
Điều này dẫn đến nguy cơ gia tăng tình trạng bạo động bên trong đất nước, một số phần tử sẽ lợi dụng các quy định khắt khe từ chính phủ để kích động dân chúng.
Ngược lại, Kiev sẽ nhanh chóng kiểm soát được toàn bộ các lĩnh vực của đất nước, nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống lại khủng hoảng tại miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị lo sợ hành động từ phía Kiev sẽ khiến dân chúng tức giận và những cuộc biểu tình chống đối sẽ nhanh chóng được phát động.
Theo Tiền Phong