Khủng hoảng Ukraine: Hậu quả việc Mỹ áp đặt chính sách
Khủng hoảng Ukraine do chính sách Mỹ.Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ và đồng minh bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị sự của họ, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin cho hay.
Ông Putin, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Al-Ahram của Ai Cập, nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là do Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng đó đã xuất hiện nhằm đáp trả lại những nỗ lực của Mỹ và những đồng minh phương Tây củamình – những người tự coi là “kẻ thắng cuộc” trong cuộc chiến tranh lạnh – áp đặt những ý muốn của họ ở bất kỳ nơi đâu”.
Cuộc xung đột quân sự ở Ukraine bắt đầu vào mùa xuân 2014, khi chính quyền Ukraine triển khai một chiến dịch đặc biệt nhằm đàn áp người ủng hộ tự do ở miền Đông Nam – những người không chấp nhận chính quyền mới sau vụ đảo chính.
Ông Putin đã liên tục cảnh báo Mỹ về hậu quả bởi các hành động của họ.
Theo như ông Putin, Mỹ và các nước thành viên của EU đã hỗ trợ vụ đảo chính ở Ukraine vào tháng 2 và các cuộc xung đột đang diễn ra được chăm ngòi bởi “đảng phái hiếu chiến đang được hỗ trợ bởi những thế lực bên ngoài”.
Ông Putin giải thích rằng: “Trong khuôn khổ của Chương trình Đối tác Đông Âu, có những nỗ lực nhằm tách rời những quốc gia từng là một phần của Liên bang Xô Viết ra khỏi Nga và bắt họ phải lựa chọn giữa Nga và châu Âu”.
“Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đạt tới đỉnh điểm của những xu hướng tiêu cực này”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga nói thêm rằng đất nước của ông đã “liên tục cảnh cáo Mỹ và các đồng minh phương Tây về những hậu quả nghiêm trọng của việc can thiệp vào vấn đề nội bộ ở Ukraine”, nhưng phương Tây đã không màng đến những điều mà nước Nga đã nói.
Phương Tây còn liên tục cáo buộc Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và hơn nữa là cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân ở Donetsk, nhưng những cáo buộc đó không có những bằng chứng thực tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, đại diện của nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) đã tuyên bố rằng họ tìm thấy các loại vũ khí có mác của Mỹ và NATO tại khu vực bị lực lượng quân đội chính phủ vứt bỏ.
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng những lời hứa của NATO về việc sẽ không mở rộng ra phía Đông “đã trở thành lời hứa suông”.
“Chúng ta đã thấy cách các cơ sở hạ tầng của NATO đang ngày càng tiến gần tới sát biên giới của Nga và các lợi ích của Nga đã bị phớt lờ như thế nào”, ông Putin cho hay.
Sau khi Nga sát nhập Crimea vào tháng 3/2014, NATO đã bắt đầu đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở biên giới phía Đông của Nga và ngừng tất cả những hợp tác với Nga, hạn chế liên lạc với các đại sứ và những nhà lãnh đạo cấp cao của Nga.
Tuần vừa qua, NATO đã tuyên bố rằng lực lượng phản ứng nhanh của họ sẽ gia tăng quân số từ 13,000 người lên 30,000 người, 6 trung tâm chỉ huy mới sẽ được dựng nên ở các nước láng giềng của Nga.
Nga liên tục bày tỏ các lo ngại về việc NATO xây dựng quân đội ở miền Đông châu Âu và nhấn mạnh rằng điều đó đe dọa đến sự ổn định của khu vực và toàn cầu.
Nguyễn Trung (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Truyền thông Anh khó tin ly khai Ukraine có TOS-1, Pantsir-S1
Truyền thông quốc tế bày tỏ hoài nghi về cáo buộc của chính quyền Ukraine cho rằng ly khai Ukraine đã được Nga cung cấp tổ hợp TOS-1, Pantsir-S1.
Chính quyền Ukraine trong suốt nhiều tháng nay tiếp tục đưa ra các cáo buộc sự hỗ trợ vũ khí từ Nga cho quân ly khai miền đông. Mới đây nhất, chính quyền nước này lại công bố thông tin cho rằng lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã sở hữu các tổ hợp pháo phản lực đa nòng TOS-1 220mm và tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm gần Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
Theo quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine, Quân đội Ukraine đã phá hủy một tổ hợp pháo phản lực đa nòng TOS-1 của lực lượng dân quân miền Đông Ukraine. Trước đó vào hôm 14/1 Quân đội Ukraine cũng đã từng thông báo về việc lực lượng dân quân đòi ly khai sử dụng các tổ hợp TOS-1 trong các đợt giao tranh tại sân bay Donetsk.
Theo thông báo của chính phủ Ukraine cho biết lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền đông nước này đã sở hữu các tổ hợp pháo phản lực TOS-1 do Nga sản xuất.
Trong khi đó, vẫn chưa có bất cứ kênh phương tiện truyền thông nào trên thế giới ghi hình được việc lực lượng ly khai Ukraine sử dụng các tổ hợp pháo phản lực đa nòng TOS-1 trong các cuộc giao tranh tại sân bay Donetsk, mặc dù Bộ quốc phòng Ukraine luôn khẳng định việc lực lượng dân quân đòi ly khai sở hữu TOS-1.
Nhưng phía Ukraine cũng không thể đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về việc tồn tại các tổ hợp TOS-1 ở chiến trường miền Đông Ukraine kể cả tổ hợp TOS-1 bị phá hủy hôm 3/2, đã khiến giới truyền thông quốc tế hoài nghi về tính xác thực nguồn tin của Bộ quốc phòng Ukraine.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây cũng xuất một số hình về tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm gần Pantsir-S1 do Nga chế tạo được cho là đang hoạt động tại chiến trường miền Đông Ukraine và do lực lượng dân quân đòi ly khai sử dụng, tại hai thành phố Shakhtarsk và Makiivka thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine. Cũng giống như trường hợp của TOS-1, thông tin về các bức ảnh của Pantsir-S1 ở miền Đông Ukraine đều không thể được kiểm chứng.
Trong ảnh là tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được cho là chụp tại miền Đông Ukraine vào hôm 28/1, nhưng nguồn gốc của bức ảnh lại không thể được kiểm chứng.
TOS-1 là tổ hợp pháo phản lực đa nòng hạng nặng do Nga chế tạo, nó có tầm bắn tối đa khoảng 3,6km với các tên lửa cỡ 220mm trang bị đầu đạn nhiệt áp. TOS-1 được đặt trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với hệ thống ống phóng gồm 30 nòng, trong khi đó biến thể nâng cấp TOS-1A với các tên lửa cải tiến lại có tầm bắn lên tới 6km và được trang bị hệ thống ống phóng 24 nòng.
Mặc dù vai trò chính xác của các tổ hợp pháo phản lực đa nòng TOS-1 ở miền Đông Ukraine vẫn chưa được xác định, nhưng với việc được trang bị các đầu đạn nhiệt áp và hệ thống ống phóng được đặt trên khung xe tăng hạng nặng. TOS-1 sẽ là thứ vũ khí hiệu quả để chống lại lực lượng bộ binh và cơ giới của đối phương trên mặt đất.
TOS-1 cũng được Quân đội Nga sử dụng tại Chiến tranh Chechnya vào năm 1999-2000 và nó đã chứng minh hiệu quả của mình trong tác chiến đô thị. Do đó các tổ hợp pháo phản lực đa nòng hạng nặng TOS-1 còn được Quân đội Nga coi như là một thứ vũ khí chiến lược chỉ được trang bị với số lượng hạn chế, và nó không phải là một đơn vị thuộc lực lượng Pháo binh Nga.
Nếu như lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine sở hữu các tổ hợp TOS-1 thì đây sẽ là bước ngoặc cho cuộc chiến ở miền Đông Ukraine.
Còn tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được Nga phát triển để thay thế cho các tổ hợp 2K22 Tunguska đã lỗi thời do Liên Xô chế tạo trước đây.
Pantsir-S1 có hệ thống vũ khí chính gồm 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6. Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km, còn tên lửa phòng không tầm trung 57E6 có tầm bắn tối đa lên tới 20km và được lắp đầu đạn phân mảnh.
Sự thật là gì?
Nếu như lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine được trang bị TOS-1 và Pantsir-S1 thì đây có thể sẽ là dấu chấm hết cho lực lượng Quân đội cUkraine đang bị vây hãm ở thành phố Debaltseve, thuộc tỉnh Donetsk. Với sức mạnh hỏa lực của mình TOS-1 sẽ đè bẹp mọi cứ điểm phòng thủ của Quân đội chính phủ Ukraine bên trong Debaltseve, trong khi đó Pantsir-S1 lại giúp lực lượng dân quân miền Đông Ukraine ngăn chặn mọi hoạt động hỗ trợ trên không từ Không quân Ukraine dành cho lực lượng bộ binh bên dưới mặt đất.
Nhưng đó mới chỉ là giải thuyết bởi vì nếu thật sự lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông sở hữu TOS-1 và Pantsir-S1 thì cục diện chiến sự ở Debaltseve đã sớm ngã ngũ, trong khi đó hiện tại Debaltseve vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Quân đội chính phủ Ukraine mặc dù đang bị vây hãm.
Lực lượng Quân đội chính phủ Ukraine tại thành phố Debaltseve chắc chắn sẽ thất thủ nếu như lực lượng dân quân đòi ly khai sử dụng TOS-1 tấn công vị trí chiến lược này.
Còn phía chính quyền Kiev luôn cáo buộc Nga hỗ trợ vũ khí cho lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine và cho rằng Nga là quốc gia duy nhất có thể cung cấp các tổ hợp TOS-1 và Pantsir-S1 trong khu vực, nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào ngoài các tuyên bố.
Trong khi đó cả hai tổ hợp vũ khí này đều là các loại vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Nga và chắc chắn Nga sẽ không dễ dàng trao chúng cho bất cứ ai. Mặc dù cả TOS-1 và Pantsir-S1 đều được Nga xuất khẩu sang một số quốc gia như Azerbaijan, Kazakhstan, và Iraq với các tổ hợp TOS-1, còn Pantsir-S1 chỉ được xuất khẩu sang Trung Đông với các đơn đặt hàng từ Algeria, Iraq, Syria, và UAE.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Đặc nhiệm Canada đấu súng với IS tại Iraq Các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Canada đã nổ súng tấn công các phần tử của IS tại Iraq trong vòng hơn một tuần qua. Theo AP, đây là vụ giao tranh trên bộ đầu tiên giữa lực lượng quân đội phương Tây với IS. Chuẩn tướngMichael Rouleau, tư lệnh chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Canada, ngày 19/1...