Khủng hoảng Ukraina: ‘Bóng ma’ trở lại
Khủng hoảng Ukraina đã tạo điều kiện cho “bóng ma” căng thẳng giữa Đông và Tây bùng phát trở lại lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Bóng ma đối đầu Đông Tây đã manh nha quay trở lại từ khi Nga và EU tranh giành quyết liệt lợi ích kinh tế tại Ukraina. Nhưng những diễn biến chính trị bất ngờ tại quốc gia hậu Xô Viết này là nhân tố quyết định khiến tình trạng đối đầu căng thẳng leo thang nhanh chóng.
Trong bối cảnh hiện nay, Ukraina đang thực sự trở thành một “miếng mật” ngon của Tổng thống Putin. Việc một người nổi tiếng thận trọng như ông Putin đưa quân chiếm giữ và kiểm soát hoàn toàn Crưm là hành động mang tính “lịch sử” tại không gian hậu Xô Viết, kể từ sau cuộc tấn công của Nga vào Grudia năm 2008. Và xét thực tế, có thể thấy Nga đang nắm đằng chuôi trong “ván bài” Ukraina.
Thứ nhất, đây là địa bàn chiến lược của Nga với quân cảng Sevastopol nằm ngay sát bờ biển Đen, vị trí thuận lợi nhất của hải quân Nga để tiến vào vùng biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Về mặt địa lý, Nga có lợi thế hơn so với Mỹ và phương Tây nhiều lần, vì vậy việc chọn cách tiếp cận vấn đề một cách chủ động như hiện nay giúp Nga có được lợi thế mặc cả khi bước vào đàm phán với Mỹ và phương Tây về tương lai Ukraina.
Một người biểu tình gắn cờ EU và Ukraina lên rào chắn tại Kiev. Ảnh: Reuters
Thứ hai, với việc ông V. Yanukovich, một thủ lĩnh chính trị có khả năng lãnh đạo phong trào chống lại chính quyền lâm thời đang sống lưu vong tại Nga, ông Putin đang có “chiếc mâu” chiến lược để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc tại Ukraina, là tiền đề để khôi phục một lực lượng chính trị thân Nga trong tương lai tại đất nước này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Putin cũng đang có một “chiếc thuẫn” vững chắc để bảo vệ Nga trước những chỉ trích của chính quyền lâm thời tại Kiev cho rằng Moscow đã “chính thức tuyên chiến với Ukraina”. Tại Crưm đang có hơn một nửa dân số là người Nga đang cần được bảo đảm về mặt an ninh, cùng với đó là lời kêu gọi trợ giúp đưa quân đội vào ổn định tình hình an ninh của chính phủ Crưm và cựu Tổng thống V. Yanukovich.
Cần nhớ rằng Crưm trong quá khứ đã từng có nhiều lần muốn li khai khỏi Ukraina để trở về với Nga, giống như thời điểm trước năm 1954. “Tầm nhìn của Putin không phải là nhằm khôi phục lại Liên Xô, mà là khôi phục lại nước Nga vĩ đại” – Kathryn Stoner, giáo sư tại Đại học Stanford và là chuyên gia về Nga nhìn nhận.
Thứ ba, những đối thủ có khả năng lớn nhất can thiệp vào địa bàn Ukraina đang tỏ ra yếu thế hơn so với Nga. Mỹ và phương Tây đang ở thời điểm yếu nhất trong một phần tư thế kỉ gần đây.
Trong toàn bộ diễn biến tại Ukraina, chính quyền Washington đã không có một phản ứng mang tính chính thống nào. Chỉ đến ngày 2/3, sau khi Tổng thống Putin có những động thái chuẩn bị cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Ukraina, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới lên tiếng cảnh báo Moscow về những hậu quả kinh tế và chính trị mà Nga có thể gặp phải.
Không quá ngạc nhiên khi Mỹ hành động có phần muộn màng như vậy. Bởi khả năng của nước Mỹ lúc này không cho phép họ thẳng tay can thiệp quân sự vào tình hình Ukraina như trường hợp ở Lybia. Sau hơn một nhiệm kì tổng thống, Obama hiện đã rút quân khỏi những chiến trường Mỹ đang sa lầy như Iraq và Afghanistan, đồng thời giúp cho nền kinh tế Mỹ khởi sắc trở lại 4 quý gần đây sau gần 5 năm vật lộn trong khủng hoảng.
Bất cứ hành động trả đũa quân sự nào đối với nước Nga vào thời điểm này đều có thể là con dao hai lưỡi phá hỏng chiến dịch bầu cử giữa nhiệm kì của ông vào tháng 11 tới. Tại một địa bàn trọng yếu hơn nhiều của Mỹ là Syria, Tổng thống B. Obama cũng đã phải chùn tay khi thực sự phải đưa ra một giải pháp trước việc chính quyền ông B. Assad sử dụng vũ khí hóa học, tức là đã “vượt quá ranh giới đỏ”. Vì vậy sử dụng các biện pháp kinh tế và chính trị là những lựa chọn còn lại duy nhất cho Washington. Trong khi các hành động của Mỹ chưa đem lại hiệu quả nào thì Nga đã chiếm phần kiểm soát một địa bàn quan trọng tại Ukraina là Crưm.
Còn bước đi thực chất nhất của EU cho đến lúc này là nỗ lực của “ Tam giác Weimar” gồm bộ ba Ngoại trưởng Pháp – Đức – Ba Lan khi dàn xếp được một thỏa thuận giữa Tổng thống bị lật đổ Yanukovych với phe đối lập. Tuy nhiên, diễn biến trong những ngày qua, với việc thỏa thuận gần như đã bị xé bỏ, Ukraina lập chính phủ mới và căng thẳng quân sự leo thang với Nga cho thấy, dự tính của châu Âu đã đi ra ngoài tầm kiểm soát.
Đến thời điểm hiện nay, EU vẫn chưa có bất kỳ một hành động thực chất nào có tác động đến tình hình tại Ukraina. Giải pháp khả thi nhất cho EU lúc này cũng chỉ là các biện pháp chính trị và kinh tế. NATO cũng không có khả năng áp đặt lực lượng quân sự tại Ukraina vì 2 lí do. Đầu tiên là thông qua tuyên bố của các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ba Lan về việc lên án hành động quân sự tại Ukraina, họ đã thừa nhận bất cứ hành động can thiệp quân sự vào Ukraina lúc này đều là vi phạm luật pháp quốc tế. Thứ hai, ngay cả khi Mỹ thúc giục NATO về một biện pháp quân sự cũng sẽ gặp phải phản đối từ các nước thành viên, vì một cuộc xung đột ngay sát quốc gia mình là điều không một nước châu Âu nào muốn gặp trong bối cảnh họ còn nhiều vấn đề đối nội đáng ngại.
Những biện pháp trừng phạt về chính trị và kinh tế đang được tính đến ở thời điểm này là bao gồm việc tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 sắp diễn ra tại Sochi Nga, khai trừ tư cách thành viên của Nga khỏi G8, và việc đóng băng các tài sản của một số quan chức Nga ở nước ngoài, cấm cấp visa, tẩy chay các khoản đầu tư, bài trừ hàng hóa của Nga tại thị trường phương Tây.
Nếu những biện pháp này thành hiện thực, chúng được đánh giá là đủ sức phá hỏng công cuộc vực dậy nền kinh tế của Nga trong hơn 20 năm vừa qua. Michael O’Hanlon, chuyên gia của Brookings Institution, cho rằng phương Tây có nhiều vũ khí hơn là họ nghĩ: “Nếu xảy ra chiến sự, chúng ta có cả một kho vũ khí trừng phạt kinh tế để sử dụng. Tôi không tin ông ta (Putin) sẽ dám đi xa đến thế”.
Trong bối cảnh như vậy, một cuộc “đối đầu” giữa Nga và phương Tây về tương lai của Ukraina là điều đã nằm trong tính toán của ông Putin. Một sự đụng độ về quân sự có lẽ sẽ khó thành hiện thực, nhưng những “trận chiến” về chính trị và kinh tế cũng đủ để đưa cả thế giới trở về với bầu không khí Chiến tranh Lạnh.
Nếu kịch bản này xảy ra thì đây sẽ là một sai lầm không đáng có với một nước Nga thực dụng và hiệu quả dưới sự điều hành của Tổng thống Putin. Vì vậy, một cuộc mặc cả về tương lai chính trị tại Ukraina là điều nên xảy ra, dù rằng kết quả cũng rất khó đoán định. Hiện nay có một người người đến gần câu trả lời hơn tất cả, đó là Tổng thống Nga V. Putin.
“Bờ vực thảm họa” Cuộc chính biến bắt nguồn từ cách đây 3 tháng đã diễn ra theo một kịch bản xấu nhất có thể cho người dân Ukraina: bạo loạn đẫm máu trải rộng trên cả nước, chính phủ và Tổng thống bị lật đổ phi pháp, nền kinh tế đất nước đứng bên bờ vực sụp đổ, các thế lực bên ngoài tận dụng cơ hội nhúng tay sâu vào tình hình chính trị nội bộ quốc gia này, và còn hàng loạt thách thức mà các liên minh biểu tình chống chính phủ của ông V. Yanukovich sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Nhìn bức tranh rộng hơn sẽ thấy những biến động tại Ukraina hiện nay bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính: Tổng thống vừa bị lật đổ V. Yanukovich bị tố cáo lạm quyền, thực hiện những chính sách kinh tế không phục vụ lợi ích của người dân Ukraina. Nguyên nhân thứ hai là do lãnh đạo các lực lượng chính trị tại Ukraina đã đưa ra hàng loạt quyết định sai lầm trong thời gian biến động vừa qua. Tổng thống vừa bị phế truất V. Yanukovich đã có nhiều sai lầm trong cách điều hành kinh tế trong nhiệm kì của mình. Còn trong toàn bộ cuộc chính biến vừa qua, ông V. Yanukovich đã tự cho mọi người thấy hình ảnh một vị Tổng thống không sáng suốt và quyết đoán vào những thời điểm then chốt. Rõ ràng là bài học nội chiến kéo dài tại Syria của chính phủ B. Al Assad không hề được ông V. Yanukovich xem xét. Về phía lực lượng đối lập, những hành động vừa qua cũng cho thấy đây là một liên minh non nớt về chính trị, mang nhiều tính toán cá nhân hơn việc ưu tiên lợi ích của người dân Ukraina. Điều này được thể hiện qua việc họ nôn nóng chọn con đường bạo lực để lật đổ Tổng thống đương nhiệm. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, việc Ukraina cần không ít thời gian để ổn định tình hình chính trị sẽ là nguyên nhân chính khiến kinh tế nước này sẽ ngập chìm vào khủng hoảng trong tương lai. Thủ tướng lâm thời Ukraina A. Yatsenyuk cũng đã phải thừa nhận quốc gia này đang ở “bờ vực thảm họa”. Chính những yếu kém của nội bộ Ukraina là đã tạo điều kiện cho “bóng ma” căng thẳng giữa Đông và Tây bùng phát trở lại lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Nguyễn Vinh Hiển
Theo_VietNamNet
Venezuela tố Mỹ gây bất ổn
Chính phủ Venezuela vào hôm 16.2 đã lên tiếng cáo buộc Mỹ tìm cách "thúc đẩy và hợp pháp hóa các nỗ lực gây bất ổn" tại quốc gia Nam Mỹ này.
Biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Caracas của Venezuela - Ảnh: Reuters
AFP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Venezuela cho biết chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro "thẳng thừng bác bỏ bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vì nó thể hiện thêm một âm mưu nữa của chính quyền Washington" nhằm gây ảnh hưởng xấu đến Venezuela.
Vào hôm 15.2, ông Kerry đã lên tiếng cảnh báo cái mà ông gọi là "tình trạng bạo lực vô lý" đang diễn ra trong các cuộc biểu tình tại Venezuela, đồng thời cũng đã chỉ trích nặng nề việc chính phủ Venezuela bắt giam những người biểu tình.
Được biết, đã có ít nhất ba người thiệt mạng sau khi bạo lực nổ ra tại các cuộc biểu tình ở thủ đô Caracas của Venezuela vào đầu tuần trước.
Ngoài ra, 26 người khác bị thương và ít nhất 30 người đã bị bắt giữ trong các vụ biểu tình chống chính phủ nổ ra ở Venezuela, theo AFP.
Theo TNO
Nga Trung tập trận hải quân trên Địa Trung Hải Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay Trung Quốc và Nga đã đồng ý tổ chức một cuộc tập trận chung trên vùng biển Địa Trung Hải trong năm nay. Hôm 19/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo một nhóm sĩ quan hải quân Nga trên tuần dương hạm Peter Đại đế đã tới thăm tàu...