Khủng hoảng Trung Đông-Bắc Phi bao phủ hội nghị thượng đỉnh G8
An toàn hạt nhân, triển vọng kinh tế thế giới và đặc biệt là tình hình Bắc Phi và Trung Đông – là những vấn đề quan trọng mà các nhà lãnh đạo G8 sẽ thảo luận tại cuộc gặp truyền thống vừa khai mạc tại Deauville, Pháp.
Mỹ muốn nhân G8 kêu gọi viện trợ kinh tế giúp Ai Cập, Tunisia.
Các vị nguyên thủ những nền kinh tế hàng đầu đã bắt đầu hop trong bối cảnh các cường quốc cần liên kết lại để cùng nhau đối đầu với thách thức trong cuộc sống hiện tại: làn sóng nổi dậy ở Bắc Phi, chiến dịch liên minh phương Tây nhằm vào Libya, thảm kịch ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng toàn cầu, tình hình khó khăn kinh tế ở một số nước châu Âu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhân cuộc họp này để nhấn mạnh lời kêu gọi quốc tế góp sức trợ giúp các nước trong khu vực đó “chấp nhận cải cách chính trị và kinh tế”.
Ông David Lipton, một trong những cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, hôm qua nói với các ký giả rằng Mỹ xem những cuộc thảo luận về Trung đông và Bắc Phi là “nằm trong số những điều quan trọng nhất” cần được hoàn tất tại hội nghị.
Ông Lipton cho biết các nhà lãnh đạo G-8 sẽ có cơ hội thảo luận với 3 đại diện Ai Cập và Tunisia cùng người đứng đầu Liên minh Ảrập về những kế hoạch và khát vọng về thay đổi của họ, cùng những đường lối theo đó cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp.
Video đang HOT
Theo dự kiến, Tổng thống Obama cũng thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về hoạt động quân sự của NATO tại Libya, “với mục đích bảo vệ thường dân tránh khỏi các vụ tấn công của binh sỹ của nhà lãnh đạo Gadhafi”.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra hàng loạt các cuộc gặp song phương theo hình thức “một-một”, trong đó lãnh đạo các nước thành viên sẽ thảo luận những vấn đề chủ chốt của quan hệ liên quốc gia.
Đặc biệt, Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý tiếp tục làm việc để tiến tới một thỏa thuận về các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng dư luận cho rằng rõ ràng hai nguyên thủ còn có nhiều vấn đề khác nữa để giải quyết.
Một trong những vấn đề bức thiết trong chương trình nghị sự liên quan tới mạng lưới truyền thông toàn cầu Internet. Các nhà lãnh đạo của Nhóm G8 dự định lưu ý thảo luận vấn đề chủ nghĩa khủng bố mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Không ngẫu nhiên mà trước Hội nghị thượng đỉnh, theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, tại Paris đã tổ chức Diễn đàn Internet quốc tế, trong đó mọi người đã thảo luận về cùng một đề tài như chương trình của các nhà lãnh đạo nhóm G8 ở Deauville.
Theo Dân Trí
Thủ tướng Israel "phản pháo" Tổng thống Mỹ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng phản đối các bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng một quốc gia Palestine độc lập phải dựa trên các đường biên giới năm 1967.
Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Obama trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2010.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã có bài phát biểu quan trọng về tương lai chính sách của Washington về Trung Đông và Bắc Phi tại Bộ ngoại giao Mỹ.
Đối với vấn đề Israel-Palestine, nhà lãnh đạo Mỹ cho hay nền tảng của các cuộc đàm phán hoà bình tạo ra "một nhà nước Palestine độc lập và một Israel an toàn".
"Mỹ tin rằng các cuộc đàm phán sẽ dẫn tới 2 quốc gia độc lập, với việc Palestine phải có các đường biên giới cố định với Israel, Jordan, Ai Cập và Israel cũng phải có đường biên giới cố định với Palestine".
"Biên giới giữa Israel và Palestine cần dựa trên đường biên giới có trước cuộc Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 với các thoả thuận mà hai bên cùng thống nhất, vì vậy các đường biên giới an toàn và được công nhận sẽ được thiết lập cho cả hai nước", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Đáp lại phát biểu của ông Obama, Thủ tướng Israel Netanyahu nói rằng các đường biên giới, vốn tồn tại trước cuộc chiến năm 1967, là "không thể bảo vệ được".
Trong cuộc chiến năm 1967, Israel đã chiếm những vùng đất của người Palestine. Ước tính khoảng 300.000 người Israel đang sống tại các khu định cư được xây dựng tại Bờ Tây, vốn nằm bên ngoài các đường biên giới năm 1967. Các khu định cư là bất hợp phép theo luật quốc tế mặc dù Israel phản đối điều này.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Netanyahu nói ông đánh giá cao cam kết hoà bình của Tổng thống Obama nhưng "sự tồn tại của một nhà nước Palestine không thể bị đánh đổi bằng sự tồn tại của Israel".
Ông Netanyahu cũng kêu gọi ông Obama tái khẳng định các cam kết của Mỹ đối với Israel như đã đưa ra hồi năm 2004, ám chỉ một bức thư của Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush trong đó nói rằng Israel có thể giữ lại các khu định cư trong bất kỳ thoả thuận hoà bình nào.
"Những cam kết đó nói rằng Israel không phải rút khỏi các đường biên giới năm 1967", ông Netanyahu nói và nhấn mạnh thêm rằng một đường biên giới như vậy là "khổng thể bảo vệ được".
Tiến trình đàm phán hoà bình Israel-Palestine hiện đang rơi vào bế tắc do Israel tiếp tục xây các khu định cư Do Thái trên vùng đất chiếm của Palestine ở Bờ Tây.
Thủ tướng Netanyahu dự kiến có cuộc hội đàm với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng vào hôm nay.
Theo Dân Trí
Obama: 'Gadhafi ra đi là điều không tránh khỏi' Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi phải từ bỏ quyền lực là điều chắc chắn và chỉ khi đó mới có cuộc chuyển tiếp dân chủ tại quốc gia Bắc Phi này. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP. Thông điệp được ông chủ Nhà Trắng đưa ra trong bài phát biểu chính thức...