Khủng hoàng thất nghiệp giữa lúc dân số tăng nhanh – ‘bom hẹn giờ’ tại Ấn Độ
Mặc dù được đánh giá có nền tăng trưởng kinh tế nhanh song Ấn Độ không tạo đủ cơ hội việc làm cho hàng triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động mỗi năm.
Người dân Ấn Độ mừng năm mới tại Quảng trường Cổng Ấn Độ ngày 31/12/2022. Ảnh: Hindustan Times
Trong năm 2023, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Khả năng Ấn Độ vượt qua cột mốc quan trọng đó trong vòng vài tháng đã tăng lên sau khi Trung Quốc ghi nhận dân số nước này vào năm 2022 giảm lần đầu tiên sau hơn 60 năm.
Sự thay đổi này sẽ có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với cả hai gã khổng lồ châu Á đều đang có hơn 1,4 tỷ dân.
Cùng với dữ liệu dân số, Trung Quốc cũng báo cáo một trong những con số tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong gần nửa thế kỷ, nhấn mạnh những thách thức lớn mà nước này phải đối mặt khi lực lượng lao động đang thu hẹp và số lượng những người về hưu tăng lên.
Đối với Ấn Độ, các nhà kinh tế và phân tích đánh giá quốc gia này đang sở hữu “lợi tức nhân khẩu học”, từ đó có thể tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng nhanh khi số lượng người lao động khỏe mạnh tăng lên.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những lo ngại. Đó là bởi vì Ấn Độ không tạo đủ cơ hội việc làm cho hàng triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động mỗi năm.
Theo dữ liệu năm 2021 từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia Nam Á này là hơn 900 triệu người. Chính phủ Ấn Độ ước tính con số này dự kiến đạt hơn 1 tỷ trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Nhưng các chuyên gia cảnh báo những con số này có thể trở thành gánh nặng nếu các nhà hoạch định chính sách không tạo ra đủ việc làm. Hiện tại, dữ liệu cho thấy ngày càng có nhiều người Ấn Độ thậm chí không tìm kiếm việc làm do thiếu cơ hội và lương thấp.
Theo dữ liệu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Ấn Độ, ước tính về lực lượng lao động đang hoạt động và những người đang tìm việc, ở mức 46%, thuộc hàng thấp nhất ở châu Á. Để so sánh, tỷ lệ của Trung Quốc và Mỹ lần lượt ở mức 68% và 61% trong cùng năm.
Đối với phụ nữ, con số còn đáng báo động hơn. Dữ liệu của WB cho thấy tỷ lệ phụ nữ có việc làm tại Ấn Độ chỉ là 19% vào năm 2021, giảm từ 26% vào năm 2005.
Chandrasekhar Sripada, Giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Kinh doanh Ấn Độ, nhận định: “Ấn Độ đang ngồi trên một quả bom hẹn giờ. Xã hội sẽ rơi vào bất ổn nếu quốc gia không thể tạo ra đủ việc làm trong một khoảng thời gian ngắn”.
Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE), một tổ chức tư v ấn độc lập có trụ sở tại Mumbai, tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ trong tháng 12 ở mức 8,3%. Để so sánh, tỷ lệ của Mỹ vào khoảng 3,5% vào cuối năm ngoái.
Mahesh Vyas, Giám đốc điều hành của CMIE, đã viết trong một bài đăng trên blog: “Ấn Độ có dân số thanh niên lớn nhất thế giới. Lý tưởng nhất là Ấn Độ nên nắm bắt cơ hội hiếm có này về nguồn lao động và vốn sẵn có dễ dàng để thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, có vẻ như Ấn Độ đang hụt hơi”.
Chất lượng giáo dục chưa cao là một trong những lý do lớn nhất đằng sau cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở Ấn Độ. Sripada cho biết đã có một “thất bại lớn ở cấp độ giáo dục” bởi các nhà hoạch định chính sách, đồng thời cho biết thêm rằng các tổ chức của Ấn Độ chua trọng đến việc học thuộc lòng hơn là tư duy sáng tạo.
Do sự kết hợp giữa giáo dục còn nhiếu điểm yếu và thiếu việc làm, hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, bao gồm cả những người có bằng tiến sĩ, cuối cùng phải chấp nhận các công việc vị trí thấp trong chính phủ, chẳng hạn như công việc của nhân viên văn phòng, với mức lương dưới 300 USD/tháng.
Sripada cho biết tin tốt là các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra vấn đề này và bắt đầu chú trọng hợp lý vào việc đào tạo kỹ năng ngay, nhưng sẽ mất nhiều năm mới nhìn thấy tác động của các chính sách mới.
Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á cũng cần tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp hơn để phát huy hết tiềm năng kinh tế của mình. Theo dữ liệu gần đây của chính phủ, hơn 45% lực lượng lao động Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo báo cáo năm 2020 của Viện Toàn cầu McKinsey, quốc gia này cần tạo ra ít nhất 90 triệu việc làm phi nông nghiệp mới vào năm 2030 để thu hút lao động mới. Các chuyên gia cho biết nhiều công việc trong số này có thể được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây gia tăng, Ấn Độ đã đạt được một số tiến bộ trong việc thúc đẩy sản xuất bằng cách thu hút những gã khổng lồ quốc tế như Apple sản xuất nhiều hơn ở nước này. Tuy nhiên, các nhà máy vẫn chỉ chiếm 14% GDP của Ấn Độ.
Với dự báo tăng trưởng GDP 6,8% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3, quốc gia Nam Á này được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, theo một cựu quan chức ngân hàng trung ương, ngay cả mức tăng trưởng này cũng “chưa đủ”.
“Phần lớn sự tăng trưởng này là tăng trưởng thất nghiệp. Việc làm về cơ bản là nhiệm vụ đầu tiên đối với nền kinh tế”, Raghuram Rajan, cựu Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, nói với công ty truyền thông NDTV.
Theo báo cáo của Mckinsey, để tăng trưởng việc làm hiệu quả, GDP của Ấn Độ sẽ cần tăng 8,0% đến 8,5% hàng năm trong thập kỷ tới.
Dự báo Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027
Dự báo GDP của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới và nước này cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.
Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tạp chí Financial Times, Chetan Ahya - trưởng ban kinh tế châu Á của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley - dự báo rằng thay đổi trong cách tiếp cận chính sách theo hướng thúc đẩy đầu tư cùng với lợi thế về nhân khẩu học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027.
Bên cạnh đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ sẽ tăng từ 3.400 tỷ USD hiện tại lên 8.500 tỷ USD trong 10 năm tới.
"Mỗi năm, GDP Ấn Độ sẽ tăng thêm hơn 400 tỷ USD, chỉ số vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc", chuyên gia Chetan viết, trích dẫn các cải cách thuế trong khuôn khổ Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST), như cắt giảm thuế doanh nghiệp và áp dụng các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất là những ví dụ về sự thay đổi trong chính sách của chính phủ.
Trong một thế giới đa cực nơi các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Ấn Độ đang nổi lên như một điểm đến được ưa chuộng.
"Ấn Độ đang bước vào giai đoạn mà thu nhập sẽ tăng lên với tốc độ nhanh. Làm một phép so sánh, Ấn Độ mất 31 năm kể từ năm 1991 để tăng GDP thêm 3.000 tỷ USD. Tuy nhiên, theo dự đoán của chúng tôi, Ấn Độ sẽ chỉ cần 7 năm để GDP nhận thêm con số tương tự", ông Chetan chỉ ra.
Nhà kinh tế học này cũng nhấn mạnh sự khác biệt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giữa Ấn Độ và các nền kinh tế khác. Trong khi Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng dựa trên một mạng lưới do cơ quan quản lý nhận dạng Aadhaar của chính phủ điều hành thì các nền kinh tế khác đi theo con đường tư nhân.
Ông Chetan lưu ý: "Sự thay đổi trong cách tiếp cận chính sách của Ấn Độ đang đưa nước này gần hơn với mô hình Đông Á về tận dụng xuất khẩu, tăng cường tiết kiệm và tái chế để đầu tư".
Chuyên gia lấy ví dụ về Trung Quốc khi so sánh GDP của Ấn Độ ngày nay bằng với mức GDP của Trung Quốc vào năm 2007.
Tuy nhiên, dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ đang tăng lên. Điều này cho thấy nước này sẽ có cơ hội tăng trưởng dài hơn. Độ tuổi trung bình của Ấn Độ hiện nay cũng ít hơn 11 tuổi so với độ tuổi trung bình tại Trung Quốc.
Dân số Trung Quốc có xu hướng giảm trước năm 2025 Một quan chức cấp cao tiết lộ tốc độ tăng trưởng dân số của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể và dự kiến chuyển sang xu hướng giảm trước năm 2025. Trẻ em vui chơi tại một công viên Bắc Kinh. Ảnh: Reuters Theo Thời báo Hoàn cầu, số liệu về mức sinh được công bố vào cuối 24/7 cho thấy số...