Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – Kỳ 3
Vào những năm 1960, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán về việc dừng thử nghiệm hạt nhân và cắt giảm quân bị, cả Liên Xô và Mỹ lại tăng cường thử nghiệm hạt nhân.
Cuộc đấu vẫn tiếp tục
Năm 1959, một tướng lĩnh cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã dự đoán: cuối năm 1962, số lượng tên lửa tầm xa của Mátxcơva sẽ gấp 3 lần Mỹ. Kennedy rất quan tâm tới điều này. Chính vì vậy, trong ba năm cầm quyền (1961-1963), Kennedy liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng.
Tháng 3/1961, Kennedy ra lệnh đẩy mạnh việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tên lửa Polaris bắn từ tàu ngầm và tên lửa Minuteman phóng từ lòng đất. Ngoài ra, Mỹ còn tìm cách tăng cường sự có mặt của mình ở Tây Đức, Áo, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để hình thành thế bao vây đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong hai năm: 1959 và 1960, quân đội NATO và quân đội Tây Đức nhiều lần tổ chức diễn tập liên hợp lấy Liên Xô và Đông Âu làm kẻ địch giả tưởng. Những quả tên lửa của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mất 5-6 phút là có thể vươn tới Mátxcơva. Trong khi đó, nếu phóng từ lãnh thổ của mình và muốn đến được nước Mỹ, tên lửa của Liên Xô phải mất từ 20-30 phút bay.
Il-28, loại máy bay từng được bố trí bí mật ở Cuba trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân
Cục diện bất lợi này khiến Khrushchev cảm thấy bất an. Trước chuyến thăm Mátxcơva của Raul Castro, tháng 5/1962, Khrushchev đi thăm Bungari. Một hôm, Khrushchev đi dạo trên bờ Biển Đen với Nguyên soái Rodion Malinovsky – Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Malinovsky chỉ tay sang phía bờ đối diện nói: “Chỉ cần vài phút là những quả tên lửa hạt nhân bố trí ở các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có thể huỷ diệt Kiép, Minxcơ và Mátxcơva”. Khrushchev hỏi: “Vậy tại sao chúng ta không thể thiết lập căn cứ quân sự ở gần nước Mỹ?” Và Khrushchev quyết tâm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Đúng lúc này, quan hệ giữa Mỹ và Cuba leo thang căng thẳng. Trong một thời gian ngắn, Cuba đã cử hai đoàn đại biểu sang thăm Liên Xô, đề nghị Mátxcơva giúp La Habana chống lại sự xâm lược của Oasinhtơn.
Nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ, Khrushchev đương nhiêu đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ Cuba. Nhưng giúp bằng cách gì? Cung cấp những loại vũ khí thông thường như xe tăng, đại pháo …cũng chỉ giúp Cuba nâng cao khả năng phòng ngự thông thường, không thể tạo ra sức mạnh răn đe đối với Mỹ.
Video đang HOT
Tên lửa Polaris của Mỹ tại bãi phóng ở mũi Canaveral.
Khrushchev cho rằng: “Chúng ta nhất định phải nghĩ ra biện pháp thực tế để đối phó với Mỹ và sự can thiệp của Mỹ ở biển Caribê”. Cuối cùng, Khrushchev quyết định phải xây dựng căn cứ quân sự và bố trí tên lửa hạt nhân, máy bay Il-28 ở Cuba.
Khrushchev dự tính nếu hoàn thành việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba trước khi bị người Mỹ phát hiện thì chỉ cần 1/10 số tên lửa của Liên Xô thoát khỏi đòn trả đũa của Lầu Năm góc cũng đủ giáng đòn sấm sét vào New York. Kết quả của việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba không chỉ có thể khống chế hành động quân sự tuỳ tiện của Mỹ nhằm vào Cuba, mà còn giúp tạo thế cân bằng hạt nhân giữa Mátxcơva và Oasinhtơn. Theo Khrushchev, người Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự bao vây Liên Xô, sử dụng vũ khí hạt nhân đe doạ Liên Xô, nên họ đáng được nếm vị đắng khi thấy tên lửa của Liên Xô chĩa vào.
Chính phủ Liên Xô phê chuẩn kế hoạch của Khrushchev, căn cứ vào hiệp định bí mật kí với Cuba, quyết định bố trí tên lửa tầm trung ở Cuba và cung cấp máy bay ném bom phản lực Il-28 cho Cuba. Hàng chục quả tên lửa (mỗi quả có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn gấp hàng chục lần so với quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki – Nhật Bản) và hàng chục chiếc máy bay đã được tháo rời, đóng vào kiện, bí mật chuyển lên những chiếc tàu chở hàng đưa đến Cuba. Khoảng 3.500 nhân viên kĩ thuật Liên Xô cũng xuống tàu sang Cuba. Tới ngày 2/9, khi hai đoàn đại biểu Liên Xô và Cuba ra tuyên bố chung, kế hoạch vận chuyển vũ khí và nhân viên kĩ thuật của Liên Xô cơ bản đã hoàn tất. Tuy nhiên, Khrushchev không thể ngờ rằng kế hoạch chuyển thế trận từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu của mình lại gây ra một cơn sóng gió lớn đến vậy trong quan hệ giữa Mátxcơva và Oasinhtơn cũng như trên trường quốc tế. Nguy cơ chiến tranh cũng không đặt Liên Xô vào vòng ngoại lệ.
Theo Minh Thành
Báo tin tức
Phi vụ buôn vũ khí khổng lồ và ngoạn mục nhất
Đầu năm 1984, vệ tinh trinh sát của Mỹ tình cờ phát hiện tại 1 sân bay quân sự của Triều Tiên có một loại máy bay trực thăng, trông khác hẳn các loại trực thăng hiện đang phục vụ trong quân đội nước này. Đầu tiên, Mỹ tưởng là Triều Tiên mới nhận một loại trực thăng vũ trang từ Liên Xô nhưng kết quả điều tra đã khiến Mỹ - Hàn té ngửa là Triều Tiên đang sở hữu loại máy bay MD500 của Công ty Hughes - Mỹ.
Trong lễ duyệt binh trọng thể tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 27/07, kỷ niệm 60 năm "Ngày chiến thắng" trong cuộc chiến giữa 2 miền, lần đầu tiên quân đội Triều Tiên đã công khai loại máy bay trực thăng MD500 do Mỹ sản xuất, hiện đang biên chế trong quân đội nước này, hé mở những tình tiết ly kỳ về một vụ "buôn lậu" gần 100 chiếc máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất ngay trước mắt họ.
Trực thăng MD-500 lần đầu lộ diện trên bầu trời Bình Nhưỡng ngày 27/7
Trước đây, cũng có nhiều lời đồn đoán về việc Bình Nhưỡng cũng được trang bị một loại máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất, giống hệt như của Seoul, khi cần họ có thể ngụy trang giống hệt những chiếc máy bay trực thăng của người anh em để trà trộn, xâm nhập vào nội địa Hàn Quốc. Đến giờ những đồn đại đã trở thành sự thực, nhưng người ta không thể hiểu được tại sao những chiếc máy bay này lại có thể lọt được vào tay Bình Nhưỡng?
Từ sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên đến nay, Mỹ - Hàn và Triều Tiên luôn giữ thái độ thù địch, làm sao Triều Tiên có thể mua được loại máy bay này và ai cung cấp cho họ? Những cứ liệu lịch sử hiện nay đã được làm sáng tỏ, số máy bay trực thăng MD500 này là sản phẩm từ thời kỳ chiến tranh lạnh, trong thập niên 80 của thế kỷ trước, do một công ty Tây Đức bán và chuyển đến cho Triều Tiên qua một con đường hết sức phức tạp và tinh vi.
Thập niên 80 của thế kỷ trước là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, một số nhà buôn bán vũ khí phương Tây, bắt tay với cả 2 bên nhằm kiếm lời lớn nhất từ chiến tranh lạnh. Điển hình trong số đó là công ty thiết bị máy bay Delta-Avia Fluggerte GmbH của Tây Đức. Đây chính là công ty đã đứng ra đạo diễn thành công vụ "buôn lậu máy bay" lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Vào thời kỳ đó, Delta-Avia Fluggerte GmbH - có trụ sở ở khu vực Koblenz, phía tây của Tây Đức, là một trong những công ty có phương pháp làm việc "linh hoạt" nhất. Công ty này do 2 anh em Ronald Semler và Monte Semler thành lập, sau này còn có một đối tác người Đan Mạch là Kurt Behrens.
Phiên bản dân dụng và quân sự của Hughes MD500 tương đối giống nhau
Delta-Avia Fluggerte GmbH chuyên kinh doanh các thiết bị máy bay như: Thiết bị máy bay, thiết bị nội thất, thiết bị điện tử hàng không, càng cất hạ cánh, thiết bị dẫn đường..., tóm lại là thượng vàng, hạ cám về thiết bị máy bay.
Đầu thập niên 80, một công ty của Triều Tiên đã tìm đến Delta-Avia Fluggerte GmbH đặt mua giúp 1 lô máy bay trực thăng. Cảm giác vui mừng của Ban giám đốc đã biến thành thất kinh, khi vị khách hàng Triều Tiên đòi mua máy bay trực thăng Hughes MD500 của Mỹ.
Một phần nguyên nhân là số lượng máy bay Triều Tiên đòi mua lên đến con số khủng khiếp là 100 chiếc, hơn nữa Bình Nhưỡng đang là mục tiêu bao vây chặt chẽ của Washington và Seoul, luật pháp Mỹ cũng cấm tất cả các hành vi bán vũ khí cho Triều Tiên, đồng thời tất cả các con đường chuyên chở vũ khí đến nước này đều bị phong tỏa nghiêm ngặt.
MD500 là loại máy bay trực thăng hạng nhẹ, do công ty Hughes của Mỹ nghiên cứu, chế tạo, nó là anh em song sinh, của máy bay trực thăng hạng nhẹ OH-6A củâ quân đội Mỹ, chuyên dụng để trinh sát, tải thương khẩn cấp và tấn công trên chiến trường. Tuy Triều Tiên yêu cầu mua phiên bản dân dụng nhưng nó cũng không khác biệt mấy so với phiên bản quân dụng. Các chuyên gia quân sự cho biết, phiên bản dân dụng này rất dễ lắp đặt thêm các loại tên lửa, súng máy và hệ thống rocket.
Do loại máy bay này cơ bản là giống với các trực thăng quân dụng hiện đang sử dụng trong quân đội Hàn Quốc, nên người Triều Tiên đặt mua với số lượng lớn để dễ dàng trà trộn, thâm nhập vào nội địa Hàn Quốc. Hiển nhiên đây là một thương vụ rất khó khăn, mức độ nguy hiểm cao nhưng hàng chục triệu USD lợi nhuận lúc đó, đã làm Công ty Delta-Avia Fluggerte GmbH lóa mắt và quyết định chấp nhận rủi ro.
Đối với Delta-Avia Fluggerte GmbH, thương vụ khổng lồ này tuy mạo hiểm nhưng không phải là vô kế khả thi, vì họ chính là Tổng đại lý bán hàng tại Tây Đức của Công ty sản xuất trực thăng Hughes của Mỹ. Trong quá trình kinh doanh vũ khí Mỹ, Delta-Avia Fluggerte GmbH đã thành lập một công ty xuất khẩu ở Malibu, gần Los Angeles. Công ty này có rất nhiều bạn hàng thân thiết ở Mỹ, đã giúp họ vượt qua được các khâu then chốt, khiến công ty Hughes và nhà đương cục Mỹ không hề nghi ngờ công ty thiết bị trực thăng đến từ nước đồng minh Tây Đức.
Theo_VnMedia
Ly kỳ vụ Triều Tiên "cuỗm" 100 chiếc trực thăng từ tay Mỹ Đầu năm 1984, vệ tinh trinh sát của Mỹ tình cờ phát hiện tại 1 sân bay quân sự của Triều Tiên có một loại máy bay trực thăng, trông khác hẳn các loại trực thăng hiện đang phục vụ trong quân đội nước này. Đầu tiên, Mỹ tưởng là Triều Tiên mới nhận một loại trực thăng vũ trang từ Liên Xô...