Khủng hoảng tàu phá băng: Nga đối mặt thách thức lớn ở Bắc Cực
Phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga. Ảnh: Wiki
Nga, quốc gia sở hữu đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, thường được xem là sẽ duy trì vị thế thống trị ở Bắc Cực. Tuy nhiên, phần lớn tàu phá băng của Nga là loại nhỏ, chạy bằng diesel, thay vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, và thiếu các công nghệ điện tử hiện đại.
Chúng không thể hỗ trợ các tàu hoạt động xa bờ biển Nga, khiến khả năng duy trì tuyến đường biển phía Bắc (NSR) quanh năm vẫn chưa được đảm bảo.
Các thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở phần phía Đông của tuyến đường và các khu vực xa hơn về phía Bắc, nơi đang lạnh đi thay vì ấm lên theo diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu. Điều này cản trở khả năng thương mại của Nga với Trung Quốc và làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Moskva đối với đáy biển giàu tài nguyên ở Bắc Cực.
Thiếu hụt tàu phá băng nước sâu ngày càng thể hiện rõ, dù Nga đã triển khai một chương trình đóng tàu phá băng hoành tráng. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga thừa nhận rằng chương trình này khó có thể sớm hiện thực hóa.
Video đang HOT
Phó Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Phó Đô đốc Oleg Golubyov, gần đây thừa nhận các tàu ở phía Đông Bắc Cực thường phải trôi dạt vào ban đêm để tránh băng hoặc nguy cơ mắc cạn ở các khu vực khảo sát chưa kỹ lưỡng.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Golubyov cho biết trong năm nay, các tàu thuộc quyền chỉ huy của ông đã gặp phải băng biển dày đặc ở vùng nước phí Đông Bắc Cực, giữa đảo Wrangel và lãnh thổ Nga, cũng như ở khu vực gần eo biển Bering. Không có tàu phá băng hỗ trợ, các tàu Nga buộc phải chờ hai trực thăng thám sát lộ trình an toàn vào ban ngày trước khi di chuyển.
Ông Golubyov nhấn mạnh rằng đây là giải pháp bất đắc dĩ và Moskva hy vọng sẽ vượt qua tình trạng này bằng cách đóng thêm tàu phá băng, bất chấp những dự đoán rằng biến đổi khí hậu có thể khiến nỗ lực này trở nên không cần thiết.
Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài trong ngành đóng tàu của Nga, bao gồm tham nhũng, tác động của các lệnh trừng phạt và cắt giảm ngân sách do xung đột ở Ukraine, khiến Nga khó có thể xây dựng đủ số lượng tàu cần thiết.
Việc phát triển cơ sở hỗ trợ ven bờ dọc theo NSR cũng gần như ngừng lại. Điều này đã tạo ra một tình thế địa kinh tế và địa chính trị mới: dù Nga vẫn là quốc gia có nhiều tàu phá băng nhất, sự thống trị này ngày càng mang tính hình thức hơn là thực tế.
Ngoài ra, các nước như Mỹ, Canada, Phần Lan và Trung Quốc đang tích cực xây dựng đội tàu phá băng của riêng mình để đối phó với những khó khăn của Nga. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng năng lực đóng tàu phá băng, không chỉ về số lượng mà còn rút ngắn thời gian hoàn thiện mỗi tàu.
Moskva lo ngại rằng, trong tương lai, Trung Quốc có thể giành vị thế thống trị ở Bắc Cực, đẩy Nga vào thế yếu, nhất là khi các xưởng đóng tàu của Nga không thể đáp ứng nhu cầu.
Nga hiện không thể đảm bảo hoạt động ổn định qua vùng băng ở phí Đông Bắc Cực và điều này báo hiệu sự thay đổi lớn trong cán cân địa chính trị ở khu vực. Các chính phủ phương Tây sẽ buộc phải mở rộng đội tàu phá băng của mình nếu muốn đối phó hiệu quả với thách thức này.
Triển vọng, thách thức khi Trung Quốc và Nga mở rộng hợp tác tại Bắc Cực
Trong thời gian gần đây, hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đã mở rộng đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng vận tải qua Bắc Cực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự lễ đặt ky tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Leningrad tại nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg, ngày 26/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình này là khai trương tuyến đường "Arctic Express" vào tháng 7 vừa qua, một phần trong dự án phát triển chung "Con đường tơ lụa trên băng". Đây là một sáng kiến nhằm tạo ra tuyến đường ngắn nhất từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, đi qua Bắc Cực. Sự hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai nước mà còn có những tác động chiến lược quan trọng đối với tình hình địa chính trị toàn cầu.
Trước bối cảnh đó, Trung Quốc ngày càng nhận thấy tầm quan trọng chiến lược trong việc tham gia vào quá trình phát triển và bảo vệ Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) của Nga. NSR không chỉ bổ sung cho Sáng kiến Vành đai và Con đường mà còn giúp Trung Quốc đa dạng hóa các tuyến vận tải, giảm bớt phụ thuộc vào các tuyến đường truyền thống qua Biển Đông và các khu vực có xung đột tiềm ẩn. Việc tham gia vào phát triển NSR cũng cho phép Trung Quốc bảo đảm ổn định của các tuyến thương mại quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và quanh Đài Loan.
Việc khai trương "Arctic Express" đã nhận được sự ủng hộ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga, Liên minh Doanh nhân Trung Quốc tại Nga và các chính quyền địa phương ở Moskva và Arkhangelsk. Tuyến đường này giúp rút ngắn thời gian giao hàng từ Moskva đến các cảng Trung Quốc xuống từ 35 đến 55%, cho phép vận chuyển hơn 20.000 TEU ( đơn vị đo lường tương đương 1 container 20 feet tiêu chuẩn) hàng hóa mỗi năm. Sự hỗ trợ này phản ánh cam kết của Trung Quốc trong việc phát triển tuyến đường chiến lược trên, đồng thời gia tăng sức mạnh thương mại và chính trị của Bắc Kinh trong khu vực.
Nga hiện đang tích cực mở rộng NSR với sự hỗ trợ của Rosatom, công ty độc quyền năng lượng hạt nhân và đơn vị vận hành NSR. Tuy nhiên, việc phát triển tuyến đường này không hề dễ dàng. Các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây đã gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với ngành đóng tàu và khả năng nâng cấp cơ sở hạ tầng dọc theo tuyến đường. Ngoài ra, sự mở rộng này còn làm tăng tính dễ bị tổn thương của NSR trước các quốc gia ven biển NATO, bao gồm Estonia, Latvia, Litva và các quốc gia Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, và Na Uy.
Một yếu tố khác cần lưu ý là việc mở rộng NSR có thể làm gia tăng các điểm yếu trên biển của Nga, đặc biệt khi các tàu phải đi qua gần vùng biển ven bờ của các quốc gia thành viên NATO. Điều này có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn đối với an ninh hàng hải của Nga và buộc Moskva phải xem xét các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích của mình.
Hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục, với thương mại song phương đạt trên 240 tỷ USD vào năm 2023, tăng 26,3% so với năm trước. Điều này phản ánh sự gắn kết chặt chẽ giữa hai nền kinh tế, đặc biệt khi Nga đang tìm cách né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Sự phát triển của NSR và Arctic Express là một minh chứng rõ ràng cho sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại Nga-Trung, khi Nga tập trung nhiều hơn vào Bắc Cực, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu từ miền Trung và Tây Bắc của Nga tiếp cận trực tiếp với thị trường Trung Quốc mà không cần quá cảnh qua các nước thứ ba.
Tóm lại, sự hợp tác mở rộng giữa Nga và Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng vận tải Bắc Cực, đặc biệt là với dự án Arctic Express, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thay đổi cán cân thương mại và chiến lược toàn cầu. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến Nga và Trung Quốc mà còn tác động mạnh mẽ đến các quốc gia khác.
Nga đang thắng thế trong cuộc đua Bắc Cực Tàu phá băng chiến đấu lớp Project 23550 đầu tiên của Hải quân Nga mang tên Ivan Papanin có một điểm lạ so với những con tàu phá băng khác: nó được trang bị vũ khí và được thiết kế để có thể tăng cường hỏa lực trong tương lai. Khi cần, tàu lớp Project 23550 có thể được trang bị tên lửa...