Khủng hoảng Syria đang trở nên phức tạp
Việc phe nổi dậy kêu gọi một sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria sẽ đẩy nước này ngày càng xa những giải pháp chính trị, mà thay vào đó sẽ là một cuộc xung đột vũ trang khó kiểm soát hơn. Đó là đánh giá của ông Hmaidi al-Abdullah, môt chuyên gia phân tích chính trị về tình hình mới nhất của Syria.
Tại cuộc họp của “Nhóm Những người bạn Syria” ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Bảy vừa rồi (20/4), Liên minh Quốc gia Syria của phe nổi dậy cho biết, họ muốn thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Syria để bảo vệ các đường biên giới phía bắc và phía nam của nước này, đồng thời để bảo đảm sự an toàn cho người tị nạn Syria trở về đất nước.
Cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn tới xung đột vũ trang ở Syria đã bước qua năm thứ 2 mà chưa hề có lối thoát.
Bên cạnh đó, nhóm này còn yêu cầu “các quốc gia có năng lực” tiến hành các giải pháp tức thì nhằm vô hiệu hóa khả năng sử dụng “vũ khí hóa học và tên lửa đạn đạo” của chính phủ Syria, đồng thời kêu gọi tiến hành “hàng loạt cuộc không kích ác liệt” bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Syria.
Tuy nhiên, yêu sách của phe nổi dậy Syria có lẽ khó thành hiện thực.
Hmaidi al-Abdullah, nhà phân tích chính trị nổi tiếng nhận xét rằng: “Chỉ có 11 quốc gia tham dự cuộc họp lần này, trong khi đó tại các cuộc họp trước đó, phe nổi dậy Syria đã huy động được một số lượng lớn các quốc gia tham dự, đạt con số lên tới hơn 70 quốc gia. Điều này cho thấy, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với phe nổi dậy đang có dấu hiệu thuyên giảm”.
Video đang HOT
Mặc dù Anh và Pháp đã và đang ủng hộ nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Syria, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây vẫn nhiều lần khẳng định rằng, ông chưa hề có kế hoạch cung cấp vũ khí hay thiết bị có thể gây sát thương cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ phe nổi dậy Syria một gói cứu trợ “phi sát thương” mới trị giá lên tới 130 triệu USD, trong đó bao gồm các loại áo giáp, ống nhóm quan sát ban đêm, xe bọc thép hay các thiết bị liên lạc tối tân. Trước đó, Mỹ cũng đã từng cung cấp nhiều thiết bị phi sát thương trị giá lên đến 117 triệu USD cho phe nổi dậy Syria.
Tuy nhiên, nhà phân tích Abdullah vẫn chỉ trích việc cung cấp các thiết bị được gọi là “phi sát thương” này cho phe nổi dậy của Mỹ, vì cho rằng “đó không phải những loại vũ khí phi sát thương. Tất cả các loại vũ khí đó đều có thể gây sát thương ngay cả áo giáp bởi vì chúng có thể cổ động các chiến binh tăng cường các cuộc tấn công”.
Theo nhận định của ông Abdullah, cuộc họp tại Istanbul lần này có thể khiến cuộc khủng hoảng ở Syria càng thêm phức tạp, “đặc biệt khi nó được tổ chức với hy vọng phe nổi dậy sẽ được cung cấp thêm vũ khí và tiền mặt”.
Còn Safwat Akkash, một thành viên của Cơ quan Hợp tác Quốc gia có trụ sở ở Damascus lại nói rằng, mục đích của cuộc họp “Những người bạn Syria” là nhằm thiết lập nhóm kiểu như phe nổi dậy có khả năng kết nối với phương Tây.
Ông Akkash đề cập tới Liên minh Quốc gia, một tổ chức được các phe nhóm đối lập của Syria coi là tổ chức hỗ trợ của phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình al-Alam của Iran, Akkash nói rằng, việc thảo luận về dòng vũ khí cung cấp cho phe nổi dậy như một động thái “đổ thêm dầu vào lửa”.
Ông nói, cả phe nổi dậy và phe chính phủ đều không nên được cung cấp vũ khí, để tạo điều kiện cho “ các cuộc đàm phán thực sự” có thể sớm được tiến hành.
Đề cập tới quan điểm của chính phủ Syria đối với cuộc họp trên, ông Abdullah cho biết, Damascus lên án mọi hình thức cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy vì việc làm này sẽ làm cản trở nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng giải pháp chính trị.
Bình luận của ông Abdullah được đưa ra một ngày sau khi chỉ huy quân sự của phe nổi dậy – Salem Idris nói với cánh phóng viên bên lề cuộc họp “Những người bạn của Syria” rằng: “Chỉ có quyền lực mới có thể chấm dứt xung đột ở Syria”.
Ông Idris còn bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán với chính phủ Syria.
Theo vietbao
Triều Tiên "mặc cả" điều kiện đàm phán
Có nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lần Triều Tiên đang xuống thang và mặc cả với nhau về các điều kiện nối lại đàm phán.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Ui-chun.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/4 tuyên bố: "CHDCND Triều Tiên không phản đối đối thoại nhưng không nghĩ đến việc ngồi vào bàn đàm phán nhục nhã với những kẻ khua chiếc gậy hạt nhân".
Tuyên bố này là phản ứng rõ ràng nhất để đối với đề nghị đàm phán gần đây của Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng leo cao. Nó cũng báo hiệu Bình Nhưỡng có thể cố gắng để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc việc nối lại các cuộc đàm phán có thể.
Trong chuyến đi tới Đông Bắc Á tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington đang chuẩn bị đối thoại với Bình Nhưỡng, nếu Triều Tiên cho thấy thái độ nghiêm túc về phi hạt nhân hóa. Trước đó, Tổng thống Park Geun-hye cũng tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ nói chuyện với Triều Tiên như một phần của nỗ lực xây dựng lòng tin.
Cáo buộc Mỹ "gắp lửa bỏ tay người", Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói: "Gần đây các quan chức cấp cao Mỹ đang đua nhau nói về đối thoại. Đây là một mưu đồ xảo quyệt để trốn tránh trách nhiệm về sự căng thẳng trước một cuộc chiến tranh bằng cách giả vờ để kiềm chế các hành động quân sự và ủng hộ đối thoại". Bộ này mô tả đề nghị đối thoại của Mỹ chẳng khác gì "một tên cướp gọi điện thoại đàm phán trong khi vung vẩy khẩu súng trên tay".
Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố: "Đối thoại phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng. Đây là lập trường nhất quán của CHDCND Triều Tiên. Đối thoại thực sự chỉ có thể có vào thời điểm mà CHDCND Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân đủ sức răn đe các mối đe dọa của Mỹ về chiến tranh hạt nhân và Mỹ phải rút lại chính sách thù địch, đe dọa hạt nhân và tống tiền trước đây". Tuyên bố trên nói tiếp: "CHDCND Triều Tiên sẽ tăng cường các biện pháp quân sự tự vệ, trừ khi Mỹ chấm dứt cuộc tập trận chiến tranh hạt nhân và rút tất cả các vũ khí chuẩn bị chiến tranh xâm lược".
Các nhà phân tích cho rằng có một sự khác biệt lớn giữa Bình Nhưỡng và Washington về những gì cần được thảo luận, nếu các cuộc đàm phán được nối lại. Hai bên dường như đang "mặc cả" về các điều kiện để bắt đầu đàm phán sau khi đã "nắn gân nhau" trong những tuần qua.
Nhà phân tích Larry Niksch làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói: "Chính quyền Obama đã tìm kiếm nhiều cơ hội để đàm phán với Bắc Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thúc ép (Triều Tiên) mạnh hơn về việc nối lại vòng đàm phán sáu bên mới, Kerry có thể sẽ thuyết phục chính quyền Obama chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Kerry cũng bóng gió rằng ông có thể tìm cách gửi một đặc phái viên Mỹ đến Triều Tiên. Vì vậy, có thể có một vòng đàm phán hạt nhân Mỹ-Bắc Triều Tiên vào cuối năm nay".
Tuy nhiên, nhà phân tích Larry Niksch Niksch bày tỏ hoài nghi về việc các cuộc đàm phán có thể mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào.
Theo vietbao
Rốt cuộc ông Kim Jong-un muốn gì? Căng thẳng ở bán đảoTriều Tiênleo thang đạt tới mức báo động và có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. Thái độ của Triều Tiên rất cứng rắn, thậm chí có thể đưa khu vực Đông Bắc Á tới bờ vực thẳm của xung đột vũ trang và chiến tranh hạt nhân. Vậy rốt cuộc nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un muốn...