Khủng hoảng ở Syria: Phiến quân tấ.n côn.g thành phố Hama sau chiến thắng tại Aleppo
Các lực lượng phiến quân Syria đã chiếm được sân bay Aleppo và đang mở rộng tấ.n côn.g thành phố Hama ở phía Tây.
Các tay sún.g phiến quân Syria trên quảng trường Saadallah al-Jabiri sau khi chiếm giữ được thành phố Alleppo, ngày 30/11/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tờ New York Times, dẫn nguồn quan chức địa phương và Đài Quan sá.t nhâ.n quyền Syria (SOHR, một đơn vị giám sát chiến tranh có trụ sở tại Anh), cho biết các lực lượng phiến quân chống chính phủ Syria đã chiếm được sân bay Aleppo và đang tấ.n côn.g sang thành phố Hama, thủ phủ tỉnh cùng tên ở phía Tây.
Theo các nguồn tin trên, ngày 1/12, các lực lượng nổi dậy tiếp tục giao tranh ác liệt với quân chính phủ, chiếm được sân bay và học viện quân sự của thành phố lớn Aleppo, đồng thời mở rộng tấ.n côn.g vùng ngoại ô của thành phố Hama.
SOHR cho hay quân đội chính phủ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đang cố gắng đẩy lùi phiến quân, điều quân tiếp viện cho trận chiến mới bùng nổ dữ dội và tiến hành các cuộc không kích vào Aleppo.
Trước đó một ngày, quân nổi dậy đã chiếm được phần lớn Aleppo trong một cuộc tấ.n côn.g bất ngờ từ ngày 27/11. Theo SOHR, lực lượng này hiện kiểm soát một vùng đất rộng lớn trên khắp các tỉnh Hama, Idlib và Aleppo, ở phía Tây và Tây Bắc Syria.
Quân đội Syria ngày 30/11 cũng ngầm thừa nhận lực lượng của mình đang rút lui khỏi Aleppo, nói rằng “một lượng lớn khủng bố” đã buộc họ phải “thực hiện một chiến dịch tái triển khai”, điều quân tiếp viện đến và chuẩn bị cho một “cuộc phản công”.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy sức mạnh đang gia tăng, quân nổi dậy cũng tuyên bố hiện đã kiểm soát toàn bộ tỉnh Idlib và đưa ra yêu cầu lực lượng người Kurd ở Aleppo phải rời đi đến vùng Đông Bắc.
Phóng viên tờ New York Times đã quan sát thấy quân nổi dậy kiểm soát một số khu vực của tỉnh Hama cũng như các khu phố ở phía Đông thành phố Aleppo và một số vùng nông thôn xa hơn mà quân chính phủ kiểm soát chỉ vài ngày trước đó.
Bên ngoài thành phố Hama, có thể nhìn thấy xe quân sự của chính phủ Syria trên khắp các con đường, dường như bị quân chính phủ bỏ lại sau khi hết nhiên liệu.
SOHR cho biết quân đội chính phủ đang nỗ lực chiến đấu để bảo vệ Hama và quân tiếp viện đã đến để bảo vệ các tuyến phòng thủ xung quanh thành phố cũng như một số thị trấn và làng mạc lân cận. Máy bay chiến đấu của chính phủ Syria cũng đang né.m bo.m xuống những lãnh thổ hiện do quân nổi dậy chiếm giữ, bao gồm các mục tiêu trên khắp thành phố Aleppo.
Theo nhóm quan sát này, lực lượng chính phủ đang nhận được sự hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu của Nga, và phi đội phối hợp đang tấ.n côn.g các mục tiêu trên khắp vùng nông thôn gần Hama và tỉnh Idlib.
Phương tiện bị phá hủy trong một vụ tấ.n côn.g ở thành phố Idlib, Syria ngày 1/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Là đồng minh của Syria, Nga đã nhiều lần triển khai lực lượng hỗ trợ Syria theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad kể từ đầu cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Các máy bay chiến đấu của Nga được triển khai ở Syria và đóng vai trò quan trọng trong việc lực lượng chính phủ giành lại Aleppo từ tay phiến quân vào năm 2016. Tổng thống al-Assad cũng trông cậy vào sự hỗ trợ về mặt quân sự và chính trị từ Iran cũng như lực lượng dân quân Hezbollah ở Liban (Lebanon).
Liên minh phiến quân Syria gồm nhiều phe phái, dẫn đầu là nhóm Hayat Tahrir al-Sham, một tổ chức từng có liên hệ với Al Qaeda nhưng đã công khai cắt đứt quan hệ với nhóm khủn.g b.ố này nhiều năm trước. Các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng được cho là có tham gia làn sóng tấ.n côn.g mới bùng nổ.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ coi Hayat Tahrir al-Sham là một tổ chức khủn.g b.ố. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, nói với CNN hôm 1/13 rằng chính quyền Mỹ có “mối quan ngại thực sự về các ý đồ và mục tiêu của tổ chức đó”.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Sean Savett, đã nói trong một tuyên bố vào 29/11, rằng “Mỹ không liên quan gì đến cuộc tấ.n côn.g này”.
Ông Savett cho biết: “Mỹ cùng với các đối tác và đồng minh của mình, kêu gọi giảm leo thang, bảo vệ dân thường cũng như các nhóm thiểu số, và một tiến trình chính trị nghiêm túc, đáng tin cậy có thể chấm dứt cuộc nội chiến này một lần và mãi mãi”.
Hayat Tahrir al-Sham (HTS) được gây dựng từ tiề.n thân là Mặt trận Nusra, một phe phiến quân cực đoan được thành lập như một chi nhánh của al-Qaeda, nổi lên vào đầu cuộc nội chiến ở Syria. Nhưng đến năm 2017, nhóm này đã bắt đầu áp dụng một cách tiếp cận thực dụng hơn các nhóm cứng rắn khác, chọn ưu tiên bảo vệ quyền kiểm soát Idlib thay vì tiếp tục phát động các chiến dịch lớn chống lại quân chính phủ.
Theo các chuyên gia đã nghiên cứu về HTS, nhóm này quyết dứt bỏ khỏi Al-Qaeda, thậm chí còn bắt giữ một số đối tượng có liên hệ với Qaeda.
Xe tăng của nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham di chuyển ở al-Rashideen, tỉnh Aleppo, Syria ngày 29/11/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
HTS sau đó hợp tác với các nhóm viện trợ, nhà báo và nhà nghiên cứu phương Tây. Nhóm này cũng tìm cách liên kết nền kinh tế của Idlib với nền kinh tế của thế giới bên ngoài, phát triển nông nghiệp và công nghiệp của khu vực và xây dựng một chính quyền cung cấp các dịch vụ hạn chế cho người dân.
Từ bỏ lời lẽ hoa mỹ về việc thành lập một Nhà nước Hồi giáo ở Syria, ban lãnh đạo của HTS cho biết họ muốn thay thế chính phủ của Tổng thống Assad bằng một chính phủ lấy cảm hứng từ các nguyên tắc Hồi giáo một cách nới lỏng hơn. Nhưng trong khi cách giải thích về Hồi giáo của nhóm này vẫn rất bảo thủ, thì cách quản lý của họ tỏ ra ít giáo điều, ít tàn bạo hơn đáng kể so với Nhà nước Hồi giáo – các nhà phân tích cho biết.
Hiện tại, Hayat Tahrir al-Sham dường như đang tìm cách mở rộng quyền kiểm soát đó sang Aleppo.
Một tuyên bố của chính phủ Syria cho biết, hôm 30/11, Tổng thống al-Assad đã trao đổi với các nhà lãnh đạo của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Iraq, tuyên bố rằng Syria sẽ “đánh bại những kẻ khủn.g b.ố, bất kể cường độ các cuộc tấ.n côn.g của chúng”. Các quan chức Syria thường gọi quân nổi dậy là khủn.g b.ố.
Tổng thống Iran, Masoud Pezeshkian, cũng đã đề cập đến tình hình ở Syria tại Quốc hội nước này trong ngày 1/12, nói rằng “các quốc gia Hồi giáo phải can thiệp để ngăn chặn Mỹ và Israel lợi dụng các cuộc xung đột nội bộ của các quốc gia và ngăn chặn sự tiếp diễn các cuộc khủng hoảng như thế này”.
Ngoại trưởng Iran, Abbas Araghchi, đã đến Damascus cùng ngày. Ông Ali Moujani, một nhà ngoại giao Iran, cho biết trên mạng X rằng, ông Araghchi thực hiện chuyến đi để thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ Syria.
Quân đội Syria cho biết trong một tuyên bố hôm 31/11 rằng hoạt động đẩy lùi quân nổi dậy của họ đang tiến triển “thành công” và rằng họ sẽ sớm bắt đầu một cuộc phản công. Lực lượng chính phủ nói rằng các nhóm vũ trang đang phát tán “tin tức sai lệch” để “làm suy yếu tinh thần của người dân và quân đội dũng cảm của chúng ta”.
Aleppo thất thủ, nội chiến Syria đang được kích hoạt trở lại như thế nào?
Các chiến binh đối lập Syria đã có bước tiến đáng kể nhất trong nhiều năm qua chống lại lực lượng chính phủ, làm nóng trở lại một cuộc nội chiến vốn đã bế tắc từ lâu.
Một chiến binh vẫy cờ tại Aleppo trong cuộc tiến công của phiến quân vào thành phố. Ảnh: Sputnik
Cuộc tấ.n côn.g mới của phiến quân bắt đầu vào 27/11 tại tỉnh Aleppo ở phía tây bắc Syria. Theo các chiến binh và Đài quan sá.t nhâ.n quyền Syria (SOHR)- một nhóm giám sát có trụ sở tại Anh, đến ngày 30/11, quân nổi dậy đã chiếm được hầu hết thành phố lớn ở Aleppo, và gặp phải rất ít sự kháng cự từ lực lượng chính phủ Syria.
Một chỉ huy phiến quân cho biết cuộc tấ.n côn.g này nhằm ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g của lực lượng chính phủ và các đồng minh dân quân được Iran hậu thuẫn, và là thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad trong nhiều năm.
Theo SOHR, ba ngày giao tranh dữ dội đã khiến hơn 150 tay sún.g từ cả hai bên thiệ.t mạn.g. Nhóm này thu thập thông tin từ một mạng lưới các nhà hoạt động chống chính phủ và những người khác trên khắp Syria, và số liệu của họ không thể được xác minh độc lập.
Phiến quân Syria là ai?
Làn sóng tấ.n côn.g mới bùng phát là đòn kết hợp của nhiều phe phái phiến quân đại diện cho tàn tích cuối cùng của một loạt các nhóm đối lập từng rất hùng mạnh ở Syria. Bắt đầu từ năm 2011, họ đã chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và có thời điểm từng kiểm soát phần lớn đất nước.
Trong số đó, nhóm chính là Hayat Tahrir al-Sham (HTS), một phe phái trước đây có liên hệ với tổ chức khủn.g b.ố Al Qaeda. Nhóm này kiểm soát hầu hết lãnh thổ phía tây bắc, hiện vẫn do các nhóm đối lập nắm giữ.
Theo các chỉ huy phiến quân và SOHR, một số nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng đã tham gia cuộc tấ.n côn.g.
Mặc dù có chung một kẻ thù, nhưng các phe phái phiến quân cũng thường xuyên giao tranh với nhau, làm suy yếu sự gắn kết mà họ cần để thách thức quân đội Syria.
Mục đích của cuộc tấ.n côn.g
Trong một tuyên bố qua video về cuộc tấ.n côn.g, trung tá Hassan Abdulghany, chỉ huy quân sự của phòng tác chiến phe đối lập Syria, cho biết cuộc tấ.n côn.g nhằm ngăn chặn các cuộc không kích của Syria và các cuộc tấ.n côn.g khác vào vùng lãnh thổ do phe đối lập nắm giữ.
"Để đẩy lùi hỏa lực của họ khỏi người dân của chúng tôi, chiến dịch này không phải là một sự lựa chọn. Đây là nghĩa vụ phải bảo vệ người dân và đất đai của họ", ông Abdulghany nói.
Trong khi đó, theo đài RT, Moskva đã gọi những diễn biến trên là "một cuộc tấ.n côn.g vào chủ quyền của Syria trong khu vực" và thúc giục Damascus khôi phục "trật tự ở đó càng sớm càng tốt".
Iran coi cuộc tấ.n côn.g khủng bố là một âm mưu của Mỹ và Israel, ám chỉ rằng Washington và Tel Aviv đang sử dụng HTS làm lực lượng ủy nhiệm để giáng đòn vào chính phủ Tổng thống Assad, vốn ủng hộ sự nghiệp của người Palestine. Tehran vốn ủng hộ chính phủ Syria trong suốt cuộc chiến, cử các cố vấn và chỉ huy của lực lượng Vệ binh Cách mạng hùng mạnh của mình đến các căn cứ và tiề.n tuyến ở Syria.
Chính phủ Syria nói gì?
Truyền thông nhà nước Syria đưa tin ngày 28/11 rằng lực lượng chính phủ đang phải đối mặt với một "cuộc tấ.n côn.g khủng bố quy mô lớn" vào các làng mạc, thị trấn và địa điểm quân sự.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc nổi dậy, chính phủ Syria đã mô tả tất cả phe đối lập là "những kẻ khủn.g b.ố". Chính phủ cho biết họ đang phản ứng "hợp tác với các lực lượng thân thiện", mà không nêu rõ những lực lượng đó là ai. Họ cũng tuyên bố đã gây ra tổn thất nặng nề cho phe nổi dậy.
Tuy nhiên, ngày 30/11, quân đội Syria thông báo "rút quân tạm thời" ở thành phố Aleppo để chuẩn bị tiến hành phản công lực lượng phiến quân. Quân đội Syria nêu rõ, việc rút quân nêu trên là một phần của nỗ lực tái bố trí lực lượng trong lúc chờ viện binh đến để mở cuộc phản công.
Binh lính của lực lượng chính phủ Syria tại vị trí tiề.n tuyến bên ngoài Aleppo. Ảnh: Sputnik
Quân đội Syria cũng thừa nhận, các tay sún.g phiến quân đã chiếm được "khu vực rộng lớn" của Aleppo, trong khi hàng chục binh sĩ đã thiệ.t mạn.g và bị thương trong cuộc giao tranh quy mô lớn.
Chính quyền Damascus cho biết "các tổ chức khủn.g b.ố vũ trang" đã tiến hành "cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn từ nhiều hướng trên các mặt trận Aleppo và Idlib", dẫn đến các trận chiến ác liệt tại khu vực trải dài hơn 100 km
Diễn biến ở Syria có liên quan đến xung đột khu vực?
Mặc dù Syria không trực tiếp tham gia vào các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông trong năm qua, nhưng lãnh thổ của nước này từ lâu đã trở thành chiến trường ủy nhiệm cho các cường quốc quốc tế.
Trong nhiều năm, Israel đã thực hiện các cuộc không kích chế.t người ở Syria, nói rằng mục tiêu của họ là các chiến binh được Iran hậu thuẫn bao gồm cả nhóm Hezbollah của Liban. Những cuộc tấ.n côn.g đó đã leo thang sau cuộc tấ.n côn.g vào Israel do Hamas cầm đầu vào ngày 7/10/2023.
Quân đội Israel cho biết một số cuộc không kích này nhằm mục đích cắt đứt dòng chảy vũ khí và thông tin tình báo giữa Hezbollah và Iran.
Vào tháng 4, một cuộc không kích của Israel đã nhằm vào khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus đã giế.t chế.t một số chỉ huy cấp cao của Iran.
Truyền thông Iran đưa tin hôm 28/11 rằng một chỉ huy của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã thiệ.t mạn.g trong cuộc tấ.n côn.g mới của quân nổi dậy Syria.
Ai đang kiểm soát các vùng lãnh thổ Syria?
Trải qua hơn một thập kỷ nội chiến, các cuộc chiến ủy nhiệm và cuộc xâm lược của nhóm khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã khiến Syria bị chia cắt thành nhiều vùng kiểm soát khác nhau.
Chính phủ hiện kiểm soát hơn 60% đất nước, bao gồm hầu hết các thành phố lớn. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Vào thời điểm phe đối lập giành được sức mạnh trong cuộc nội chiến, và sau khi IS chiếm đóng một số vùng của Syria, chính phủ đã từng mất quyền kiểm soát hầu hết đất nước.
Nhưng tình hình đã thay đổi vào năm 2015 khi quân đội Nga trực tiếp can thiệp để giúp Tổng thống al-Assad. Tuy nhiên, nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, bao gồm các khu vực do phe đối lập nắm giữ ở phía tây bắc và đông bắc, nơi do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát và được Mỹ hậu thuẫn.
Khu vực do phe đối lập kiểm soát ở tây bắc Syria bao gồm một số vùng của tỉnh Idlib và Aleppo, và là nơi sinh sống của khoảng 5 triệu người. Hơn một nửa trong số họ đã phải rời bỏ nhà cửa ở những nơi khác tại Syria.
Mặc dù IS đã mất đi vùng lãnh thổ cuối cùng ở Syria vào năm 2019, nhưng chúng vẫn duy trì các nhóm hoạt động ngầm được cho là ẩn náu trong sa mạc rộng lớn của Syria và thỉnh thoảng thực hiện các cuộc tấ.n côn.g vào binh lính và thường dân của chính phủ.
Nga hỗ trợ quân đội Syria đẩy lùi các cuộc tiến công của phiến quân Ngày 1/12, Nga thông báo nước này đang hỗ trợ quân đội Syria đẩy lùi lực lượng phiến quân ở ba tỉnh phía Bắc, khi Moskva tìm cách hỗ trợ Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cửa sổ của một tòa nhà ở thành phố Aleppo, Syria bị hư hại sau cuộc tấ.n côn.g của phiến quân, ngày 29/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN...