Khủng hoảng ở Síp “thổi bay” 15 tỷ USD của các tỷ phú
Giá trị tài sản ròng của 100 người giàu nhất hành tinh theo xếp hạng của hãng tin tài chính Bloomberg giảm thêm 15,2 tỷ USD trong tuần này, chủ yếu do những bất ổn tài chính của đảo Cyprus. Trong 2 tuần trở lại đây, nhóm tỷ phú này mất hơn 33 tỷ USD.
Tỷ phú Larry Ellison, CEO Oracle.
Bloomberg cho biết, tỷ phú mất nhiều tiền nhất trong tuần này là ông Larry Ellison, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng phần mềm Oracle. Giá trị tài sản ròng của ông Ellison đã giảm 4,4 tỷ USD trong tuần khi giá cổ phiếu của Oracle có phiên mất giá mạnh nhất kể từ năm 2011 vào ngày thứ Năm. Trong phiên này, Oracle công bố báo cáo cho thấy doanh thu và lợi nhuận quý 4/2012 của hãng không đạt kỳ vọng của giới phân tích.
Sở hữu khối tài sản 38,6 tỷ USD, ông Ellison hiện là người giàu thứ 8 trên thế giới trong xếp hạng Bloomberg Billionaires Index.
“Sự thật rằng Cyprus cần tới sự giúp đỡ là không hề mới. Các nhà chức trách châu Âu sẽ phải phát triển các quy chế về tài chính, giám sát và cơ cấu hợp lý để giải quyết con virus nợ ăn sâu trong nền kinh tế chung của khu vực”, ông Hans Olsen, người đứng đầu mảng chiến lược đầu tư của Barclays Wealth Management, nhận định.
Video đang HOT
Các nhà chức trách châu Âu và Cyprus vẫn đang gấp rút đàm phán để ngăn chặn sự đổ vỡ trong hệ thống tài chính của nước này. Các bộ trưởng bộ tài chính thuộc Eurozone đang tính đến một kế hoạch nhằm đóng cửa hai ngân hàng lớn nhất ở Cyprus và đóng băng tài sản của những khách hàng gửi tiền không được bảo hiểm.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ cắt nguồn vốn khẩn cấp cho các ngân hàng Cyprus vào cuối ngày thứ Hai (25/2) trừ phi Cyprus chấp nhận một kế hoạch giải cứu.
Tuần này, chỉ số Stoxx Europe 600 của thị trường chứng khoán châu Âu giảm 1,1% còn chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 0,2%.
Một thông tin đáng chú ý về các tỷ phú trong tuần này là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã lấy lại ngôi giàu thứ ba thế giới từ tỷ phú bán lẻ người Tây Ban Nha Amancio Ortega. Ông Ortega, ông chủ của thương hiệu thời trang Zara, đã giữ vị trí này từ tháng 8 năm ngoái.
Từ đầu năm nay, giá cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett đã tăng 14,7%, đưa giá trị tài sản của tỷ phú này lên mức 54,9 tỷ USD, nhiều hơn 200 triệu USD so với tài sản của Ortega. Trong khi đó, do những lo ngại về triển vọng doanh thu ở Tây Ban Nha, giá cổ phiếu của tập đoàn Inditex do Ortega sáng lập và lãnh đạo đã giảm 4,2% kể từ mức kỷ lục hôm 2/1, kéo giá trị tài sản ròng của tỷ phú này giảm 2,8 tỷ USD từ đầu năm, còn 54,7 tỷ USD.
Không giống như đối với nhiều tỷ phú khác, tuần này là một tuần may mắn của tỷ phú giàu nhất thế giới. Carlos Slim. “Đại gia” ngành viễn thông người Mexico chứng kiến giá trị tài sản ròng tăng 2,9 tỷ USD trong tuần, đạt mức 70,7 tỷ USD, nhờ cổ phiếu của hãng America Movil tăng 8,4%. Mức tăng giá cổ phiếu này có được là do hoạt động mua lại cổ phiếu America Movil gia tăng, cũng như những tín hiệu lạc quan mới liên quan tới luật viễn thông của Mexico.
Trong tuần trước, giá cổ phiếu này giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 4 năm, kéo giá trị tài sản của ông Slim hạ 5 tỷ USD.
Theo tính toán của Bloomberg, giá cổ phiếu các ngân hàng, công ty khai mỏ và xây dựng mà tỷ phú Slim đang nắm quyền kiểm soát đang có mức định giá cao đến nỗi, nếu các cổ phiếu này giảm giá về ngang với mức trung bình của các cổ phiếu cùng nhóm ngành, thì ông Slim sẽ để mất ngôi giàu nhất thế giới vào tỷ phú người Mỹ Bill Gates, nhà sáng lập hãng phần mềm Microsoft.
Ty phú Bill Gates hiện là người giàu thứ nhì thế giới với giá trị tài sản ròng 67,3 tỷ USD.
Xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index tính toán giá trị tài sản của 100 người giàu nhất thế giới dựa trên những biến động về kinh tế và thị trường cũng như các bản tin của Bloomberg News. Giá trị tài sản ròng của mỗi tỷ phú có trong mặt xếp hạng được cập nhật trong mỗi ngày làm việc vào lúc 5h30 chiều theo giờ New York và được tính bằng USD.
Theo Dantri
Tây Ban Nha và Cyprus xin EU viện trợ
Tây Ban Nha và đảo Cyprus hôm 25.6 đồng loạt lên tiếng xin viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua cơn khủng hoảng nợ công.
AFP nhận định việc bơm một khoản tiền lớn cho Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong khối eurozone, sẽ làm teo tóp quỹ viện trợ cho Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, đồng thời cũng sẽ làm kiệt quệ tài nguyên của khối này.
Cho đến nay, đã có 5 quốc gia xin viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu để vượt qua cơn khủng hoảng nợ công, gồm Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và đảo Cyprus - Ảnh: Reuters
Được biết, Tây Ban Nha đang cần tiền để giải cứu hệ thống ngân hàng trong nước, vốn đã lâm vào khủng hoảng do các khoản nợ xấu khổng lồ phát sinh từ bong bóng bất động sản vỡ hồi năm 2008.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu nhiều khả năng sẽ xem xét thực thi các chính sách thống nhất về kinh tế và tiền tệ tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tuần này nhằm giải quyết cơn khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Thị trường tài chính toàn cầu hôm 25.6 tỏ ra nghi ngại về khả năng Liên minh châu Âu có thể bỏ qua các khác biệt trong chính sách điều hành kinh tế để cùng đưa ra một giải pháp toàn diện khi mà giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm.
Đảo Cyprus đã trở thành thành viên thứ năm trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu yêu cầu được viện trợ tài chính. Mặc dù chính phủ đảo quốc này không cho biết con số cụ thể, nhưng giới truyền thông địa phương phỏng đoán Cyprus cần khoảng 5 tỉ euro.
Hiện cũng chưa rõ Cyprus cần tiền cho các ngân hàng trong nước hay cho chính phủ, nhưng đảo quốc này trước đây từng tuyên bố đang cần viện trợ tài chính của EU để giúp hệ thống ngân hàng tái cấp vốn sau khi xóa nợ cho chính phủ Hy Lạp.
Theo Thanh Niên
Hệ thống ngân hàng Síp đối mặt phá sản, bài học nhãn tiền cho Việt Nam Dù mới chỉ là đề xuất và đang chờ Quốc hội Síp thông qua, thế nhưng kế hoạch này đã tác động mạnh đến tâm lý người dân đảo Síp. Sự cố rút tiền hàng loạt diễn ra đã đẩy các ngân hàng ở đây trước nguy cơ phá sản. Cách đây chưa đầy một tháng, dư luận trong nước không khỏi xôn...