Khủng hoảng ở Haiti: Lực lượng Kenya đến hỗ trợ lập lại trật tự
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 25/6, 400 cảnh sát Kenya đã đến sân bay Toussaint Louverture ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti để hỗ trợ quốc gia Caribe này ngăn chặn bạo lực do các băng nhóm vũ trang gây ra.
Cảnh sát siết chặt an ninh tại Port-au-Prince, Haiti ngày 9/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nhóm đầu tiên trong số 1.000 cảnh sát mà Kenya cam kết sẽ triển khai đến Haiti theo một nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua vào tháng 10/2023.
Thủ tướng Haiti Garry Conille đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ và người dân Kenya đồng hành cùng Haiti trong cuộc chiến chống lại tình trạng bất ổn đang tác động tiêu cực đến đời sống người dân tại quốc gia Caribe này. Thủ tướng Conille cũng nhấn mạnh, Chính phủ và người dân Haiti hy vọng rằng sứ mệnh đa quốc gia này sẽ góp phần ổn định đất nước để Haiti có thể đổi mới nhân sự chính trị và có một nền dân chủ hiệu quả.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Kenya William Ruto tin tưởng sự hiện diện của lực lượng tinh nhuệ này sẽ giúp Haiti sớm lập lại trật tự và đạt được sự ổn định lâu dài.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Tây Bán Cầu Brian Nichols hoan nghênh việc lực lượng Kenya bắt đầu được triển khai tại Haiti, song nhấn mạnh rằng còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn làn sóng bạo lực băng nhóm tại quốc gia Mỹ Latinh này.
Theo một báo cáo của LHQ, hơn 2.500 người đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng ở Haiti trong quý I năm nay do các vụ bạo lực liên quan các nhóm vũ trang. Bạo lực cũng là nguyên nhân chính khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa ở Haiti. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hiện có hơn 360.000 người đang sống trong cảnh không nhà cửa ở Haiti. Chỉ riêng trong tháng 3, hơn 53.000 người đã rời Port-au-Prince do các cuộc tấn công gia tăng.
Đến nay, 7 quốc gia châu Phi, châu Á và Caribe – gồm Kenya, Bahamas, Jamaica, Barbados, Benin, Chad và Bangladesh – đã bày tỏ sẵn sàng cung cấp nhân lực cho Phái bộ Hỗ trợ an ninh đa quốc gia được HĐBA LHQ ủy quyền và do Kenya dẫn đầu triển khai tại Haiti.
Khủng hoảng Haiti: Hội đồng Chuyển tiếp cam kết khôi phục trật tự hiến pháp
Hội đồng Tổng thống Chuyển tiếp, có nhiệm vụ giám sát quá trình chuyển đổi chính trị ở Haiti, tuyên bố sẽ khôi phục trật tự hiến pháp và dân chủ tại quốc gia Caribe này.
Cảnh sát siết chặt an ninh tại Port-au-Prince, Haiti ngày 9/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố chính thức đầu tiên kể từ khi công bố thành lập được phóng viên TTXVN tại vùng Caribe trích dẫn, Hội đồng Chuyển tiếp khẳng định quyết tâm giảm bớt nỗi thống khổ của người dân Haiti, "những người bị mắc kẹt quá lâu giữa chính quyền tồi tệ, bạo lực trên nhiều mặt và coi thường quan điểm cũng như nhu cầu của họ".
Hội đồng Chuyển tiếp đang hoàn thiện các khâu cuối cùng về tổ chức và phương thức hoạt động, bao gồm một thỏa thuận chính trị minh bạch giữa các cơ quan liên quan, để thực hiện một kế hoạch hành động rõ rằng nhằm khôi phục trật tự và dân chủ, đảm bảo an ninh cho tính mạng và tài sản của người dân, tổ chức bầu cử tự do và triển khai những cải cách cần thiết.
Cơ quan tạm quyền này cũng cho cho biết đã xây dựng các tiêu chí và cơ chế bầu cử Tổng thống và bổ nhiệm một thủ tướng mới. Một khi thế chế này được triển khai, Thủ tướng Haiti đương nhiệm Ariel Henry sẽ từ chức.
Cùng ngày, Pháp thông báo sơ tán hơn 170 công dân nước này và 70 người mang quốc tịch khác khỏi Haiti bằng trực thăng quân sự. Những người này sau đó tiếp tục được một tàu hải quân Pháp đưa đến lãnh thổ hải ngoại Martinique của nước này. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết nước này có khoảng 1.100 công dân đang mắc kẹt tại Haiti.
Trong khi đó, Peru tuyên bố đã thành công sơ tán 8 công dân từ Haiti sang Cộng hòa Dominicana nhờ "những nỗ lực mạnh mẽ" của Đại sứ quán nước này tại Port-au-Prince.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) mới đây cho biết khoảng 1,4 triệu người Haiti đang đối mặt với nạn đói và hơn 4 triệu người cần viện trợ lương thực. Theo các nhóm hỗ trợ nhân đạo, nhiều người Haiti chỉ ăn một bữa mỗi ngày hoặc hoàn toàn không có thực phẩm.
Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong Ngày 25/6, cảnh sát Kenya đã buộc phải nổ súng vào những người biểu tình cố xông vào trụ sở Quốc hội nước này khi các nghị sĩ đang bỏ phiếu thông qua dự luật tăng thuế. Lực lượng bảo vệ biên giới Kenya tuần tra tại Eastleigh, Nairobi. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN Theo nguồn tin y tế, ít nhất 10...