Khủng hoảng nước ngọt dễ gây xung đột, bất ổn ở Trung Đông
Đứt gãy nguồn cung nước ngọt từ lâu luôn được coi là nguyên nhân tiềm ẩn kích thích xung đột và bất ổn ở Trung Đông.
Nhưng chưa bao giờ nguy cơ này hiện hữu rõ như ở thời điểm hiện nay.
Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng ở Guba, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Bế tắc về đập nước trên sông Nile
Ethiopia hôm 19/7 ra thông báo đã hoàn tất việc trữ nước cho hồ chứa tại đập thụy điện Đại phục hưng (GERD) được xây dựng trên sông Nile Xanh, nhánh chính của sông Nile vốn là nguồn cung cấp 90% nhu cầu nước của Ai Cập.
Dự án GERD là nguồn cơn gây tranh cãi giữa Ethiopia và các nước ở hạ nguồn. Phát biểu trước phiên họp đặc biệt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về GERD hôm 8/7, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói rằng đập thủy điện do Ethiopia xây dựng là mối đe dọa hiện hữu, gây nguy cơ đứt gãy nguồn nước đối với Ai Cập. Tunisia cũng cùng tiếng nói với Cairo, khi trình dự thảo nghị quyết ra Hội đồng bảo an, yêu cầu phải định ra được một thỏa thuận do quốc tế làm trung gian xử lý vấn đề nguồn nước trên sông Nile.
Tuy nhiên, kế hoạch của Ai Cập và Tunisia không nhận được sự ủng hộ của Hội đồng bảo an, khi cơ quan này khẳng định không muốn tạo ra một nghị quyết có tính tiền lệ về vấn đề liên quan đến nguồn nước. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi hôm 15/7 khẳng định bất kỳ hành động nào làm giảm nguồn cung nước ngọt đối với Ai Cập đều bị coi là “giới hạn đỏ” và khẳng định “quân đội Ai Cập sẽ phải ra tay hành động” trước khi người dân nước này lâm vào cảnh thiếu nước ngọt.
Video đang HOT
Thất vọng với quan điểm trung lập của Nga tại Hội đồng Bảo an, Cairo đang hướng sang Trung Quốc để tìm kiếm hậu thuẫn giúp phá vỡ thế bế tắc đối với GERD. Chưa bao giờ là một nhân tố ngoại giao nổi bật ở khu vực, nhưng Bắc Kinh lại là bên thiết lập được quan hệ hữu hảo với Ethiopia. Cùng lúc, Trung Quốc cũng đang đổ vốn đàu tư lớn vào Ai Cập trong tổng thể sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), trong đó Ai Cập được coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc thâm nhập vào lục địa châu Phi.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống al-Sisi cũng hướng đến Saudi Arabia, vương quốc có hợp tác hữu hảo với Ethiopia. Việc Riyadh dần ngả theo quan điểm của Cairo trong tranh chấp nguồn nước ở dự án GERD có thể được cắt nghĩa từ cách tiếp cận của Liên đoàn Arab, tổ chức dành sự ủng hộ 100% cho Ai Cập trong vấn đề GERD cũng như an ninh ở Biển Đỏ.
Khủng hoảng nước ngọt, năng lượng từ Iran lan sang Iraq
Người dân ở Khuzestan, Iran đổ ra đường phản đối tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: NYT
Nước ngọt cũng đang tạo ra căng thẳng ở những khu vực khác. Iran mới đây đã phải cắt internet tại tỉnh Khuzestan, nơi xuất hiện các cuộc biểu tình của người dân phải đối tình trạng khan hiếm nước sạch. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do mực nước ngầm ở Khuzestan thấp, cùng với đó là việc quản lý nguồn nước không hợp lý. Khủng hoảng nước không chỉ bó hẹp ở Khuzestan. Phản kháng cũng xuất hiện ở một số khu vực khác gặp vấn đề về nguồn cung nước ngọt, kết hợp với hiệu ứng lan tỏa từ khủng hoảng năng lượng.
Diễn biến tại Iran lan ra khỏi biên giới. Iraq phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp điện, nhiên liệu từ Iran. Nguồn cung nước ngọt cũng là một vấn đề nan giải với Iraq. Chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) đã phải kêu gọi người dân sử dụng nước sinh hoạt luân phiên, do suy giảm nguồn nước ngầm vì thời tiết khô hạn, không có mưa.
Bộ trưởng Nguồn nước Iraq Mahdi Rashid al-Hamdani cũng đổ lỗi cho một số nước láng giềng. Theo ông, thiếu hụt nước xuất phát từ việc Iran nắn dòng chảy từ sông Karun đổ ra vùng Vịnh thay vì chảy ra sông Shatt al-Arab vốn là đường ranh giới tự nhiên giữa hai nước. Cùng lúc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không tuân thủ các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước ký với Iraq. Với Iraq, nguồn lợi nước ngọt chủ yếu đến từ hai con sông Tigris và Euphrates – đều xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Nước ngọt là điểm then chốt đối với tái cài đặt quan hệ Israel-Jordan
Bơm nước vào hồ thủy lợi ở Ghor al-Haditha, cách thủ đô Amman của Jordan khoảng 80 km về phía nam. Ảnh: AP
Tại Israel, chính phủ của tân Thủ tướng Naftali Bennett đặt ưu tiên cho việc cài đặt lại quan hệ với Jordan. Và điểm then chốt nhất trong nghị trình này là vấn đề nguồn nước, có liên quan đến thời chính quyền tiền nhiệm ở Israel. Cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã từng ký hiệp định lịch sử về nguồn nước ở Biển Đỏ-Biển Chết năm 2015 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Thỏa thuận này hướng đến mục tiêu cung cấp nước ngọt cho các khu vực khô hạn tại Jordan, Israel và một số khu vực thuộc lãnh thổ Palestine, đồng thời ngăn chặn tình trạng Biển Chết đang cạn dần. Trọng tâm của hiệp định là dự án xây dựng đường ống dẫn nước nối liền Biển Đỏ và Biển Chết mang lại lợi ích cho cả hai. Israel cũng sẽ cam kết cung cấp cho Jordan 50 triệu m3 nước thông qua một nhà máy lọc nước biển tại cảng Aqaba của Jordan.
Đàm phán về tuyến đường ống đổ vỡ được cho là một nguyên nhân làm trầm trọng thêm khủng hoảng nước ngọt ở Jordan. Trong chuyến công du tới Amman đầu tháng này, một ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Naftali Bennett là hoàn tất thỏa thuận.
Nhiều nguồn tin ngoại giao tại khu vực cho biết, Israel lên kế hoạch về một danh sách thỏa thuận dự định ký kết với Jordan để phục hồi, thúc đẩy quan hệ song phương cùng nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau. Israel được cho là sẽ sẵn sàng nâng mức nước ngọt cung ứng cho Jordan, nguồn tài nguyên quan trọng giúp duy trì ổn định tại Jordan.
Nhiều nước hoan nghênh chính phủ lâm thời Libya
Ngày 11/3, ngoại trưởng các nước Pháp, Đức, Ai Cập và Jordan đã hoan nghênh việc Quốc hội Libya thông qua một chính phủ đoàn kết để lãnh đạo quốc gia Bắc Phi bị chiến tranh tàn phá này đến thời điểm tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 12 tới.
Thu tương lâm thơi của Libya Abdul Hamid Dbeibah. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc Chính phủ Libya thông qua danh sách chính phủ lâm thời là một "tin tốt", là bước đi hướng tới sự ổn định, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Libya. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thì nhận định đây là một "tiến bộ lớn", trong khi người đồng cấp Đức Heiko Maas gọi đây là "diễn biến tuyệt vời". Về phần mình, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ca ngợi động thái này sẽ giúp ổn định tình hình tại Libya.
Trước đó, ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này. Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh đánh giá đây là một ngày lịch sử. Người phát ngôn của Quốc hội nêu rõ sau hai ngày tranh luận căng thẳng tại thành phố Sirte, miền Trung Libya, với 121 phiếu ủng hộ trên tổng số 132 phiếu, Quốc hội đã thông qua nội các của Thủ tướng lâm thời Abdul Hamid Dbeibah.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hơp quôc (LHQ) tại Libya (UNSMIL) đánh giá đây là phiên họp thống nhất và mang tính lịch sử sau nhiều năm Libya rơi vào chia rẽ và bế tắc.
Tháng trước, ông Dbeibah đa đươc bâu lam Thu tương lâm thơi Libya tai Diên đan Đôi thoai chinh tri Libya do LHQ bao trơ. Thủ tướng lâm thời cần được Quốc hội chấp thuận, trước khi giải quyết nhiệm vụ khó khăn là thống nhất các thể chế bị chia rẽ, đồng thời tiến hành các bước chuẩn bị cho tổng tuyển cử. Sau khi được thành lập, chính phủ lâm thời sẽ thay thế hai chính quyền hiện nay tại Libya, gồm Chinh phu Đoan kêt Dân tôc (GNA) được LHQ công nhận và lưc lương tư xưng Quân đôi Quôc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar. Theo kế hoạch, chính phủ lâm thời sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ chốt, gồm nhóm thứ nhất có nhiệm vụ đối phó với các thách thức từ đại dịch COVID-19, nhóm thứ 2 sẽ xử lý vấn đề cung cấp điện và nhóm thứ ba tìm cách đoàn kết người dân thông qua Hội đồng hòa giải dân tộc.
Giới chuyên gia nhận định chính phủ lâm thời tại Libya sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng, thất nghiệp trầm trọng, dịch vụ công kiệt quệ và lạm phát phi mã.
Sudan đề nghị HĐBA LHQ họp về đập thủy điện Đại phục hưng Chính phủ Sudan đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp thảo luận về tranh chấp liên quan đến đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) được Ethiopia xây dựng trên sông Nile. Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng trên sông Nile ở Tây Bắc Ethiopia ngày 11/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng...