Khủng hoảng nhập cư EU: “đối tác” bỗng chốc trở thành “đối thủ”
Những tuyên bố có phần gay gắt của Pháp, Italy hay Hungary một lần nữa bộc lộ chia rẽ sâu sắc giữa các nước EU liên quan đến khủng hoảng nhập cư.
Cuộc khủng hoảng người di cư đang là thách thức lớn nhất đối với Liên minh châu Âu (EU) khi khiến các nước “đối tác” bỗng chốc trở thành những “đối thủ”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây công khai phản đối chính sách nhập cư của các nhà lãnh đạo Hungary và Italy, trong khi lãnh đạo hai nước này cũng bất ngờ coi Tổng thống Pháp là “đối thủ chính” của mình.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) dường như không nhìn về cùng một hướng. Ảnh: AFP
Trong một dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các nước thành viên EU, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây cho rằng, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini đã có lý khi nhìn nhận ông như “một nhân vật đối lập chính” của họ tại châu Âu liên quan hồ sơ nhập cư. Phát biểu trong chuyến thăm Đan Mạch, Tổng thống Pháp Macron thẳng thắn đáp trả, nước Pháp sẽ không nhượng bộ trước những lập trường mang xu hướng của chủ nghĩa dân túy.
Đầu tuần trước, trong chuyến thăm Italy, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã ca ngợi Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini là “người anh hùng”, trong khi lại coi người đứng đầu nước Pháp là “đối thủ chính” của mình tại châu Âu. 7 tháng trước các cuộc bầu cử châu Âu, với vấn đề nhập cư dự kiến sẽ là trung tâm, người đứng đầu chính phủ Hungary đã chỉ trích người Pháp đang dẫn đầu các lực lượng chính trị ủng hộ nhập cư, đối lập với một Hungary đang muốn chấm dứt tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Video đang HOT
“Tại Hungary, Bộ trưởng Nội vụ Italy nhận được sự yêu thích và biết ơn vì ông ấy đã cho thấy rằng, hoạt động di cư bất hợp pháp hoàn toàn có thể chấm dứt được, ngay cả ở trên biển. Không nước nào ở Địa Trung Hải, trừ ông, cho đến nay đã thực hiện được nhiệm vụ này. Ông là người đầu tiên và an ninh châu Âu phụ thuộc và sự thành công của ông”, Thủ tướng Viktor Orban nhấn mạnh.
Đáp trả tuyên bố này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, trong những ngày tới và những tháng tới nước này sẽ dưa ra những quyết định quan trọng nhằm xử lý hồ sơ nhập cư, những quyết định thể hiện tinh thần trách nhiệm, gắn liền với các giá trị của nước Pháp và của châu Âu, hoàn toàn khác với cách mà Hungary và Italy đang làm.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian cảnh báo, nước Pháp sẽ không chấp nhận trả giá cho những nước châu Âu không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của EU, một phát biểu được xem là nhằm ám chỉ Ba Lan và Hungary.
Những tuyên bố có phần khá gay gắt của Pháp, Italy hay Hungary đã một lần nữa bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên EU liên quan cuộc khủng hoảng nhập cư. Theo Giáo sư Stefan Lehne thuộc tổ chức Carnergie Europe, vấn đề di cư vẫn là thách thức lớn nhất đối với EU. Số người nhập cư vào EU đã giảm song lại đang đào sâu hơn nữa những khác biệt trong lòng EU, với ngày càng nhiều chính trị gia theo đuổi chủ trương bài người nhập cư.
Trong bài viết đăng tải ngày 2/9, hãng tin AFP của Pháp nhận định, cách đây đúng 3 năm (4/9/2015), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã giành được sự ủng hộ để mở cửa nước Đức cho hàng nghìn người tị nạn, tuy nhiên, hiện nay, chính chính sách này lại khiến cử tri Đức quay lưng với nhà lãnh đạo của mình. Hình ảnh những người biểu tình bài nhập cư đánh đuổi những người nước ngoài tại một thành phố của Đức đã khiến thế giới nhận ra cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu vẫn chưa kết thúc.
Một thực tế mà châu Âu không thể phủ nhận là cuộc khủng hoảng nhập cư đã và đang làm thay đổi đáng kể châu lục này như việc nước Anh rời EU ( Brexit), sự nổi lên mạnh mẽ của các đảng cực hữu tại Italy, Áo hay hiện nay tại Đức. Thậm chí, một số chuyên gia còn nhận định, cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay đã khiến tham vọng “nhất thể hóa” của EU trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và thay vào đó là sự phân tách và chia rẽ đang ngày một lớn.
Tuy nhiên, những ý kiến tích cực hơn thì cho rằng, điều này cũng có thể là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực tại EU. Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp trong tháng 9 này tại thành phố Salzburg (Áo), nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, để thảo luận về cuộc khủng hoảng người di cư./.
Theo Thu Hoài/VOV1 Tổng hợp
Con gái Trump bị chỉ trích vì bài đăng chúc mừng Ngày của Cha
Ivanka bị phản đối vì đăng ảnh chúc mừng giữa lúc nhiều trẻ em bị chia tách khỏi bố mẹ do cuộc khủng hoảng nhập cư ở biên giới Mỹ.
Bài đăng chúc mừng Ngày của Cha của Ivanka Trump sáng 17/6. Ảnh: Yahoo News.
"Chúc mừng Ngày của Cha tới hai người cha tuyệt vời này", Ivanka Trump đăng trên tài khoản Instagram sáng 17/6 kèm theo bức ảnh chụp cùng Trump và chồng cô Jared Kushner trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, theo Yahoo News.
Những người dùng mạng đã để lại bình luận tiêu cực dưới bài đăng này do chính sách gần đây của chính quyền Trump về việc truy tố hình sự người nhập cư bất hợp pháp, khiến trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ.
"Thế nhưng chính ông ấy đã khiến các gia đình ly tán", một người bình luận dưới bức ảnh.
"Thật tàn nhẫn, đạo đức giả đến kinh tởm. Một nơi đặc biệt dưới địa ngục sẽ dành cho cô. Những gia đình đó chỉ đang cố gắng tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái của họ", một người khác viết.
"Một người cha tuyệt vời không tách trẻ em khỏi cha mẹ chúng. Thật đáng hổ thẹn cho cô", một người khác viết.
Hôm 27/5, Ivanka cũng bị chỉ trích vì bức ảnh ôm cậu con trai hai tuổi giữa lúc xuất hiện các báo cáo về việc quan chức biên phòng Mỹ chia tách trẻ em khỏi cha mẹ.
Theo luật pháp trước đây, các gia đình bị nghi ngờ vượt biên trái phép có thể ở cùng nhau tới khi trường hợp của họ được giải quyết. Tuy nhiên, đầu tháng 5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions tuyên bố sẽ thực thi "chính sách không khoan nhượng" với người nhập cư trái phép. Người phát ngôn Bộ An ninh nội địa Jonathan Hoffman cho biết gần 2.000 trẻ em bị đưa tới các cơ sở tạm cư từ ngày 19/4 đến 31/5.
Huyền Lê
Theo VNE
Bà Merkel có nguy cơ mất chức vì khủng hoảng nhập cư Chiếc ghế Thủ tướng Đức của Merkel bị đe dọa khi liên minh cầm quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ vì mâu thuẫn trong vấn đề nhập cư. Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer trong cuộc họp báo ở Berlin hồi tháng 10/2017. Ảnh: AFP. "Chúng tôi đang trong tình thế nghiêm trọng bởi vấn...