Khủng hoảng nhập cư: Bài học đắt giá cho Mỹ, Châu Âu?
Hàng ngàn người tuyệt vọng bị buộc phải rời quê hương từng là một nơi chốn yên bình, thịnh vượng để tìm một chân trời mới đầy bấp bênh. Đây là hậu quả trực tiếp và cũng là một bài học đắt giá về kết cục xảy ra sau sự sụp đổ của một chính quyền do Mỹ và Châu Âu trực tiếp gây ra, tờ People”s Daily online của Trung Quốc đã viết như vậy.
Ảnh minh hoạ
Nói cách khác, một thảm hoạ nhân đạo thường xảy ra sau sự sụp đổ của một quốc gia. Libya và Syria là hai minh chứng rõ ràng nhất.
” Libya trước đây từng là quốc gia giàu có nhất Châu Phi xét về GDP/đầu người. Người dân Libya được hưởng nhiều lợi ích vật chất đáng mơ ước như hệ thống chăm sóc sức khoẻ miễn phí, nhà ở miễn phí và giáo dục miễn phí. Bất chấp những giới hạn về xuất khẩu dầu mỏ, Syria dưới thời của Đảng Ba”ath đã được hưởng một sự ổn định về chính trị, yên bình về xã hội và sự thịnh vượng của người dân”, phiên bản trên mạng của tờ báo hàng đầu Trung Quốc phân tích.
Hiện tại, Libya và Syria đều là những nước bị chia rẽ, tàn phá bởi cuộc chiến tranh giữa các phe phái đối địch nhau ở trong nước. Nền kinh tế của hai nước trên đều bị sụt giảm nghiêm trọng và hàng triệu người dân đã trở thành người tị nạn. Sự thay đổi dường như không thể từ tình trạng ổn định sang cuộc nội chiến đã diễn ra vào năm 2011 như là kết quả của cái gọi là cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập.
Tuy nhiên, làm thế nào mà cuộc sống của những người dân vô tội ở những nước từng thịnh vượng đó biến thành địa ngục?
Video đang HOT
Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, câu hỏi ai chịu trách nhiệm cho những rối loạn, bất ổn và nỗi đau khổ ở Libya và Syria hiện nay nên được gửi trực tiếp đến “những nhà lãnh đạo thiển cận được bầu lên một cách dân chủ ở Mỹ và Châu Âu”. Họ chính là những người sử dụng cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập để kích động sự thay đổi chính quyền trên khắp khu vực Trung Đông và xa hơn nữa.
Tờ People”s Daily online của Trung Quốc chỉ trích, lên án gay gắt Mỹ và Châu Âu về việc đã áp dụng chiến lược chính sách đối ngoại hung hăng, miêu tả đó là những chính sách “nguy hiểm và ngu ngốc”.
Mỹ và Châu Âu nên xem làn sóng nhập cư ồ ạt hiện nay là lời cảnh tỉnh, tờ People”s Daily online nhắn nhủ. Đã đến lúc phương Tây phải xem lại chính sách đối ngoại của họ và rút ra bài học rằng: Đừng làm những điều mà bạn không muốn người khác làm với mình.
(theo RIA Novosti)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Ngoại trưởng các nước EU thảo luận nóng về vấn đề nhập cư
Ngoại trưởng các nước EU đã nhóm họp và bàn thảo nhiều giải pháp thực tế để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng hiện nay.
Hôm qua (4/9), ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành cuộc họp không chính thức tại Luxembourg nhằm nhanh chóng tìm giải pháp hữu hiệu đối phó với cuộc khủng hoảng nhập cư được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Nhiều đề xuất đã được ra tại cuộc họp, bao gồm cả việc đồng nhất các quy định pháp luật về vấn đề nhập cư trong Liên minh châu Âu.
Người nhập cư từ Trung Đông chui qua dây thép gai để vào châu Âu. Ảnh: Getty Images.
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã kêu gọi Liên minh châu Âu xem xét lại quy chế về người tị nạn mà Hiệp ước Dublin đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. Theo ông, quy chế tị nạn này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoại trưởng Italy nêu rõ: "Chúng ta cần phải hướng tới những quyền tị nạn được áp dụng cho cả Liên minh châu Âu. Quy định mà chúng ta đang áp dụng đối với người nhập cư theo đó chỉ quan tâm tới quốc gia đầu tiên mà người tị nạn đặt chân tới, thực sự không hề hiệu quả để đối phó với vấn đề nhập cư hiện nay."
Hiệp ước Dublin quy định những người di cư đến châu Âu chỉ có thể xin quy chế tị nạn ở quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu mà họ đến. Với quy định này, hàng vạn người có thể bị trả về những nước nằm ở "cửa ngõ" Liên minh châu Âu nếu không được nước mà họ muốn xin tị nạn chấp nhận. Quy định này đã khiến Italy và Hy Lạp thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn và quá tải ở các trại tiếp nhận do có quá nhiều người đổ về.
Còn theo Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, để giải quyết vấn nạn người nhập cư hiện nay các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Theo ông, các nước cần phải thay đổi phương thức hợp tác và bày tỏ hy vọng châu Âu không rơi vào tình trạng chia rẽ trước những vấn đề này trong tương lai.
Ngoại trưởng Đức nói: "Chúng ta phải tiến hành phương thức hợp tác mới. Tinh thần của cuộc họp này cũng như các cuộc họp sau này cũng sẽ xác định nguyên tắc cơ bản là Liên minh châu Âu không được chia rẽ về mặt quan điểm khi phải đối phó với những thách thức như thế này".
Khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhập cư giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu hiện đang làm phức tạp và gây trở ngại cho các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư. Italy, Pháp và Đức đang nỗ lực thúc đẩy một hệ thống cho toàn Liên minh châu Âu để trả về nước những người nhập cư không đạt tiêu chuẩn xin tị nạn và để cải thiện hệ thống đường biên giới hiện nay.
Trong bức thư gửi Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, chính phủ ba nước kêu gọi áp dụng những quy định mới nhằm chấm dứt việc mỗi nước sử dụng một chính sách về người nhập cư, qua đó chấm dứt tình trạng chia rẽ hiện nay giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
Nội dung bức thư cũng kêu gọi Liên minh châu Âu nhất trí về danh sách các quốc gia được xem là quốc gia an toàn và công dân của quốc gia đó có ít quyền để xin tị nạn hơn các quốc gia khác. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi hương người tị nạn, rút ngắn thời gian và nguồn lực trong quá trình giải quyết các đơn xin tị nạn.
Theo kế hoạch, trong tuần tới, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất tăng thêm ngân sách và nhân lực cho Cơ quan Kiểm soát Biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) để triển khai kế hoạch này.
Theo Ủy viên cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Đối ngoại và An ninh, bà Federica Mogherini, ngoài các giải pháp của Liên minh châu Âu, trong thời gian tới, Liên minh châu Âu cũng cần phối hợp với các quốc gia thứ 3, các quốc gia quê hương của những người nhập cư để giải quyết tận gốc làn sóng người nhập cư hiện nay.
Kể từ đầu năm đến nay, có hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông đã đổ bộ lên Italy và Hy Lạp bằng đường biển. Còn trên tuyến đường bộ, hàng chục nghìn người mượn con đường Balkan vượt biên giới Serbia vào Hungary, sau đó chạy sang Áo và Đức. Tình cảnh này đã đặt Liên minh châu Âu đứng trước một bài toán nan giải./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Cướp biển Đông Nam Á ngày càng lộng hành Vùng biển Đông Nam Á đã trở thành địa bàn hoạt động chính của đám cướp biển nhằm vào các tàu chở dầu có tổng giá trị lên tới nghìn tỷ USD. Vùng biển Đông Nam Á đã trở thành địa bàn hoạt động chính của đám cướp biển nhằm vào các tàu chở dầu có tổng giá trị lên tới nghìn tỷ...