Khủng hoảng nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine là ‘hồi chuông cảnh tỉnh’ châu Phi
Ngày 22/7, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh châu Phi nên nhìn nhận cuộc khủng hoảng ngũ cốc do xung đột giữa Nga và Ukraine như 1 “hồi chuông cảnh tỉnh” để lục địa này có thể trở nên tự chủ trong sản xuất ngũ cốc và phân bón.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, phát biểu trong cuộc họp báo sau buổi hội đàm với Tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara tại thủ đô Pretoria, ông Ramaphosa cho rằng cuộc khủng hoảng nguồn cung ngũ cốc gần đây sẽ thúc đẩy các nước châu Phi tăng cường sản xuất lương thực để giảm nhập khẩu.
Nhà lãnh đạo này đặt câu hỏi: “Chúng ta có muốn tiếp tục chịu sự phụ thuộc vào nguồn cung ngũ cốc, phân bón từ châu lục khác trong nhiều năm tới hay không? Hay chúng ta nên nói cuộc xung đột (giữa Nga và Ukraine) là 1 lời cảnh tỉnh, giống như dịch bệnh COVID-19 đã trở thành lời cảnh tỉnh cho nhiều người trên lục địa châu Phi để từ đó chúng ta bắt đầu tự sản xuất vaccine?”.
Video đang HOT
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine từ hồi tháng 2 đã ngăn hàng triệu tấn lúa mì và các loại ngũ cốc khác của Ukraine rời khỏi các cảng của nước này và làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt lương thực trên toàn cầu.
Phát biểu của ông Ramaphosa được đưa ra trong bối cảnh cùng ngày, Nga và Ukraine đã đạt 1 thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, điều có thể làm dịu bớt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Cũng tại cuộc họp báo này, Tổng thống Côte d’Ivoire Ouattara cho biết ông đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong 1 cuộc điện đàm vào đầu tuần này rằng châu Phi nên được ưu tiên cung ứng khi các chuyến hàng được nối lại.
Các nông trại của Ukraine là nguồn cung cấp ngũ cốc chính cho thị trường thế giới, đặc biệt là khu vực Trung Đông và châu Phi, nơi nguồn cung cấp lương thực đang cực kỳ khan hiếm. Giá ngũ cốc ở lục địa nghèo nhất thế giới đã tăng do xuất khẩu sụt giảm, tác động mạnh của xung đột và biến đổi khí hậu, làm dấy lên lo ngại về bất ổn xã hội.
Liên hợp quốc cảnh báo về các thách thức toàn cầu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể gây ra sự hỗn loạn trong xã hội và kinh tế trên toàn thế giới, theo đó làm trầm trọng thêm hậu quả của những cuộc khủng hoảng khác mà toàn cầu đang phải đối mặt gồm biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và sự bất bình đẳng.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: IRNA/TTXVN
Người đứng đầu LHQ đã đưa ra cảnh báo trên trong buổi họp báo công bố báo cáo thứ hai của Nhóm Ứng phó với khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu trong cuộc xung đột Ukraine. Ông nhấn mạnh cuộc xung đột, cùng với các cuộc khủng hoảng khác, đang đe dọa gây ra "một làn sóng đói kém chưa từng có, kéo theo sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội". Ông nhấn mạnh không một quốc gia nào có thể thoát khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt hiện nay.
Trong báo cáo này, Nhóm Ứng phó với khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính toàn cầu trong cuộc xung đột Ukraine đã làm rõ thực tế rằng tác động mang tính hệ thống của xung đột đối với an ninh lương thực, năng lượng và tài chính đang diễn ra với tốc độ nhanh và mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, giá thực phẩm đang ở mức cao kỷ lục, trong khi giá phân bón tăng gấp đôi đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất lương thực. Báo cao cũn nhấn mạnh nếu không có phân bón, tình trạng giảm năng suất cây lương thực sẽ xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng tỷ người ở châu Á và Nam Mỹ.
Trong khi đó, giá năng lượng không ngừng tăng cao đã gây ra tình trạng mất điện và thiếu hụt nhiên liệu ở tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi. Tổng Thư ký LHQ cũng đặc biệt lưu ý đến sự chênh lệch giữa các nước trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và cuộc khủng hoảng do khí hậu... Đề cập đến khó khăn của người lao động, ông Guterres cho biết trên toàn thế giới, trung bình cứ 5 công nhân thì có 3 người thu nhập bị giảm so với trước đại dịch COVID-19. Cân bằng ngân sách thu chi không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề gây đau đầu của từng hộ gia đình. Các gia đình đang bị buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn như đóng cửa các cơ sở kinh doanh, bán gia súc hay cho con cái nghỉ học.
Do đó, Tổng Thư ký Guterres kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Tuy nhiên, nhiệm vụ cấp bách không thể chậm trễ lúc này là ổn định thị trường lương thực và năng lượng toàn cầu, cung cấp các nguồn lực ngay lập tức để hỗ trợ các quốc gia và cộng đồng dân cư nghèo nhất.
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này cũng nhấn mạnh các chính phủ phải được hỗ trợ tài chính (có thể dưới hình thức tín dụng) để duy trì nền kinh tế phát triển và đảm bảo cuộc sống của người dân. Theo ông, sẽ không thể có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng toàn cầu này nếu không có giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hệ thống tài chính toàn cầu phải vượt lên trên những hạn chế của và sử dụng tất cả các công cụ theo ý mình, với sự linh hoạt và đúng cách nhất, để hỗ trợ cho các quốc gia và người dân dễ bị tổn thương.
LHQ phối hợp mở lộ trình vận chuyển lương thực ở Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết nước này cùng với Nga, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) đang chuẩn bị lộ trình mở một hành lang để các tàu vận tải lương thực rời khỏi Ukraine một cách an toàn. Ngũ cốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025