Khủng hoảng ngày càng tồi tệ, Iraq kêu gọi thành lập chính phủ mới
Ngày 26-6, văn phòng Tổng thống đã kêu gọi Quốc hội thành lập một chính phủ mới, trong bối cảnh cuộc nổi dậy của các nhóm phiến quân đang đe dọa tới sự thống nhất của quốc gia vùng Vịnh này.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Nuri al-Maliki tuyên bố sẽ lên kế hoạch để thành lập một chính phủ mới, trong bối cảnh khủng hoảng Iraq đang ngày càng leo thang.
Cuộc khủng hoảng tại Iraq ngày càng tồi tệ, các chiến binh ISIS đã chiếm được những thành phố quan trọng
Ông Al-Maliki đã cáo buộc người Sunni hợp tác với các nhóm chiến binh Hồi giáo Nhà nước tại Iraq và Syria (ISIS hoặc ISIL), gây ra các cuộc chiến gay gắt trong thời gian qua đồng thời đả kích các cuộc kêu gọi cứu quốc của chính phủ.
Ông cũng kêu gọi các cử tri người Shiite bằng cách nói rằng ông tôn trọng những mong muốn của lãnh đạo tôn giáo Shiite Ali Sistani và kêu gọi tình nguyện viên hỗ trợ quân đội và chính phủ Iraq.
Thứ 4, ngày 25-6 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xem nhẹ sự bác bỏ của ông al-maliki và nói rằng đó không phải là điều mà Hoa Kỳ đã đặc biệt đàm phán với ông. Ngược lại, ông nói, Thủ tướng al-Maliki đã cam kết sẽ bắt đầu quá trình bầu cử và thành lập một chính phủ mới do Hoa Kỳ hỗ trợ. Và thủ tướng cũng cam kết sẽ hướng về phía trước, với các quy trình lập pháp của việc thành lập một chính phủ mới. Đó chính xác những gì mà Hoa Kỳ đang khích lệ.
Ông Kerry cho biết: “Ông cũng kêu gọi tất cả người dân Iraq gạt những khác biệt về sắc tộc qua một bên, đoàn kết, nỗ lực trong công cuộc chống khủng bố.”
Video đang HOT
Sau khi các cuộc đàm phán ở Paris với người đồng cấp Pháp, Laurent Fabius kết thúc vào thứ năm, ngày 26-6, ông Kerry cho biết, cả hai đã đồng ý rằng họ muốn một chính phủ Iraq mới được thành lập “càng nhanh càng tốt, chính phủ này phải đại diện cho sự thống nhất của đất nước”.
Hai vị Ngoại trưởng cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những thách thức tại Syria.
Ông Fabius cho rằng ISIS đã thể hiện “sự tàn bạo và hung ác khủng khiếp và Iraq phải đoàn kết để chống lại nó”. “Đó là điều cần thiết không chỉ đối với Iraq mà còn với toàn bộ các nước trong khu vực. Bởi vì nó là mối đe dọa cho Iraq, cho khu vực, châu Âu cũng như là Hoa Kỳ”.
Ngày 26-6, Ngoại trưởng Anh William Hague, trong một chuyến thăm tới Baghdad cũng kêu gọi sự hình thành nhanh chóng của chính phủ Iraq và kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị Iraq phải đặt sự phân chia bè phái sang một bên.
Ông phát biểu: “Nhà nước Iraq đang đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu, gây ra hậu quả rất lớn cho sự ổn định trong tương lai và tự do của đất nước này. Yếu tố quan trọng nhất xác định xem Iraq có vượt qua thách thức này hay không. Đó chính là là sự thống nhất chính trị”.
Theo NTD/CNN
"Fan hâm mộ khủng bố ISIS" đe dọa trả đũa nếu Mỹ không kích tại Iraq
Nhóm ủng hộ ISIS tuyên bố rằng bất cứ cuộc không kích nào của Mỹ tại Iraq sẽ được đáp trả bằng các cuộc tấn công vào người Mỹ
RT ngày 25/6 cho biết, những người ủng hộ nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông" (ISIS) tuyên bố rằng bất cuộc không kích nào của Mỹ tại Iraq sẽ được đáp trả bằng các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ.
Các phần tử khủng bố ISIS tại thành phố Mosul.
Một tài khoản Twitter mang tên là "Giải đấu của những người ủng hộ" có 2.100 tín đồ đã kêu gọi những người ủng hộ ISIS trên toàn thế giới gửi thông điệp cảnh báo Mỹ không thực hiện các cuộc không kích chống lại nhóm ISIS ở Iraq.
Nhiều phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni đã đáp ứng với lời kêu gọi trên bằng các bình luận như "sẵn sàng tử vì đạo", "không cần phải tham khảo ý kiến của bất kỳ ai để giết người Mỹ" hay đe dọa những "kẻ ngoại đạo" sẽ là mục tiêu của họ nếu Mỹ can thiệp vào công việc của ISIS.
Lời đe dọa xuất hiện sau khi một chiếc máy bay không xác định không kích các vị trí của ISIS ở thành phố al-Qaim, miền Bắc Iraq trong sáng sớm ngày 25/6. Mỹ đã bác bỏ liên quan tới hoạt động này và nói rằng có nguồn tin tin cậy cho biết chính quân đội Syria đã thực hiện vụ tấn công.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki hồi tuần trước đã yêu cầu Mỹ giúp đỡ tiến hành không kích các vị trí của ISIS để ngăn cuộc tấn công của họ nhằm vào Baghdad, nhưng cho đến nay Tổng thống Barack Obama vẫn khước từ vì thiếu tin tình báo đáng tin cậy. Trong khi đó, lực lượng không quân Iraq đã tiến hành không kích thành trì của lực lượng khủng bố ISIS trong tuần qua.
Lực lượng Mỹ tại căn cứ không quân Balad trong chiến tranh.
Lực lượng khủng bố ISIS cùng ngày 25/6 đã khởi động tấn công vây hãm căn cứ không quân lớn nhất của Iraq trong nỗ lực ngăn chặn các cuộc không kích của Mỹ và tăng cường sức mạnh không quân cho chính họ. Căn cứ không quân Balad là một sân bay lớn nhất của Iraq và một trong những tiền đồn quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh tại đất nước này.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, giới chức nước này tin rằng ISIS sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân trong thời gian tới khi di chuyển về phía Baghdad. Nếu nhóm khủng bố này kiểm soát được các sân bay, sẽ đồng nghĩa với việc họ có quyền sử dụng các trực thăng vận tải do Nga sản xuất, máy bay giám sát và các xe tải có trang bị súng máy tầm cao.
Mặc dù vẫn chưa rõ ISIS có khả năng điều khiển các máy bay hay không, nhưng một chỉ huy Iraq nói với NBC News rằng chiếm các căn cứ không quân có thể giúp cân bằng sức mạnh này giữa hai bên.
Thành viên nhóm khủng bố ISIS.
Hiện có 6000 phần tử khủng bố tham chiến ở Iraq cho ISIS, trong đó một nửa được cho là người nước ngoài. Nhóm khủng bố này đã cho là đã xuất bản các video tự sản xuất về cảnh chiến đấu của họ để thu hút những người ủng hộ từ phương Tây.
Trong khi đó, Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của al-Qaeda đang chiến đấu chống lại chính phủ Bashar al-Assad ở Syria đã tuyên thệ trung thành với ISIS ở thị trấn Albu Kamal, gần biên giới Iraq, Reuters dẫn tuyên bố của cơ quan quan sát nhân quyền Syria cho biết.
Mặt trận al-Nusra cũng kiểm soát phần lớn miền đông Syria, nơi nó đã đụng độ với cả hai nhóm phiến quân đối thủ và đôi khi chiến đấu bên cạnh họ, làm phức tạp thêm cuộc nội chiến kéo dài hơn ba năm chống lại Tổng thống Bashar al-Assad./
Theo Giáo Dục
Đồng minh miễn cưỡng Cơn chấn động mang tên nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông (ISIL) đang làm Trung Đông chao đảo. Từ một tổ chức Hồi giáo cực đoan vô danh, ISIL giờ đây đang được dự đoán có thể sẽ tạo ra một thay đổi vô tiền khoáng hậu, đó là sự hình thành của liên minh giữa hai quốc gia vốn...