Khủng hoảng ngành y Hàn Quốc tăng nhiệt
Nhiều giáo sư y khoa tại Hàn Quốc sắp nộp đơn nghỉ việc giữa cuộc đình công của các bác sĩ thực tập, trong khi giới chức nước này phê phán hành động tập thể của họ.
Tờ The Korea Herald ngày 17.3 đưa tin một nhóm bác sĩ cấp cao tại Hàn Quốc tuyên bố sẽ nghỉ việc từ ngày 25.3 nhằm ủng hộ các bác sĩ thực tập, vốn đã đình công gần một tháng qua nhằm phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường y. Tuyên bố mới gây gia tăng áp lực lên ngành y tế Hàn Quốc trong bối cảnh mâu thuẫn vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết đáng kể nào.
Sức ép mới
Đại diện của các giáo sư y khoa tại 20 trường đại học, đồng thời cũng là bác sĩ cấp cao tại các bệnh viện đa khoa, đã tổ chức họp vào tối 15.3. Tại cuộc họp, giáo sư từ 16 trường “hoàn toàn ủng hộ” đồng nghiệp cấp dưới, còn 4 trường đang lấy ý kiến về việc có tham gia nghỉ việc hay không, theo giáo sư Bang Jae-seung, đứng đầu một ủy ban của các giáo sư trường y. Theo ông, lý do các giáo sư sắp nộp đơn nghỉ việc dù bị dư luận chỉ trích nặng nề là vì họ muốn tình hình được giải quyết nhanh chóng.
Một bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện St. Mary ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh Reuters
“Quyết định rời trường, rời bệnh viện được đưa ra với trái tim nặng trĩu. Tuy nhiên, đây là lựa chọn cuối cùng của các chuyên gia nhằm cải thiện và đưa việc chăm sóc sức khỏe cơ bản trực tiếp tiến triển theo chiều hướng tốt hơn”, ông phát biểu, nhưng chưa thông tin về số giáo sư dự kiến sẽ nghỉ việc từ ngày 25.3. Trước mắt, ông Bang cho biết các giáo sư y khoa sẽ tiếp tục công việc cho đến khi hoàn tất quy trình nghỉ việc. “Quyết định này không có nghĩa là chúng tôi đang bỏ rơi bệnh nhân. Nhưng nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với sức khỏe cộng đồng”, theo ông Bang. Giáo sư này cho rằng chỉ có thể đạt được thỏa thuận nếu chính phủ trước hết rút lại kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Bên cạnh việc giáo sư y khoa dọa nghỉ việc, nhiều sinh viên ở các trường y cũng không đến lớp để phản đối việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Bác sĩ đình công, các bệnh viện lớn của Hàn Quốc thiệt hại nặng
Từ cách đây gần 1 tháng, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập tại Hàn Quốc đã đình công nhằm phản đối quyết định bổ sung 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường y. Chỉ tiêu hằng năm trước đó là 3.058. Chính phủ Hàn Quốc dự báo hơn 1/5 trong dân số 51 triệu người ở nước này sẽ ở độ tuổi trên 64 vào năm 2025 và cả nước thiếu 15.000 bác sĩ vào năm 2035. Tuy nhiên, các bác sĩ lập luận rằng việc tăng chỉ tiêu sẽ làm giảm chất lượng đào tạo và dịch vụ y tế, đồng thời tạo ra tình trạng dư thừa bác sĩ. Họ cho rằng chính phủ phải nghĩ ra cách bảo vệ họ tốt hơn khỏi các vụ kiện về sơ suất trong hành nghề và tăng mức bồi thường để khuyến khích nhiều bác sĩ hành nghề.
Các bác sĩ biểu tình tại Hàn Quốc hôm 25.2
Chưa có tiếng nói chung
Hiện chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh cho các bác sĩ đình công quay trở lại làm việc, đồng thời đình chỉ giấy phép của những người không tuân thủ. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đưa ra các biện pháp khuyến khích và thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ các bác sĩ phản đối đình công. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một phần nhỏ bác sĩ đình công quyết định quay lại làm việc.
Trong động thái mới nhất, Thứ trưởng thứ 2 Park Min-soo của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc phát biểu trên Đài YTN trưa 17.3 rằng cần “phá vỡ văn hóa hành động tập thể” của cộng đồng y khoa. “Nó không thể tiếp tục lâu dài vì gây tổn hại cho công chúng”, ông phát biểu và cho biết đã có những cuộc đàm phán được lên kế hoạch với cộng đồng y tế. Theo ông Park, chính phủ đang tích cực tham gia đối thoại, nhưng ông không thể tiết lộ đã gặp ai nhằm tránh nguy cơ họ bị tẩy chay trong cộng đồng y tế.
Về việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường y, ông Park giải thích quyết định này dựa trên chứng cứ khoa học và thông qua đối thoại với cộng đồng y khoa, các tổ chức xã hội trong hơn một năm. Tuy nhiên, đối thoại gặp trở ngại vì Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc khăng khăng cho rằng không xảy ra tình trạng thiếu bác sĩ. Trước đó, hôm 14.3, theo tờ The Chosun Daily, chính phủ Hàn Quốc vẫn cương quyết phân bổ 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh trường y từ năm nay, với 20% cho các vùng đô thị và 80% cho các vùng còn lại.
Bệnh viện, bệnh nhân bị ảnh hưởng
Theo AFP, cuộc đình công của các bác sĩ tại Hàn Quốc khiến những ca phẫu thuật và điều trị quan trọng bị hủy, nhưng chính phủ đến nay khẳng định đã tránh được một cuộc khủng hoảng toàn diện một phần nhờ các điều dưỡng, bác sĩ cấp cao và bác sĩ quân y. Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul và Trung tâm Y khoa Asan ghi nhận số bệnh nhân nhập viện và phẫu thuật giảm 50% do cuộc đình công, gây thất thu hơn 1 tỉ won (18,59 tỉ đồng)/ngày. Theo tờ The Chosun Daily, các bệnh viện lớn hiện đối diện khó khăn tài chính trầm trọng. Trong khi các bệnh viện đại học quốc gia được chính phủ hỗ trợ để bù thâm hụt, các bệnh viện đại học tư nhân và bệnh viện tư lớn phải phát hành trái phiếu để có kinh phí hoạt động.
Báo giới Hàn Quốc khuyến nghị chính phủ và cộng đồng y tế nhượng bộ để giải quyết bế tắc
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cuộc khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc đã kéo dài 1 tháng kể từ khi các bác sĩ thực tập tại nước này đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc hôm 19/2 để phản đối kế hoạch của chính phủ về tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường y.
Báo Joongang ilbo cho rằng cuộc khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc chưa thể hạ nhiệt do chính phủ và cộng đồng y tế nước này đều không đưa ra động thái nhượng bộ, trong khi bệnh nhân và các bệnh viện đang là đối tượng chịu thiệt hại.
Các bác sĩ tham gia tuần hành phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/3/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo báo Joongang ilbo, nếu các giáo sư y khoa cũng tham gia nghỉ việc tập thể, tình hình có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy, đã đến lúc các bác sĩ và Chính phủ Hàn Quốc phải tìm ra bước đột phá để giải quyết bế tắc càng sớm càng tốt. Báo giới Hàn Quốc cũng cho rằng đã đến lúc Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc và chính phủ nước này cần có cuộc gặp trực tiếp, cởi mở để đưa ra giải pháp tối ưu, bỏ qua mọi khác biệt.
Kết quả một cuộc thăm dò do Gallup Korea tiến hành tuần trước cho thấy trong số 47% số người được hỏi ủng hộ kế hoạch của chính phủ tăng thêm 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y từ năm 2025, có tới 41% muốn chính phủ điều chỉnh con số hoặc thời gian áp dụng. Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần thỏa hiệp thay vì giữ nguyên con số 2.000 như ban đầu.
Trong chuyến thăm Trung tâm y khoa Asan ở phía Đông thủ đô Seoul ngày 18/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã kêu gọi các bác sĩ tin tưởng chính phủ và tham gia đối thoại. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số ngày một tăng, đồng thời kêu gọi các bác sĩ đối thoại để cải cách toàn diện hệ thống y tế của đất nước.
Cùng ngày, ông Jang Sang-yoon, trợ lý cấp cao về các vấn đề xã hội của Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh chính phủ sẵn sàng thảo luận việc tăng hạn ngạch.
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng việc tăng chi tiêu tuyển sinh vào các trường y là nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên thiếu bác sĩ ở khu vực nông thôn và các lĩnh vực y tế thiết yếu nhưng ít được quan tâm. Tuy nhiên, giới bác sĩ lập luận rằng việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh sẽ làm giảm chất lượng giáo dục và các dịch vụ y tế khác, đồng thời có thể khiến bệnh nhân phải chịu chi phí y tế cao hơn. Các bác sĩ kêu gọi tiến hành các biện pháp cấp bách để cải thiện vấn đề tiền lương đối với các bác sĩ chuyên khoa và bảo đảm pháp lý cho các bác sĩ trước các vụ kiện về sơ suất y tế.
Ngành y Hàn Quốc đối diện 'cơn địa chấn' mới Sau khi nhiều sinh viên trường y bỏ học, đến lượt các giáo sư Hàn Quốc dọa nghỉ việc, đồng thời kêu gọi chính phủ phải có giải pháp đột phá liên quan tranh cãi về chỉ tiêu tuyển sinh trường y. Các bác sĩ biểu tình tại Seoul hôm 3.3. Ảnh REUTERS Hãng Yonhap ngày 12.3 đưa tin Hiệp hội Giáo sư...