Khủng hoảng Nga – Mỹ từ “cú quay đầu trên Đại Tây Dương”
Yevgeni Primakov chính là người đề xuất ý tưởng về trục tam giác chiến lược Nga – Trung – Ấn, ngay tại thời điểm luồng quan điểm ủng hộ “hội nhập phương Tây” thắng thế ở điện Kremlin.
Ngày 24/3/1999, Yevgeni Maximovich Primakov lên đường thăm chính thức Mỹ. Giữa bầu trời Đại Tây Dương, nghe tin lực lượng hỗn hợp của Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) ném bom Serbia, một đồng minh của nước Nga tại thời điểm đó, Thủ tướng Nga lập tức lệnh cho chuyên cơ lượn quanh một vòng và quay đầu trở lại Nga. Vụ việc sau này được gắn với biệt danh “cú quay đầu của Primakov”.
Yevgeni Primakov đã để lại di sản lớn cho nước Nga. (Ảnh: RG)
Sự kiện trên gây ra một số rắc rối trong quan hệ ngoại giao và được xem là bước ngoặt trong quan hệ Nga – Mỹ, là sự khởi nguồn của chính sách đối ngoại của Nga đặt trọng tâm vào việc tạo lập một thế giới đa cực, kể cả chấp nhận suy giảm quan hệ với phương Tây. Quyết định của Thủ tướng Nga phù hợp với những tuyên bố trước đó của ông. Năm 1996, trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông Primakov đã trình bày trước các quan chức điện Kremlin bản kế hoạch phát triển trục chiến lược Nga – Trung – Ấn, coi đây là lựa chọn để chống lại thế giới đơn cực do Mỹ áp đặt sau Chiến tranh Lạnh.
Đây là hành động táo bạo, bởi nhiều người Nga lúc đó vẫn còn ảo tưởng với đường hướng hội nhập với phương Tây. Thậm chí, ý tưởng kết nối 3 quốc gia riêng biệt thành một khối chiến lược còn bị xem là có phần cấp tiến, không hợp thời. Thế nhưng, như nhiều sáng kiến vĩ đại khác, suy nghĩ của Primakov cũng bắt nguồn từ những điều đơn giản. Đầu tiên, nước Nga phải từ bỏ chính sách ngoại giao lệ thuộc do Mỹ chỉ đạo. Kế đến, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm mới mối quan cũ với Ấn Độ, thúc đẩy hợp tác hữu nghị mới xuất hiện với Trung Quốc.
Theo Primakov, bộ ba Nga – Trung – Ấn trong trật tự thế giới đa cực sẽ tạo ra lớp bảo vệ cho những quốc gia tự do không đồng minh với phương Tây. Khủng hoảng kinh tế tại Nga là một trong những điều kiện hội tụ hiếm gặp để tạo lập liên minh này. Là một nhà báo, một nhà Đông phương học, một chuyên gia về Trung Đông và một lãnh đạo tình báo, ông Primakov tiên lượng một kết cục không thể tránh khỏi đối với nước Nga nếu tiến theo những định hướng dân chủ, tự do hóa kiểu phương Tây. Đó là một nước Nga suy thoái về kinh tế, bị đẩy về vị thế quốc gia thuộc “Thế giới thứ ba”, bị phương Tây rút ruột các nguồn lực tài nguyên, tài chính, công nghệ, nhân lực, vì họ xem đây là cách để “bù đắp” những thiệt hại từ cạnh tranh kéo dài hàng thập kỉ của Chiến tranh Lạnh với Liên Xô mà Nga là người thừa kế.
Khởi đầu và di sản
Video đang HOT
Năm 1998, Primakov thăm Ấn Độ và nêu đề xuất thành lập trục chiến lược Nga – Trung – Ấn. Nước Nga dưới thời quyền Tổng thống Vladimir Putin lúc này đã thay đổi chính sách thời kỉ nguyên Boris Yeltsin với Ấn Độ. Từ những rạn nứt, Moskva ký hiệp định đối tác chiến lược với New Delhi, thiết lập cơ chế gặp thượng đỉnh. Lần đầu tiên sau 14 năm lãng quên, Ấn Độ mới lại nghe được một thông điệp thân tình từ nước Nga: “Ấn Độ là số một” – ông Putin tuyên bố khi nói đến vai trò của Ấn Độ tại tiểu lục địa.
Thế nhưng tiến trình “hòa nhập” Nga – Trung – Ấn thì mất nhiều thời gian hơn. Lý do là bởi giữa Bắc Kinh và New Delhi có tồn tại bất đồng liên quan đến tranh chấp biên giới lãnh thổ; Trung Quốc vẫn xem Ấn Độ là đối thủ tiềm tàng theo đường hướng “thân phương Tây”. Phải đến năm 2012, trùng thời điểm Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa khả năng bắn tới bờ biển miền Đông Trung Quốc, thì những cuộc đàm phán về liên minh Nga – Trung – Ấn mới được khởi động mạnh. Cuối cùng, đến tháng 2/2015, cuộc gặp tại Bắc Kinh đã có được đà thuận lợi, với việc Trung Quốc chấp thuận đề xuất của Nga, kết nạp Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Di sản mà ông Primakov để lại không chỉ có vậy. Nhiều học giả quốc tế nhận định, “Học thuyết Primakov” được thiết kế nhằm mục tiêu “pha loãng” sức mạnh, ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế, nhất là ở Trung Đông và lục địa Á-Âu, hướng đến một trật tự thế giới đa cực. Sự hình thành và phát triển của Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) trên nền tảng hợp tác Nga – Trung – Ấn được dự đoán sẽ tạo ra những thay đổi lớn đối với trật tự thế giới, thách thức quyền lực Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Cựu Thủ tướng Nga qua đời ngày 26/6 vừa qua, nhưng những đóng góp của ông luôn được người Nga ghi nhận. Tổng thống Putin trong lời chia buồn khẳng định, ông Primakov là “bạn chiến đấu”, người đã “để lại di sản đồ sộ”. Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin thì nói Primakov là người góp phần “tạo ra lịch sử nước Nga”. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Nikolai Levichev đề xuất dựng tượng cựu Thủ tướng Nga tại Quảng trường Lubyanka, trung tâm thủ đô Moskva.
“Học thuyết Primakov” đã chứng tỏ giá trị tại thời điểm hiện nay, khi nước Nga bị Mỹ, phương Tây bao vây, trừng phạt. Đã có người nhận định, đóng góp nổi bật nhất của Primakov là đã chấm dứt kỉ nguyên “ngây thơ của nước Nga”. Tận dụng đường hướng hòa giải của Moskva hậu Chiến tranh Lạnh, người Mỹ đã nhiều lần “lừa dối” Nga trong cuộc chiến ở Iraq, Libya, mở rộng NATO về phía Đông… “Chúng ta quá chân thành trong những vấn đề trên và sự ngây thơ như thế trong vũ đài chính trị thường không mang lại kết quả tốt. Tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi chính sách”, ông Primakov phát biểu như vậy lúc sinh thời.
Theo Hoài Thanh/RIR, RBTH/baotintuc.vn
Châu Âu chán Mỹ, quay trở về với Nga?
Chiến dịch của Tổng thống Barack Obama nhằm cô lập Nga đang thất bại, khi sự phản đối của người Châu Âu đối với các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đang tăng lên từng ngày. Đây là nhận xét vừa được Chủ tịch Quốc hội Nga cho biết trong một bài báo được phát hành hôm thứ Hai đầu tuần (29/6).
Ảnh minh hoạ
"Lời kêu gọi của Tổng thống Obama về việc cô lập Nga rõ ràng không giành được sự chú ý giống như các dự án được yêu thích của ông là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Hiệp ước Xuyên Đại Tây Dương", ông Sergei Naryshkin đã viết như vậy trong bài báo được đăng tải trên tờ báo chính thức Rossiiskaya Gazeta.
Theo Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Quốc hội Nga), mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) mới đây thậm chí đã một lần nữa ra quyết định kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng sự phản đối đối với chính sách trừng phạt Nga của EU đang tăng lên từng ngày ở nhiều nước thành viên thuộc liên minh.
"Lý do của sự phản đối đó rõ ràng là: Người Châu Âu chẳng đạt được điều gì từ những biện pháp trừng phạt gây tổn hại đó", ông Naryshkin cho hay, đồng thời nói thêm rằng các chính phủ phương Tây đang nhận thấy mình bị đặt vào tình thế khó khăn để chứng minh sự cần thiết của chính sách đối đầu và cô lập Nga.
EU trên thực tế đã theo chân Mỹ trong chiến dịch đối đầu và trừng phạt Nga. Tuy nhiên, giờ đây, liên minh Châu Âu đang đứng ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục dấn tới trong cuộc đối đầu với Nga, EU tiếp tục phải hứng chịu tổn thất, thương đau ngày càng cao. Tuy nhiên, nếu lùi bước vào thời điểm này, EU không tránh khỏi việc cảm thấy "bẽ mặt".
Kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine bùng lên cách đây hơn một năm, Nga đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch đối đầu chưa từng có của phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Mỹ cùng các đồng minh phương Tây đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine, kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nam nước này. Dù cho Nga kiên quyết và thẳng thừng bác bỏ mọi cáo buộc và phương Tây chẳng thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh cho các cáo buộc của họ, phương Tây vẫn tìm cách bao vây, dồn ép và bóp nghẹt Nga trên mọi mặt trận, từ kinh tế, tài chính, quân sự đến thông tin, tuyên truyền.
Thực ra, EU ban đầu không hề muốn tham gia vào chiến dịch chống lại Nga đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của họ. Khi Mỹ "giương cao ngọn cờ hiệu triệu" các nước liên kết thành một mặt trận thống nhất ra đòn trừng phạt Nga, EU vẫn còn lưỡng lự, chần chừ và đắn đó.
Hơn ai hết, EU hiểu rất rõ về mối quan hệ gắn bó giữa liên minh này với Nga. EU hiểu rằng, nếu họ "tung đòn" với đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của mình thì chính họ cũng sẽ phải chịu tác động của đòn "gây ông đập lưng ông".
Tuy nhiên, dưới sức ép không ngừng và quyết liệt của Mỹ siêu cường số 1 thế giới và cũng là đối tác số 1 của Châu Âu cả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao lẫn quân sự, EU đã không còn cách nào khác là phải theo chân Mỹ "tuyên chiến" với Nga bằng các biện pháp trừng phạt. Những đòn trừng phạt của EU tăng dần về cấp độ khắc nghiệt khi nhằm vào những ngành kinh tế then chốt của Nga như ngân hàng, năng lượng và quân sự.
Không thể phủ nhận thực tế là các đòn trừng phạt đó đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga, khiến nền kinh tế Nga lao đao, loạng choạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại.
Chính sách trừng phạt mà Mỹ và EU đưa ra nhằm mục đích là khuất phục Nga phải thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, kết quả mà Liên minh Châu Âu nhận được thực sự có thể miêu tả là "một quả đắng".
Không những không khiến Nga khuất phục, EU còn phải hứng chịu đòn trả đũa có ảnh hưởng lớn không kém. Vừa thấm "đòn đau" từ ảnh hưởng "gậy ông đập lưng ông" của chính sách trừng phạt Nga, EU vừa phải chịu "đau đớn" từ đòn trả đũa của Moscow. Kết quả là EU phải đối mặt với rất nhiều tổn thất về kinh tế. Điều này có thể được thấy rất rõ qua hàng loạt con số được công bố trong vài tháng trở lại đây.
Trong khi đó, Mỹ nước dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga, hầu như không bị hề hấn gì. Thậm chí, Mỹ còn đang được hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế đang phát triển với Nga.Nhìn vào thực tế trên, rõ ràng EU đang bị đẩy vào một tình huống đầy bẽ bàng và cũng khó xử không kém. Trong bối cảnh như này, những tiếng nói chống lại chính sách trừng phạt Nga lại càng trở nên mạnh hơn, quyết liệt hơn từng ngày. Nhiều chính khách, giới chuyên gia đang sốt ruột kêu gọi đối thoại, nối lại quan hệ với Nga. Rõ ràng, nếu tiếp tục theo đuổi chính sách đối đầu, chống lại Nga, EU sẽ tiếp tục chịu thua thiệt. EU và Nga sẽ suy yếu đi trong khi Mỹ mạnh lên.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Báo Mỹ: Washington đang thua trong cuộc chạy đua vũ trang Cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga, Mỹ và các nước khác vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên hình thức của cuộc đua này còn lớn và tốn kém hơn trước đây. Do đó, khả năng đe dọa của cuộc chạy đua cũng cao hơn. Bệ phóng tên lửa di động trên mặt đất của quân đội Mỹ. Thời điểm này, Nga và...