Khủng hoảng năng lượng, Kosovo cấm ‘đào’ tiền ảo
Chính phủ Kosovo vừa ban hành lệnh cấm hoạt động khai thác tiền điện tử với nỗ lực hạn chế tiêu thụ điện.
Hiện nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong một thập niên qua.
Mảnh đất “đào coin” màu mỡ
Theo Reuters, nhiều ‘thợ đào coin’ đã chọn Kosovo vì quốc gia này có giá điện rẻ bậc nhất châu Âu. Số lượng người khai thác tiền mã hóa ở Kosovo được cho là tăng vọt trong vài năm trở lại đây.
Một “thợ mỏ” giấu tên tiết lộ với Reuters rằng anh ta sở hữu 40 GPU (card xử lý đồ họa) để đào coin, mỗi tháng phải trả khoảng 170 euro tiền điện để vận hành và thu về khoảng 2.400 euro.
Kosovo ban lệnh khẩn, cấm hành vi khai thác tiền ảo trước khủng hoảng năng lượng. Ảnh REUTERS/HAZIR REKA
Tuy nhiên, trong hai tháng cuối năm 2021, đất nước này liên tục xảy ra mất điện trên quy mô toàn quốc. Thậm chí, ở đỉnh điểm cuộc khủng hoảng thì đất nước này phải nhập khẩu khoảng 40% năng lượng từ thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Trong cuối tháng 12, chính phủ Kosovo đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày.
Cấm ‘đào coin’ trước khủng hoảng năng lượng
Với nỗ lực hạn chế tiêu thụ điện và đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất thập niên qua, Chính phủ Kosovo đã ban hành lệnh cấm khai thác tiền điện tử trong đầu tháng 1.2022.
Ông Artane Rizvanolli – Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Kosovo cho biết: “Tất cả các cơ quan thực thi pháp luật sẽ ngừng sản xuất hoạt động này với sự hợp tác của các tổ chức liên quan khác để xác định các địa điểm có đào tiền điện tử”.
Kể từ khi lệnh cấm khẩn cấp có hiệu lực, cảnh sát và nhân viên hải quan đã bắt đầu tiến hành các cuộc đột kích, càn quét trên quy mô lớn, thu giữ hàng trăm máy đào Bitcoin.
Trước thực trạng này, nhiều ‘thợ đào’ đã thanh lý hết các thiết bị, số còn lại thì tìm phương án chuyển sang nước khác.
“Họ đang bán tháo các thiết bị của mình hoặc cố chuyển sang các nước lân cận”, nhà đầu tư, kiêm quản trị viên một số nhóm đào tiền mã hóa lớn nhất Kosovo, CryptoKapo, chia sẻ với The Guardian.
La Nina đe dọa khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn trong mùa đông
Thế giới phải đối diện với La Nina - hiện tượng thời tiết thường gây ra mùa đông khắc nghiệt hơn.
Hình thái khí hậu này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á.
Trung Quốc đang đối mặt với thiếu hụt nguồn điện. Ảnh: Bloomberg
La Nina đã hình thành ở Thái Bình Dương, với đặc điểm nổi bật là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực này lạnh đi dị thường. Hình thái này thường sẽ làm nhiệt độ ở khu vực bắc bán cầu xuống thấp hơn bình thường, đẩy các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn trong khu vực phát đi cảnh báo về một mùa đông giá lạnh ở phía trước.
Một số nước, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với tình cảnh giá nhiên liệu tăng vọt, thiếu điện ngắt quãng hoặc buộc phải kiểm soát nguồn cung điện với các ngành công nghiệp nặng. Giá than đá và khí đốt đang đứng ở mức cao và một mùa đông lạnh giá sẽ khiến nhu cầu sưởi ảm tăng vọt, làm trầm trọng thêm tình cảnh thiếu hụt điện.
"Chúng ta đang tới gần một mùa đông lạnh hơn thường lệ, trải dải ở khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành tốt quan trọng để dự đoán cần tích trữ nhu cầu năng lượng ra sao", Renny Vandewege, Phó Chủ tịch DTN, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ về diễn biến thời tiết, nêu quan điểm.
Dưới đây là triển vọng về năng lượng và tiêu thụ điền ở một số quốc gia chủ chốt.
Trung Quốc: Nhiệt độ tại phần lớn các vùng miền đông Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần trước và xuống mức thấp hơn thường lệ ở nhiều vùng phía bắc. Các tỉnh như Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Sơn Tây bắt đầu hoạt động sưởi ẩm trong mùa đông sớm hơn 13 ngày so với những năm trước. Nhiều hệ thống phát điện do địa phương quản lý, nhất là các nhà máy điện chạy than, khí đốt, đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong vùng.
Theo Zhi Xiefei, Giáo sư chuyên ngành khoa học khí quyển tại Đại học Công nghệ & Khoa học thông tin Nam Kinh, hình thái thời tiết cực đoan có thể xuất hiện ngày một nhiều do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các đợt lạnh có thể làm nền nhiệt giảm sâu, nhưng đi kèm đó cũng là các đợt nắng nóng bất thường.
Nhật Bản: Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản, nước này sẽ bước vào mùa đông với nền nhiệt thấp hơn bình thường từ tháng tới. Nhật Bản, nước mới chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của khủng hoảng năng lượng, đang rất cảnh giác với yếu tố thời tiết, sau khi phải trải qua giai đoạn lạnh sâu trong năm ngoái và đẩy giá bán lẻ điện tăng vọt.
Năm 2020, do không có đủ lượng nhiên liệu dữ trữ khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng đột biến, các công ty điện công ích đã buộc phải mua khí hóa lỏng giao ngay với mức giá cao để phát điện. Năm nay, Bộ Công thương Nhật Bản cũng đã trao đổi, thảo luận với nhiều nhà máy điện, các công ty dầu mỏ, khí đốt lớn để bàn kế hoạch chuẩn bị nguồn điện cho những tháng mùa đông tới đây. Dự trữ khí hóa lỏng của các doanh nghiệp cung ứng điện lớn tại Nhật Bản hiện đã lớn hơn 24% so với mức trung bình của bốn năm qua.
Hàn Quốc được dự báo sẽ có một mùa đông với nền nhiệt lạnh hơn bình thường. Ảnh: EPA
Hàn Quốc: Theo Cơ quan khí tượng Hàn Quốc, nước này sẽ có một nửa mùa đông năm nay với nền nhiệt giảm sâu hơn và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm nước chịu tác động của hiện tượng La Nina. Trong tháng 10 lạnh bất thường này, tuyết đã xuất hiện tại Hàn Quốc sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái.
Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn cung năng lượng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ đà tăng giá leo thang. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu, khí hóa lỏng đã thời được kéo giảm.
Ấn Độ: Nhiệt độ tại nhiều vùng ở Ấn Độ được dự báo sẽ xuống thấp, ở ngưỡng 3 độ C, trong tháng 1 và tháng 2 tới trước khi tăng trở lại. Khác với nhiều nước, thời tiết lạnh giá ở Ấn Độ lại thường đi kèm với tiêu thụ năng lượng giảm, do nhu cầu điện cho điều hòa nhiệt độ giảm.
Đáng quan ngại hơn chính là việc Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với giai đoạn khô hanh hơn sau giai đoạn cuối của kỳ gió mùa. Những khu vực khai mỏ chủ chốt trong vài tháng qua bị tác động mạnh bởi lũ lụt, làm bóp chẹt nguồn cung than đá vốn là nguồn nhiên liệu tạo ra 70% sản lượng điện năng tại Trung Quốc.
Siết chặt để 'thanh lọc' thị trường Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản từ sau "cú ngã ngựa" của Evergrande, nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, là một trong những thách thức lớn của kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 và cả năm nay. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có sự điều chỉnh, nới lỏng một số hạn chế nhằm...