Khủng hoảng năng lượng khiến nhà máy nhôm lớn ở EU phải ngừng hoạt động
Hôm 17/8, nhà máy luyện nhôm Slovalco ở Slovakia thông báo sẽ ngừng sản xuất cho đến cuối tháng 9.
“Quyết định ngừng hoạt động sản xuất nhôm sơ cấp tại Slovalco được đưa ra nhằm đối phó với các các điều kiện bất lợi và giá điện tăng cao mà không có dấu hiệu cải thiện trong thời gian ngắn”, đài RT (Nga) dẫn lời Giám đốc nhà máy Norsk Hydro, nói trong một tuyên bố. Ông cho biết thêm rằng nhà máy đúc nhôm Slovalco ở miền trung Slovakia vẫn tiếp tục hoạt động tái chế, phục vụ khách hàng trong khu vực với 75.000 tấn nhôm tái chế mỗi năm.
Slovalco là nhà cung cấp nhôm chính cho các doanh nghiệp ở Slovakia và nhiều công ty châu Âu khác. Sau khi Slovalco ngừng sản xuất, châu Âu sẽ buộc phải nhập khẩu nhôm từ các nước như Nga và Trung Quốc.
Động thái đóng cửa nhà máy luyện nhôm Slovalco được đưa ra sau khi nhà máy luyện kẽm lớn nhất thế giới Nyrstar quyết định ngừng sản xuất trong tuần này. Giới chức cho biết dự báo về việc cắt giảm sản lượng sâu hơn ở châu Âu, tình trạng thiếu hụt và nguồn dự trữ giảm sau khi chi phí năng lượng tăng cao đã khiến nhà máy kẽm của Hà Lan đưa ra quyết định trên.
Video đang HOT
Theo các nhà phân tích của Macquarie, năng lượng hiện chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất kẽm ở châu Âu, nhiều hơn so với mức trung bình trước đây là 50%. Châu Âu sản xuất tới 15% nguồn cung kẽm toàn cầu, ước tính khoảng 14 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, khu vực này đã cắt giảm sản lượng 140.000-170.000 tấn/năm do kinh doanh thua lỗ.
Loạt công ty châu Âu 'nợ chồng nợ' do chi phí tăng cao
Nợ của các công ty điện lực châu Âu tăng vọt lên 1,7 nghìn tỷ USD do khủng hoảng năng lượng.
Hôm 18/7, Bloomberg đưa tin, các công ty năng lượng châu Âu đang phải gánh thêm nợ để bù đắp cho việc giá dầu và khí đốt tăng cao. Theo đó, nợ tổng thể của các công ty đã tăng hơn 50% kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 và hiện ở mức 1,7 nghìn tỷ euro (1,7 nghìn tỷ USD).
Đầu tháng này, một trong những công ty cung cấp năng lượng lớn nhất của Đức - Uniper, đã yêu cầu chính phủ nước này cứu trợ. Lý do được công ty này đưa ra là do "áp lực tài chính cực lớn" sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Công ty năng lượng châu Âu lao đao vì chi phí tăng cao.
Uniper là công ty nhập nhiều khí đốt Nga nhất tại Đức. Công ty này chịu lỗ hàng chục triệu euro mỗi ngày kể từ khi Nga cắt khí đốt sang Đức tháng trước. Việc này buộc Uniper mua khí đốt từ nguồn khác với giá cao hơn.
Đến nay, Uniper đã sử dụng hết hạn mức vay 2 tỷ euro từ ngân hàng đầu tư quốc doanh KfW và đã phải nộp đơn xin cấp thêm. Bloomberg cho biết công ty Uniper có thể cần tới 9 tỷ euro để tồn tại.
Theo Uniper, công ty này muốn vay thêm "để giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga và các diễn biến liên quan trên thị trường tỷ giá, năng lượng".
Đồng cảnh ngộ, công ty điện lực Cộng hòa Séc CEZ CP cũng đang tìm kiếm sự trợ giúp lên tới 3 tỷ euro từ chính phủ nước này.
Theo Bloomberg, các công ty điện lực của Liên minh châu Âu (EU) đã huy động được 45 tỷ euro trái phiếu và 72 tỷ euro cho vay trong 6 tháng đầu năm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn của châu Âu tăng gấp 8 lần trong vòng 18 tháng qua, trong khi giá dầu trở nên đắt hơn khoảng 50% trong năm qua.
Sự tăng giá dầu và khí đốt làm tăng chi phí sinh hoạt nói chung, trong khi lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trên khắp EU.
Tháng trước, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã cắt 60% khí đốt xuất khẩu sang Đức qua đường ống Nord Stream. Hôm 17/7, đường ống này dừng chảy đê bảo dưỡng theo định kỳ, dự kiến hoàn tất vào ngày 21/7.
Giá điện ở châu Âu tăng gấp đôi so với tháng 6 Giá điện ở châu Âu tăng lên mức kỷ lục mới khi giá khí đốt tự nhiên kéo dài đà tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa đẩy khu vực này vào suy thoái. Ảnh minh họa: europeantimes Theo Bloomberg, trên Sàn giao dịch năng lượng châu Âu AG, giá điện theo hợp đồng mua bán năm...