Khủng hoảng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ: Hai bên lãnh hậu quả
Nhà phân tích kêu gọi Mỹ nên bình tĩnh xem xét lại các chính sách của mình nếu không muốn quân đội của họ bị đá khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trở rất căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không thả tự cho cho mục sư Andrew Brunson, người bị bắt giữ hồi tháng 10/2016. Ông Brunson bị cáo buộc có quan hệ với phong trào của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người mà chính quyền Ankara cho là đứng sau cuộc đảo chính quân sự không thành công năm 2016.
Căn cứ không quân Incirlik – nơi Không quân Mỹ đóng quân.
Sự việc này đã khiến hai Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Thổ Nhĩ Kỳ Abdulahmita Gul và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Suleyman Soylu bị áp đặt các lệnh trừng phạt hôm thứ 4 vừa qua.
Động thái này của Mỹ nhận được những tuyên bố cứng rắn từ phíaTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng hàng động này.
Theo một nhà phân tích cấp cao Nicholas Danforth của Mỹ, Mỹ nên chuẩn bị đón nhận thực tế rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng của căn cứ quân sự Mỹ Incirlik và nên xem xét lại các chính sách của họ trong khu vực.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng chính trị
“Tại thời điểm này, chính quyền Mỹ cần phải bình tĩnh tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hợp lý tránh tình trạng leo thang căng thẳng hơn nữa. Hoa Kỳ nên tìm cách để mục sư Branson có thể trở về mà không ảnh hưởng đến lợi ích của cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ”, nhà phân tích này nhấn mạnh.
Ông Danforth cho rằng, nếu tình hình này tiếp diễn nhiều khả năng căn cứ quân sự của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động chống khủng bố IS ở Syria và Iraq, sẽ bị đóng cửa.
“Hoa Kỳ nên xem xét lại các chính sách ở các khu vực mà họ hiện diện từ Iraq đến Balkan nếu muốn tiếp tục hợp tác với các đối tác của họ”, nhà phân tích nói.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong những năm gần đây trở nên căng thẳng hơn liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ từ chối áp đặt các lệnh trừng phát chống lại Iran và các hoạt động chống lại người Kurd (lực lượng mà người Mỹ hỗ trợ) ở Syria.
Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố muốn mua hệ thống phòng không S-400 và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Nga cũng góp phần dẫn đến tình hình như hiện nay, mặc dù thực tế họ là đồng minh của nhau.
Khủng hoảng kinh tế
Các chuyên gia lưu ý rằng, cuộc khủng hoảng trầm trọng trong mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ diễn ra trên mặt trận kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và khiến đồng tiền quốc gia nước này ngày càng mất giá.
“Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ và kinh tế nước này đang đứng trên bờ vực khủng hoảng trầm trọng, trong khi đó chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đe dọa sẽ đáp trả thích đáng đối với các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ”, ông Danforth cho biết.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã dự báo lạm phát trong năm 2018 và 2019 sẽ tăng mạnh do giá lương thực và giá dầu tăng cao, cũng như do sự mất giá của đồng tiền quốc gia.
Họ cho rằng, làm phát năm 2018 sẽ tăng lên 13,4% so với 8,4% ban đầu, trong năm 2019 sẽ tăng lên 9,3% so với 6,5%. Ngoài ra kể từ đầu năm 2018, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất khoảng 22% giá trị so với đồng đô la và dự báo sẽ tiếp tục giảm nếu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách như hiện nay – đối đầu với Mỹ.
Nguyễn Giang
Theo baodatviet
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải hơn 7.000 người nghi liên quan đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải hơn 7.000 cảnh sát, binh sĩ và quan chức các bộ nghi liên quan đến cuộc đảo chính quân sự bất thành năm ngoái.
Một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đảo chính được đưa đến tòa án ở thành phố Mugla ngày 14/7. Ảnh: Reuters.
7.563 người, bao gồm cảnh sát, binh sĩ, quan chức các bộ, đã bị sa thải trong đợt thanh trừng mới nhất theo sắc lệnh mới ban hành ngày 14/7, hãng tin Anadolu cho biết. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ còn tước quân hàm đối với 342 quân nhân đã nghỉ hưu.
Đợt sa thải diễn ra chỉ một ngày trước khi Thổ Nhĩ Kỳ đánh dấu một năm xảy ra đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan.
Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đêm 15/7/2016, do một nhóm binh sĩ thực hiện, nhưng không thành công. Tổng thống Erdogan tố giáo sĩ Fethullah Gulen cùng người ủng hộ ông đứng sau đảo chính và tuyên bố sẽ nhổ tận gốc "virus" của Gulen trong các cơ quan chính phủ. Hơn 50.000 người đã bị bắt, khoảng 100.000 người bị sa thải hoặc đình chỉ công việc. Gulen, hiện ở Mỹ, phủ nhận có liên quan.
Như Tâm
Theo VNE
Bị Mỹ phạt nặng, Thổ Nhĩ Kỳ thề đáp trả Mỹ vừa áp các đòn trừng phạt mạnh tay nhằm vào hai bộ trưởng tư pháp và nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ vì tiếp tục giam giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson.Ông Brunson, đến từ Bắc Carolina, đã bị giam giữ gần 2 năm vì bị cáo buộc liên quan đến các nhóm chính trị. Mục sư Mỹ Andrew Brunson. (Ảnh: BBC) "Chúng...