Khủng hoảng mới liên quan tới Ebola mang tên… “thiếu tiền”
Ngày 17-10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp mới để gây quỹ phục vụ cho việc chống lại dịch bệnh Ebola, sau khi lời kêu gọi trước đó của LHQ về việc gây quỹ đã không được như mong đợi.
Người đứng đầu LHQ nói rằng lời kêu gọi gây quỹ ủy thác 1 tỷ USD mà ông đưa ra hồi tháng 9 vừa qua chỉ thu về vỏn vẻ… 100.000 USD cho tới nay.
Như vậy, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã gia nhập “đội ngũ” gồm những nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới chỉ trích nỗ lực toàn cầu trong việc đẩy lùi bệnh dịch Ebola nguy hiểm. Tính đến giờ, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 4.500 người, hầu hết ở các quốc gia Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Lời kêu gọi ngừng các chuyến bay đến và đi liên quan tới vùng dịch, sau khi 2 nữ y tá Mỹ bị mắc bệnh
Được biết, các nhà tài trợ đã đóng góp gần 400 triệu USD cho các cơ quan khác thuộc LHQ cũng như các tổ chức xã hội. Trong khi đó, quỹ ủy thác của LHQ mới chỉ nhận được cam kết tài trợ 20 triệu USD. Quỹ này được dự tính hoạt động như một nguồn dự trữ chi tiêu linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt như chống lại dịch Ebola.
Trong số những quốc gia cam kết góp tiền cho quỹ nói trên, chỉ có Colombia là đã thực hiện đúng lời hứa với khoản đóng góp 100.000 USD.
Tổng thư ký Ban Ki-moon nói rằng đã tới lúc các quốc gia có đủ năng lực cung cấp hỗ trợ tài chính và hậu cần tham gia vào nỗ lực chống Ebola.
Các nhân viên y tế chiến đấu trực tiếp với Ebola là những người dễ có nguy cơ nhiễm bệnh
Trước đó, cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameroon và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Video đang HOT
Phản ứng trước những lời kêu gọi trên, cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan nói rằng, ông “thất vọng cùng cực” với sự phản ứng của cộng đồng quốc tế trước nỗ lực ngăn chặn và tiêu diệt Ebola.
“Nếu cuộc khủng hoảng bệnh dịch này xảy ra ở những nơi khác thì có lẽ thế giới đã có cách phản ứng khác. Như khi Ebola xuất hiện ở Mỹ và châu Âu, cộng đồng quốc tế mới thức giấc”, ông Annan ám chỉ Tây Phi bị đối xử không công bằng khi chẳng nhận được nhiều hỗ trợ trong thời gian qua.
Theo ANTD
Nước Mỹ chấn động trước nguy cơ Ebola bùng phát
Thông tin hai nữ y tá ở Texas nhiễm virút Ebola khiến thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo, người dân nước này hoang mang, lo sợ.
Các nhân viên y tế đưa nữ y tá Amber Vinson tới Bệnh viện ĐH Emory ở Atlanta để điều trị - Ảnh: Reuters
Theo báo Wall Street Journal, trong phiên giao dịch hôm qua, thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm tới 8% ngay sau khi nhận được tin nữ y tá Amber Vinson nhiễm virút Ebola.
Chỉ số Dow sụt tới 370 điểm. Cổ phiếu các hãng hàng không như American Airlines hay Delta Air Lines đều giảm mạnh.
Một số chuyên gia cho biết thị trường chứng khoán đặc biệt nhạy cảm trước những bất ổn, và việc virút Ebola xuất hiện ở Mỹ là yếu tố gây bất ổn lớn.
Người dân lo ngại
Không chỉ thị trường chứng khoán chao đảo mà người dân Mỹ cũng đang rất hoang mang.
Theo khảo sát báo Washington Post và Hãng tin ABC News công bố hôm qua, gần 2/3 người dân Mỹ lo sợ nguy cơ dịch Ebola bùng phát trên diện rộng ở nước này.
Mức độ lo lắng này cao hơn hẳn so với thời dịch SARS bùng phát năm 2003. Quan điểm chung là Chính phủ Mỹ cần phải nỗ lực hơn nhiều để chống Ebola.
Có tới 91% người ủng hộ việc nhà chức trách tăng cường quét nhiệt độ hành khách từ Tây Phi tại các sân bay Mỹ, và 2/3 cho rằng Washington cần hạn chế đi lại đến Tây Phi.
Trước đó chính quyền Mỹ bác bỏ yêu cầu hạn chế đi lại đến Tây Phi với lý do biện pháp này sẽ cản trở các chiến dịch vận chuyển hàng hóa tiếp tế, đưa nhân viên y tế tới các nước Tây Phi, nơi đại dịch Ebola đang hoành hành. Thất bại trong việc kiềm chế dịch Ebola sẽ đe dọa cả thế giới.
Reuters cho biết ở sân bay Dallas tại Texas, nhiều hành khách đi máy bay rất bức xúc với việc nữ y tá Vinson đã đi máy bay từ Ohio tới Texas trước ngày nhập viện.
Nữ y tá Amber Vinson, nhân viên y tế thứ hai ở Texas bị nhiễm virút Ebola sau Nina Phạm - Ảnh: NBC
Sai lầm của cơ quan y tế
Các cơ quan y tế Mỹ mắc nhiều sai sót nghiêm trọng trong việc đối phó với bệnh Ebola. Theo CNN, trước khi lên máy bay từ Cleveland tới Dallas hôm 13-10, cô Vinson gọi điện cho một quan chức Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) và thông báo rằng mình bị sốt nhẹ.
Khi đó nhiệt độ của Vinson vào khoảng 37,5 độ C. Do chưa đến ngưỡng 38 độ C, CDC cho phép cô đi máy bay.
Giám đốc CDC Thomas Frieden sau đó thừa nhận lẽ ra nhà chức trách không nên cho phép cô lên máy bay. Dù vậy ông trấn an nguy cơ lây nhiễm trên máy bay là rất nhỏ vì cô Vinson không môn mửa hoặc chảy máu.
Tuy nhiên Hãng tin CNBC sau đó tiết lộ CDC đã cảnh báo Hãng hàng không Frontier Airlines rằng khả năng y tá Vinson "đã xuất hiện các triệu chứng bệnh" khi đi máy bay. Điều đó có nghĩa cô có khả năng lây nhiễm virút cho người khác.
Trước đó các y tá ở Texas cũng chỉ trích việc CDC không hề đưa ra hướng dẫn hay đào tạo cụ thể về cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân Ebola.
Một số y tá thuộc Bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas, nơi bệnh nhân Ebola Thomas Eric Duncan qua đời, khẳng định họ phải tự xoay xở khi xử lý dịch cơ thể và chất thải của ông Duncan.
Hãng Frontier Airlines đã cho bốn tiếp viên hàng không và hai phi công chuyến bay đó nghỉ phép có lương để theo dõi tình trạng sức khỏe ở nhà.
Chiếc máy bay chở cô Vinson cũng được cho ngừng hoạt động để tẩy trùng. Thảm gần ghế cô Vinson ngồi đã được thay thế.
CDC đã liên lạc với các hành khách của chuyến bay từ Cleveland tới Dallas để phỏng vấn họ.
Cô Vinson đang sốt cao nhưng vẫn chưa đến mức quá nguy hiểm.
CDC đang xem xét đưa toàn bộ 76 nhân viên y tế tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas đã chăm sóc bệnh nhân Ebola Thomas Eric Duncan vào danh sách cấm bay để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan.
Trong khi đó, bệnh viện cho biết nữ y tá gốc Việt Nina Phạm đang ở tình trạng ổn định. Báo chí địa phương ở Dallas đưa tin có thể bạn trai của nữ y tá Nina Phạm, 26 tuổi, đã nhiễm virút Ebola.
Mới đây chủ tịch Hãng Alcon gửi thư thông báo các nhân viên rằng một thành viên công ty "đã phải nhập viện vì xuất hiện các triệu chứng của bệnh Ebola".
Theo Tuổi Trẻ
Ebola khiến hàng trăm nghìn người Tây Phi có nguy cơ chết đói Bên cạnh việc đang phải oằn mình chống đỡ dịch Ebola bùng phát dữ dội, các nước Tây Phi còn đang phải chiến đấu với nạn đói cũng tồi tệ không kém. Ebola khiến hàng trăm nghìn người Tây Phi có nguy cơ chết đói Các đồng ruộng trên khắp Sierra Leone không có nông dân, cây trồng không ai gặt. Ebola đang...