Khủng hoảng “ma dược” captagon và mối lo của Trung Đông – châu Âu
“Ma dược” captagon, chất kích thích amphetamine gây nghiện được sản xuất hàng loạt ở Syria và buôn lậu sang các quốc gia khác đang là “con bài mặc cả” của Tổng thống Bashar al-Assad trong các cuộc đàm phán về việc khôi phục tư cách thành viên Liên đoàn Arab trong bối cảnh các quốc gia Trung Đông tìm cách hạn chế buôn bán ma túy.
Châu Âu – điểm trung chuyển quan trọng
Một báo cáo mới đây nhất do Trung tâm Giám sát ma túy và chống nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA) và Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức Bundeskriminalamt (BKA) thực hiện cho thấy một điều đáng lo ngại, là châu Âu đang trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho các tàu chở hàng đến và đi từ Trung Đông. Mà captagon chủ yếu được sản xuất ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria và Lebanon. Báo cáo nêu rõ rằng, các lô hàng captagon lớn bị thu giữ gần đây ở Liên minh châu Âu (EU) cho thấy nguy cơ chuyển hướng tiêu thụ captagon đang gia tăng ở lục địa già này. Đó là chưa kể việc các công dân Syria và Lebanon ngày càng có xu hướng vận chuyển một lượng lớn captagon sang châu Âu. Các nhóm vũ trang ở hai quốc gia này cũng đóng vai trò lớn trong hoạt động buôn bán captagon.
Một nhân viên hải quan Arab Saudi mở những quả lựu nhập khẩu có chứa hơn 5 triệu viên thuốc captagon từ Lebanon đến nước này qua cảng Jeddah.ảnh: AP.
EMCDDA và BKA đã hợp tác để đưa ra báo cáo trong khuôn khổ Nền tảng đa ngành châu Âu chống lại các mối đe dọa hình sự (EMPACT). Đây là sáng kiến an ninh do các quốc gia thành viên EU thúc đẩy, ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đối với EU do tội phạm quốc tế có tổ chức gây ra. EMCDDA và BKA khẳng định, báo cáo của họ dựa trên thông tin được cung cấp bởi 7 quốc gia: Áo, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Hà Lan và Romania. Tuy nhiên, mặc dù thừa nhận có nhiều lô hàng lớn captagon tới EU xong EMCDDA và BKA lại không đưa ra được số liệu cụ thể về việc sử dụng captagon ở châu lục này. Một nguồn tin từ hãng Reuters cho hay, captagon được tiêu thụ ở châu Âu thường ở dạng bột hoặc bột nhão và hiếm khi ở dạng viên.
Nhưng một điểm đáng chú ý là ngoài các viên captagon được sản xuất ở Syria và Lebanon, các nhà chức trách EU cũng đã tìm thấy bằng chứng về việc sản xuất captagon bên trong châu Âu, chủ yếu ở Hà Lan, nơi sản xuất phần lớn amphetamine cho thị trường châu Âu. Theo cảnh sát Hà Lan, các cơ sở sản xuất lớn, nơi sản xuất viên captagon từ bột amphetamine. Tuy nhiên, sản xuất viên captagon không phải là hoạt động điển hình của các bang nhóm sản xuất ma túy ở Hà Lan mà là một cách kiếm tiền mang tính cơ hội. Ngoài việc sản xuất captagon theo yêu cầu ở Hà Lan, các mạng lưới tội phạm liên quan đến ma túy ở EU dường như không liên quan đến hoạt động buôn bán captagon. Nhưng số lượng viên captagon bị thu giữ ở EU lại ngày càng tăng kể từ năm 2018.
Một nhân viên hải quan cho xem những viên thuốc captagon trong gói 789kg ma túy bị tịch thu, trước khi bị đưa đi tiêu hủy ở Sofia, Bulgaria năm 2007.
Vì sao là captagon?
Captagon thực chất là tên của một loại thuốc thần kinh được sản xuất vào những năm 1960 bởi Công ty Degussa Pharma Gruppe của Đức. Nó chủ yếu được kê toa để điều trị chứng rối loạn thiếu tập trung, chứng buồn ngủ và như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Viên nén Captagon chứa fenetylline, một loại thuốc tổng hợp thuộc họ phenethylamine mà amphetamine cũng thuộc họ này. Năm 1986, fenetylline được đưa vào Phụ lục II của Công ước Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm 1971 và hầu hết các quốc gia đã ngừng sử dụng captagon. Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế cho biết vào năm 2011 rằng, không có quốc gia nào sản xuất fenetylline kể từ năm 2009. Nhưng thực tế thì việc sản xuất này không dừng lại. Nghĩa là khi châu Âu chính thức dừng sản xuất thì một số lượng tồn kho còn lại đã được buôn lậu ra khỏi Đông Âu, đặc biệt là Bulgaria, đến Trung Đông.
Video đang HOT
Xưởng sản xuất captagon của một nhóm Hồi giáo vũ trang ở Lebanon.
Theo báo cáo năm 2018 của EMCDDA, cuối cùng, những viên thuốc mới có nhãn captagon đã được sản xuất ở Bulgaria vào những năm 1990 đến đầu những năm 2000. Số ma túy này sau đó được mạng lưới tội phạm Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ buôn lậu ra khỏi đất nước đến bán đảo Arab. Khi đó, chiến dịch lớn của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria đã đóng cửa 18 phòng thí nghiệm quy mô lớn liên quan đến tổng hợp amphetamine. Năm 2011, sau cuộc đàn áp tàn bạo của chính phủ đối với những người biểu tình chống Tổng thống Assad, Syria rơi vào nội chiến. Bị quốc tế cô lập và bị tàn phá bởi chiến tranh, đất nước này rơi vào khủng hoảng kinh tế. Và mặc dù Damascus phủ nhận mọi liên quan đến hoạt động buôn bán này nhưng các nhà quan sát cho rằng, việc sản xuất và buôn lậu ma túy đã mang lại hàng tỷ USD cho Syria.
Báo cáo của Viện New Lines chỉ ra rằng, chính phủ Syria sử dụng “các cấu trúc liên minh địa phương với các nhóm vũ trang khác để hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần trong việc sản xuất và buôn bán captagon”. Các chuyên gia thì đánh giá, hầu hết sản lượng captagon toàn cầu hiện nay đều xuất phát từ Syria, với điểm đến chính là các quốc gia vùng Vịnh giàu có.
Năm 2020, 84 triệu viên captagon được sản xuất tại Syria đã được tìm thấy trong các container tại cảng Salerno của Italia. Ảnh: Shutterstock.
Hành động của các quốc gia vùng Vịnh
Kể từ năm ngoái, các quốc gia có lượng lớn captagon đi qua biên giới đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn loại hàng bất hợp pháp này. Tháng 2/2022, quân đội Jordan cho biết họ đã tiêu diệt 30 kẻ buôn lậu và phá vỡ âm mưu buôn lậu 16 triệu viên thuốc captagon từ Syria vào nước này. Con số này vượt xa toàn bộ khối lượng ma túy bị thu giữ ở Jordan trong năm 2021. Cuối tháng 8/2022, chính quyền Arab Saudi cũng đã thực hiện vụ bắt giữ lớn nhất khi phát hiện 46 triệu viên thuốc amphetamine được giấu trong một lô hàng bột mì. Người phát ngôn của Tổng cục Kiểm soát ma túy Arab Saudi cho biết, đây là “chiến công lớn nhất trong chống buôn bán ma tuý ở Arab Saudi”. Chưa hết, tháng 2/2023, một người đàn ông đã bị bắt tại sân bay Abu Dhabi ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất sau khi anh ta cố gắng vận chuyển 4,5 triệu viên captagon được giấu trong hộp đựng đậu xanh…
Mong muốn của các thành viên Liên đoàn Arab nhằm ngừng sản xuất và buôn bán captagon ra khỏi Syria dường như đang là một con bài thương lượng quan trọng đối với Damascus. Một quan chức Jordan tại cuộc gặp Ngoại trưởng các nước Arab từ hồi tháng 5 đã cho rằng, Syria cần thể hiện sự nghiêm túc trong việc đạt được giải pháp chính trị vì đây là điều kiện để vận động dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây, một bước quan trọng trong việc cấp kinh phí tái thiết ở quốc gia này.
Các chiến binh của nhóm vũ trang Quân đội Syria Tự do ở Alepp từng sử dụng ma túy để chiến đấu khoẻ hơn. Ảnh: Getty.
Captagon là loại ma túy tổng hợp, có hình dạng như những viên thuốc aspirin màu trắng. Đây là loại ma túy từng được nhiều phần tử thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng nhằm gây ảo giác, kích thích, qua đó thực hiện các phi vụ khủng bố, đánh bom cảm tử. Dexamphetamine đã được quân đội các nước phương Tây sử dụng để giúp binh lính tỉnh táo trong thời gian dài và “nâng cao lòng dũng cảm và sự dũng cảm”. Captagon được cho là phiên bản nhẹ hơn của những loại thuốc này. Nhưng đến những năm 1980, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố đây là chất bị kiểm soát và hiện không được chấp nhận sử dụng trong y tế. Việc sản xuất thuốc đã ngừng vào những năm 1980.
Tuy nhiên, nay captagon đang có chiều hướng tràn lan ra xã hội như một thứ dịch bệnh. Nhiều tờ báo của Trung Đông trong thời gian qua thậm chí đã mô tả mối nguy từ captagon như một cuộc khủng hoảng. Theo báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), giới chức an ninh nhiều nước Arab lo ngại, captagon có thể gây bất ổn cho cả khu vực. Tại Ai Cập, sự phát triển nhanh chóng của captagon đang thổi bùng các trào lưu tội phạm. Ở Iraq, captagon được cho là cũng đang nhanh chóng lấn át ma túy đá vốn phổ biến tại nước này. Điều đáng lo ngại là loại ma túy tổng hợp này không chỉ gây ảo giác cao mà nó được cho là khá dễ bào chế, sản xuất. Không cần kiến thức cao siêu hay phòng thí nghiệm phức tạp, captagon có thể được sản xuất ngay trong các cơ sở lậu, thủ công.
Khu vực được biết tới với cái tên Sa mạc đen nằm ở giao điểm giữa ba quốc gia Syria, Jordan và Arab Saudi hiện được cho là trung tâm sản xuất và xuất khẩu captagon ra thế giới.
Syria quay trở lại Liên đoàn Arab - đôi bên cùng có lợi?
Nhiều quốc gia Arab đã công nhận chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và muốn các mối quan hệ trở lại bình thường.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc nội chiến Syria bùng phát từ năm 2011 khiến nước này bị loại khỏi Liên đoàn Arab (AL). Sau 12 năm, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ không thấy giải pháp nào khác ngoài việc thỏa thuận trực tiếp với chính phủ Tổng thống Assad một lần nữa.
Bình luận về quyết định này, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ hy vọng về "các giải pháp của Arab cho các vấn đề của Arab", đồng thời nói thêm rằng họ sẽ bắt đầu một tiến trình chính trị mới với chính phủ Syria.
Và một số chuyên gia cho rằng diễn biến mới này sẽ mang lại lợi thế cho cả hai phía.
Syria tăng vị thế trong khu vực
Kênh Al Jazeera đánh giá việc Syria trở lại Liên đoàn Arab và Tổng thống Bashar al-Assad tham dự Hội nghị thượng đỉnh của AL tại Saudi Arabia chủ yếu sẽ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, nó phản ánh sự thay đổi quan trọng về cách các bên trong khu vực nhìn nhận về chính phủ của Tổng thống al-Assad, theo cách trái ngược với phương Tây.
Liên minh gồm 22 thành viên này đã nhất trí khôi phục tư cách thành viên của Syria và chính thức mời ông Assad tới dự hội nghị khai mạc ngày 19/5.
Theo ông Aron Lund tại trung tâm nghiên cứu Century International, việc giành lại tư cách thành viên chính thức trong Liên đoàn Arab đánh dấu chiến thắng lớn đối với chính phủ Syria.
Kênh DW (Đức) dẫn lời ông Ranj Alaaldin, một chuyên gia tại Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở tại Doha (Qatar), cho biết quyết định này đã được xem xét trong nhiều năm. Nhưng ông đánh giá nó đã tăng tốc trong thời gian gần đây, một phần do khoảng cách ngày càng tăng giữa các nước phương Tây và khu vực, cũng như sự cạnh tranh để giành ảnh hưởng không chỉ ở các quốc gia thuộc khu vực như những nước vùng Vịnh và Iran mà còn cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Không chỉ dừng lại ở hội nghị của khu vực, Syria còn được mời góp mặt ở sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Vào ngày 15/5, Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed đã mời người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) mà nước này đăng cai tổ chức vào cuối năm nay.
Các quốc gia Arab mở rộng ảnh hưởng ở Syria
Hàng cứu trợ của UAE cho những người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất được chuyển tới sân bay Damascus, Syria, ngày 25/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Thường xuyên có lời kêu gọi tài trợ cho các nỗ lực nhân đạo tại Syria cũng như tái thiết quốc gia này sau chiến tranh. Các chuyên gia cho rằng các quốc gia vùng Vịnh giàu có nói riêng đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh và đây là một trong những động cơ thúc đẩy Liên đoàn Arab chào đón Syria trở lại.
Tuy nhiên, ông Jihad Yazigi, người thành lập trang mạng The Syria Report lại phân tích tác động kinh tế từ động thái này sẽ "bị hạn chế bởi Đạo luật Caesar". Đạo luật Caesar của Mỹ có hiệu lực từ năm 2020. Đạo luật này cho phép Mỹ trừng phạt bất cứ các công ty nước ngoài nào tham gia vào các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hoặc kỹ thuật của Syria cũng như bất cứ tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho chính phủ Tổng thống al-Assad.
Ông Yazigi giải thích, việc trừng phạt này không chỉ áp dụng cho Syria mà còn đối với bất kỳ bên thứ ba nào giao dịch với Damascus. Vì vậy, nó gây khó cho những bên cũng muốn làm ăn với Mỹ - chẳng hạn như các quốc gia vùng Vịnh.
Vậy nhưng, các nhà phân tích tin rằng UAE và Saudi Arabia coi Đạo luật Caesar là một trở ngại tạm thời mà Washington sẽ dỡ bỏ hoặc nới lỏng. Theo DW, UAE và Saudi Arabia cho rằng sẽ có thời điểm họ có thể bắt đầu đổ tiền vào Syria sau xung đột và tận dụng mạng lưới của họ để tạo được ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn ở quốc gia này. Saudi Arabia ngày 9/5 thông báo các nhà ngoại giao nước này sẽ nối lại hoạt động phái bộ tại Syria. Động thái khôi phục quan hệ ngoại giao này sau đó cũng đã được chính quyền Damascus xác nhận.
Theo kênh DW, sự quan tâm của quốc tế đối với thảm họa động đất tại Syria vào tháng 2 vừa qua đã góp phần đẩy nhanh việc hàn gắn khu vực. Ngoại trưởng UAE, Jordan và Ai Cập đã đến thăm Damascus. UAE cam kết hỗ trợ trên 100 triệu USD cho Syria. Các nạn nhân trong vụ động đất 6/2 tại Syria cũng được chuyển đến bệnh viện của UAE điều trị. Trận động đất 6/2 đã khiến 6.000 người Syria và 46.000 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Đức lên kế hoạch đánh thuế siêu lợi nhuận với các công ty dầu khí Bộ Tài chính liên bang Đức đang lên kế hoạch đánh thuế siêu lợi nhuận ở mức 33% đối với các công ty dầu khí của nước này, coi đây là biện pháp phù hợp với quy định mới của châu Âu. Các bể chứa dầu tại Duisburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo kế hoạch dự thảo sẽ được trình lên Quốc...