Khủng hoảng kinh tế và và bạo loạn ở Lebanon
Lebanon trong 2 ngày qua đã trở nên căng thẳng khi làn sóng biểu tình gia tăng trong bối cảnh đất nước chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.
Trung tâm thủ đô Beirut đêm thứ Sáu (12/6) đã biến thành một chiến trường sau các cuộc tuần hành ôn hòa. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình ủng hộ phong trào Amal và Hezbollah với lực lượng cảnh sát và quân đội đã xảy ra. Các cuộc đụng độ và bạo loạn đêm qua ở Beirut khiến hàng chục người bị thương, nhiều cửa hàng bị phá hủy và đốt cháy.
Ngườ i biểu tình ở Lebanon. Ảnh: Getty
Diễn biến này bùng phát khi tỷ giá đồng USD trên thị trường tăng lên mức kỷ lục và sau các cuộc họp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực kiềm chế sự tăng giá. Ngày 11/6, đồng bảng Lebanon giảm xuống còn 5.000 bảng so với đồng USD và mất 70% giá trị kể từ tháng 10 năm ngoái. Lebanon đang chìm trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và là mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của đất nước kể từ cuộc nội chiến nổ ra giữa năm 1975 và 1990. Theo nhiều nghiên cứu quốc tế, ước tính rằng khoảng 1 triệu người Lebanon sẽ không có việc làm và tiền lương trong nửa cuối năm nay.
'Hèn nhát' - báo Nhật đồng loạt chỉ trích cựu chủ tịch Nissan bỏ trốn
Các tờ báo của Nhật đều lên án hành động chạy trốn của cựu chủ tịch Nissan, cho rằng ông này đã "mất đi cơ hội để chứng minh sự vô tội".
Video đang HOT
Theo AFP, các phương tiện truyền thông Nhật Bản - vốn thường rất điềm đạm - đã cùng nhau chỉ trích Carlos Ghosn sau khi ông này đào thoát sang Lebanon trong thời gian tại ngoại.
Cựu chủ tịch Nissan đã trốn vào bên trong một thùng đựng nhạc cụ và rời khỏi Nhật Bản để tránh những gì mà ông gọi là "sự kết án chính trị".
"Chạy trốn là một hành động hèn nhát, coi thường hệ thống tư pháp của Nhật Bản", tờ Yomiuri Shimbun nhận định. Carlos Ghosn vẫn đối mặt với cáo buộc về việc có nhiều hành vi gian lận tài chính - điều mà cựu chủ tịch Nissan phủ nhận.
Các tờ báo cho rằng bằng việc rời khỏi Nhật Bản, Carlos Ghosn đã "mất đi cơ hội để chứng minh sự vô tội và minh oan cho danh dự của ông ấy", và cũng nói thêm rằng luật sư bào chữa cũng như các quan chức có liên quan cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ việc.
Tư dinh của Carlos Ghosn tại thủ đô Beirut, Lebanon, hiện được canh gác cẩn thận bởi lực lượng an ninh. Ảnh: AP.
Tờ Tokyo Shimbun cũng cho rằng hành động của Carlos Ghosn là sự nhạo báng hệ thống tư pháp của Nhật Bản. "Bị cáo Ghosn khẳng định ông ấy trốn khỏi một sự kết án chính trị... nhưng đi ra nước ngoài mà không được phép là vi phạm điều kiện tại ngoại, và coi thường hệ thống tư pháp Nhật Bản", tờ báo viết.
"Có khả năng cao là phiên toà sẽ không được tổ chức, và lập luận của ông ấy về việc muốn chứng minh sự vô tội của mình, hiện đang bị nghi ngờ", tờ báo tiếp tục.
Một số tờ báo cho rằng quyết định cho Carlos Ghosn tại ngoại - điều được cho là bất thường vào thời điểm đó - nay đã trở nên không khôn ngoan.
Các công tố viên lập luận rằng Ghosn có nguy cơ trốn thoát cao, với các mối quan hệ đầy quyền lực, nhưng cựu chủ tịch Nissan nói rằng ông muốn được chứng minh sự vô tội của mình, vì vậy được chấp nhận tại ngoại.
Một trong những luật sư bào chữa của Carlos Ghosn khi đó lấy lý do thân chủ của mình là một gương mặt nổi tiếng tới mức không thể trốn đi mà không bị phát hiện.
Tờ Sankei Shimbun đưa tin các công tố viên khi đó tin rằng toà án đã nhượng bộ trước những áp lực nước ngoài bằng việc cho Carlos Ghosn tại ngoại, trong bối cảnh truyền thông toàn cầu chỉ trích hệ thống tư pháp con tin của Nhật Bản - vốn cho phép việc giam giữ kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tờ Mainichi Shimbun dẫn lời một công tố viên cấp cao cho biết; "Đây là những gì chúng tôi đã dự đoán, nó đã huỷ hoại những công tố viên vì họ đã làm việc rất chăm chỉ để thu thập bằng chứng ở Nhật Bản và nước ngoài".
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời một cựu giám đốc Nissan, bày tỏ sự thất vọng về hành động của Carlos Ghosn: "Hàm của tôi rơi xuống đất. Tôi không biết phải tìm từ gì để diễn tả".
Theo news.zing.vn
Người biểu tình tấn công xe cảnh sát Mỹ đối mặt tù chung thân Ba người biểu tình ném bom xăng vào xe cảnh sát New York hồi cuối tháng 5 có thể phải chịu án chung thân. Theo cáo trạng được đệ trình bởi các công tố viên liên bang ở Brooklyn, New York, Mỹ hôm 12/6, các nghi phạm gồm Samantha Shader, Colinford Mattis và Urooj Rahman đã ném bom xăng vào xe cảnh sát...