Khủng hoảng khói mù tại Đông Nam Á: Đâu là nguyên nhân và giải pháp
Theo giới chuyên gia, cần giải quyết triệt để các nguyên nhân trước khi tình trạng “đến hẹn lại lên” này tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Ra đường trở thành nỗi ám ảnh với người dân tại các nước Đông Nam Á khi “ giặc bụi” đang hoành hành ở Indonesia, Singapore, Malaysia và miền Nam Thái Lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Theo chu kỳ, các đám khói mù sẽ kết thúc, nhưng giới chuyên gia cho rằng cần phải giải quyết triệt để các nguyên nhân cơ bản trước khi tình trạng “đến hẹn lại lên” tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trẻ em ở tỉnh Aceh, Indonesia phải đeo khẩu trang khi vui chơi ngoài trời. Ảnh: Getty
Trong tháng 9/2019, hàng loạt các thành phố của Đông Nam Á luôn trong tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm không khí, trong đó phải kể đến Indonesia, Singapore, Thái Lan. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân với hàng nghìn trường học tại các nước phải đóng cửa. Số ca mắc các bệnh lý hô hấp tại một số khu vực ô nhiễm tăng vọt, khẩu trang và các máy lọc không khí trở thành mặt hàng khan hiếm.
Chính phủ các nước cũng nỗ lực để chống chọi với tình trạng ô nhiễm. Trong khi Indonesia tích cực dập tắt các đám cháy rừng, được cho là nguyên nhân chính khiến khói mù lan qua biên giới, Thái Lan đã tiến hành các chiến dịch phun nước ở một số quận để giảm bụi mịn xung quanh các trường học và những tuyến đường chính ở thủ đô.
Bộ trưởng Môi trường Khoa học Công nghệ Malaysisa Yeo Bee Yin cũng cho biết: “Chúng tôi có thể đảm bảo rằng chính phủ sẵn sàng thực hiện mưa nhân tạo bất cứ khi nào cần thiết để giảm nhẹ tác động của khói mù đối với sức khỏe của người dân. Mặc dù đây là biện pháp tạm thời nhưng chúng tôi đang làm mọi điều tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho người dân”.
Video đang HOT
Trang phân tích Eurasiareview cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng khói mù ở các nước đông Nam Á đó là tác động của thời tiết, trong đó có hiện tượng El Nino, đốt rừng canh tác trên vùng đất nhiều than bùn và yếu tố con người. Việc các thành phố châu Á đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dân cư tập trung đông đúc, lưu lượng vận tải lớn cũng gây ra ô nhiễm không khí. Tình trạng khói mù không chỉ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á mà còn có nguy cơ tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa cuộc sống của con người trên hành tinh.
Nghị sĩ quốc hội Malaysia Charles Santiago cho rằng, để giải quyết tình trạng khói mù cần phải sự hợp tác của cả ASEAN.
“Tôi nghĩ việc đổ lỗi cho nhau phải chấm dứt. Thế giới đang theo dõi liệu ASEAN có thể giải quyết các bất đồng lớn đang xảy ra trong khu vực của mình hay không. Và nếu chúng ta thất bại thì sẽ chứng minh sự không hiệu quả của khối trong việc giải quyết các vấn đề của mình”, ông Santiago nói.
Vấn đề khói mùa qua biên giới cũng đã là tâm điểm của ASEAN trong những năm 1997 và 1998 với 8 triệu héc-ta rừng tại Indonesia bị đốt để chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Cuộc khủng hoảng đã khiến ASEAN phải kí Thỏa thuận kiểm soát ô nhiễm cháy rừng xuyên biên giới 2002.
Trang eurasiareview cũng cho rằng, theo chu kì thì tình trạng này sẽ sớm kết thúc, nhưng cần phải có các giải pháp bền vững hơn. Theo đó, cần dựa trên 3 yếu tố là theo dõi thời tiết, đưa ra các biện pháp quản lí hiệu quả tình trạng đốt rừng để lấy đất canh tác và nâng cao nhận thức xã hội về hậu quả của khói mù./.
Theo Phạm Hà/VOV1
Bộ trưởng Pháp từ chức vì ăn tối xa xỉ với tôm hùm và rượu vang
Sau nhiều ngày hứng chịu chỉ trích vì ăn tối với rượu vang và tôm hùm đắt tiền, bộ trưởng môi trường Pháp đã nộp đơn từ chức dù bác bỏ mọi cáo buộc sai phạm.
Theo AFP, Bộ trưởng Môi trưởng Pháp Francois de Rugy đã đệ đơn từ chức hôm 16/7 sau một tuần hứng "bão" chỉ trích từ công chúng. Vị quan chức thân cận của Tổng thống Emmanuel Macron bị cáo buộc dùng tiền ngân sách cho bữa tối xa xỉ với tôm hùm, rượu vang, và sử dụng nhà công vụ sai mục đích.
"Đây là sự rút lui cần thiết tôi buộc phải thực hiện sau những lời công kích và sự săn đuổi của báo chí nhắm vào gia đình", ông Rugy tuyên bố. Trước khi rời nhiệm sở, chính trị gia này là nhân vật quyền lực thứ 3 trong chính quyền Pháp, chỉ sau Tổng thống Macron và Thủ tướng Edouard Philippe.
Cựu bộ trưởng môi trường Francois de Rugy và phu nhân. Ảnh: AFP.
Hôm 11/7, tạp chí điều tra Mediapart cho biết ông Rugy chủ trì nhiều bữa tối tại tòa nhà làm việc của ông này trong thời gian là chủ tịch quốc hội Pháp (2017-2018). Mediapart tiết lộ những bữa ăn này được kê khai là sự kiện xã hội, sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Trong bức ảnh một bữa tối được Mediapart công bố, người ta thấy xuất hiện những con tôm hùm khổng lồ và rượu vang được cất giữ tại hầm rượu tòa nhà quốc hội có giá 452 USD mỗi chai. Khoảng 30 khách được mời tham dự bữa tối này.
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, ông Rugy bác bỏ mọi cáo buộc sai phạm, khẳng định bản thân không thể ăn được tôm hùm do bị dị ứng, trong khi rượu vang làm ông bị đau đầu. Dù thừa nhận những bữa tối như vậy đã được tổ chức, ông Rugy cho biết mục đích là phục vụ quan hệ giữa quốc hội Pháp và các tổ chức xã hội.
Chính trị gia này cho biết đã nộp đơn khiếu nại Mediapart tội phỉ báng, cáo buộc tạp chí này cố ý "gây tổn hại, bôi nhọ và phá hủy" danh tiếng của mình.
Hình ảnh tôm hùm và rượu vang trong bữa tối do vợ chồng ông Rugy chủ trì. Ảnh: Mediapart.
Phản ứng giữa cơn bão chỉ trích, Tổng thống Macron cho biết đã yêu cầu chính phủ làm rõ vụ việc, đồng thời tuyên bố mọi quyết định sẽ được đưa ra "dựa trên sự thật".
Với sự ra đi của ông Rugy, Tổng thống Macron hiện phải tìm kiếm ứng viên thay thế cho vị trí bộ trưởng môi trường lần thứ ba chỉ trong vòng 2 năm. Trước đó, ông Nicolas Hulot cũng đã rời khỏi vị trí này vào tháng 8/2018 với tuyên bố các thành viên chính phủ "không làm gì nhiều để giải quyết vấn đề khí hậu khẩn cấp".
Theo Zing.vn
Cuộc đua vào ghế Thủ tướng Anh bước vào giai đoạn quyết liệt Cuộc đua vào ghế Thủ tướng Anh bước vào giai đoạn quyết liệt với danh sách rút gọn chỉ còn lại 4 cái tên. Trong khi cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson gần như nắm chắc một suất vào vòng 2, thì suất còn lại đang là cuộc chiến giữa Ngoại trưởng Jeremy Hunt và Bộ trưởng Môi trường Michael Gove. Cựu Ngoại...