Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Tại sao không đạt thỏa thuận như với Iran?
Chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên khác nhau về quy mô và điều kiện, hoàn cảnh.
Thỏa thuận hạt nhân mà các nước P5 1 (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Liên minh châu Âu) đạt được với Iran năm 2015 mang lại sự lạc quan cho các cường quốc trên thế giới là có thể giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên theo cách tương tự. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra, vì các khác biệt giữa Iran và Triều Tiên, theo nhận định từ kênh tài chính CNBC (Mỹ).
Việc các cường quốc muốn chấm dứt thế bế tắc trong khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là điều dễ hiểu, đặc biệt khi Triều Tiên liên tục thách thức quốc tế bằng các vụ thử bom hạt nhân, thử tên lửa tầm xa. Thêm nữa, chính sách ưu tiên quân sự của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khiến các nước thêm lo lắng Triều Tiên có thể sẽ thực hiện tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và các nước đối đầu khác.
Hàng loạt cuộc thương lượng nhằm giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên được biết đến là Đàm phán sáu bên giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Hàn Quốc, và Triều Tiên đã ngưng từ năm 2009 sau khi Hội đồng Bảo an LHQ trừng phạt Triều Tiên vì phóng tên lửa ngày 5-4-2009 dưới hình thức phóng vệ tinh. Đến năm 2012, Triều Tiên tuyên bố mình là một quốc gia hạt nhân bất kể trừng phạt quốc tế.
Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Ảnh: INTERNET)
Chương trình hạt nhân Iran cũng gây lo ngại cho cộng đồng thế giới tương tự. Năm 2015, nhóm P5 1 giành được thắng lợi lịch sử khi đạt được thỏa thuận với Iran: Iran đồng ý ngừng tạm thời chương trình hạt nhân, đổi lại sẽ được phương Tây dỡ bỏ trừng phạt.
Vậy, nếu thỏa thuận hạt nhân có thể đạt được với Iran thì tại sao không với Triều Tiên?
Video đang HOT
Thứ nhất, vì khả năng khôi phục Đàm phán sáu bên khó diễn ra, vì vướng các điều kiện các bên liên quan đưa ra, theo nhà nghiên cứu Tan Ming Hui tại đại học kỹ thuật Nanyang (Singapore).
Mỹ muốn Triều Tiên quay lại đàm phán và cam kết giải trừ hạt nhân trước, các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ sau, tiếp đó mới đến thương lượng một hiệp ước hòa bình liên Triều. Trong khi đó Triều Tiên muốn các nước dỡ bỏ trừng phạt và thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều trước, sau đó mới quay lại vòng đàm phán hạt nhân.
Hình ảnh được truyền thông Hàn Quốc đưa tin về vụ thử bom hạt nhân ngày 7-1 của Triều Tiên. (Ảnh: INTERNET)
Gần đây Mỹ có vẻ đã có chút thay đổi trong chiến lược đàm phán với Triều Tiên. Đầu tháng 1, khi Triều Tiên đề xuất Mỹ xúc tiến thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều, Mỹ chỉ yêu cầu đưa chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vào nội dung thương lượng chứ không cứng nhắc buộc Triều Tiên phải giảm trừ kho vũ khí hạt nhân như một điều kiện tiên quyết mà Mỹ vốn yêu cầu trước đây. Nhưng rốt cuộc đề xuất không thành vì Triều Tiên không đồng ý yêu cầu của Mỹ. Vài ngày sau thì Triều Tiên thử bom hạt nhân, rồi tiếp đó là thử tên lửa tầm xa dưới hình thức phóng vệ tinh.
Thứ hai, các hoàn cảnh của Triều Tiên cũng khác Iran. Iran chưa đủ điều kiện để sản xuất vũ khí hạt nhân, trong khi đó Triều Tiên đã có sẵn một kho vũ khí hạt nhân – mà Triều Tiên xem đây là công cụ hiệu quả để khai thác và thu nhận hỗ trợ từ quốc tế, theo nhà nghiên cứu Tan Ming Hui.
Mặt khác, trong khi kinh tế Iran hầu như chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng thì Triều Tiên khá hơn chút ít trong thương mại nước ngoài và tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế.
Thêm nữa, Triều Tiên được Trung Quốc hỗ trợ về kinh tế, trong khi đó Iran lại trong tình huống bị cô lập.
Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn cung thực phẩm chủ yếu, do đó không khó hiểu Trung Quốc là nước duy nhất có ảnh hưởng đến Triều Tiên.
Quan hệ đặc biệt với Triều Tiên khiến Trung Quốc rơi vào thế khá miễn cưỡng với khả năng trừng phạt Triều Tiên và là nước ủng hộ khôi phục Đàm phán sáu bên nhất. Sau động thái thử tên lửa tầm xa của Triều Tiên ngày 7-2, Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan đối thoại, trong khi đó Mỹ lại quan tâm đến trừng phạt đơn phương.
Nhà phân tích chính trị Anh Alastair Newton nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn giữ quan điểm phản đối trừng phạt Triều Tiên và hối thúc Mỹ quay lại Đàm phán sáu bên.
Tuy nhiên theo ông, quan điểm giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên bằng giải pháp chính trị thay vì trừng phạt của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ rơi vào hư không sau khi Triều Tiên từ chối yêu cầu của Mỹ đưa chương trình hạt nhân vào nội dung thương lượng hiệp ước hòa bình liên Triều.
Theo tình hình này thì có vẻ thế bế tắc trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên sẽ rất khó giải quyết, không như với Iran.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Lực lượng đối lập Syria ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn
Lực lượng đối lập Syria hôm qua (24/2) cho biết, sẵn sàng cho lệnh ngừng bắn kéo dài 2 tuần tại Syria
Tuyên bố của Ủy ban đàm phán tối cao - bao gồm các nhóm đối lập tại Syria nêu rõ, lệnh ngừng bắn này là cơ hội để thử mức độ chân thành với cam kết của các bên trong kế hoạch ngừng bắn do Nga - Mỹ đề xuất.
Chính phủ Syria cũng đã chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Mỹ đề xuất. (Ảnh minh họa: Reuters)
Tuy nhiên lực lượng này cũng phản đối Nga là một bên đảm bảo cho lệnh ngừng bắn cùng với Mỹ, vì cho rằng Nga cũng là một bên trực tiếp đối với cuộc xung đột.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua, bày tỏ thận trọng về kế hoạch dừng các cuộc giao tranh tại Syria. Ông Obama cho rằng, nếu có một số bước tiến tại Syria thì điều đó sẽ giúp thúc đẩy một tiến trình chính trị chấm dứt cuộc chiến tại đây.
Chính phủ Syria trước đó cũng đã chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Mỹ đề xuất. Trong cuộc điện đàm hôm qua với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Syria Bashar Al Assad khẳng định, Chính phủ Syria sẵn sàng giúp thực hiện thỏa thuận ngừng bắn. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, và các nhóm vũ trang khác.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến có cuộc họp trong những ngày tới để thảo luận về thực thi thỏa thuận ngừng bắn Syria./.
Phạm Hà Theo Reuters
Theo_VOV
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga tiếp tục vi phạm không phận Trong bài phát biểu tại Ankara vào hôm 24-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa tiếp tục cáo buộc Nga đã vi phạm không phận và nhận định rằng, thỏa thuận ngừng bắn Syria do Nga và Mỹ lập nên sẽ chỉ có lợi cho Tổng thống Bashar Assad. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc Nga tiếp...