Khủng hoảng điện đe dọa tham vọng kinh tế của Ấn Độ
Sự cố mất điện có thể khiến GDP của Ấn Độ trong năm nay giảm từ 1-1,5%
Sau hai ngày mất điện nghiêm trọng, ngày 1/8, tình hình tại Ấn Độ đã dần trở lại bình thường với việc cung cấp và sản xuất điện năng được khôi phục. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây là một cảnh báo lớn đối với nền kinh tế thứ ba khu vực châu Á này.
Giao thông trên đường Delhi-Gurgaon tại ngoại ô New Delhi lâm vào tình trạng tắc nghẽn do mất điện. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, nhưng Ấn Độ luôn trong tình trạng thiếu điện tới 10% trong giờ cao điểm, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Vụ sập 3 trong số 5 lưới điện của Ấn Độ hôm 31/7 khiến hơn một nửa trong số 1,2 tỷ dân Ấn Độ phải rơi vào cảnh mất điện – hệ thống giao thông công cộng gián đoạn, sản xuất tại phía Bắc và Đông bị đình trệ.
Trước đó, vụ sập điện đầu tiên cũng khiến hơn 300 triệu người Ấn Độ lâm vào cảnh thiếu điện.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu những vụ sập điện kiểu như vậy tiếp tục tái diễn, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm từ 1-1,5% GDP trong năm nay./.
Theo VOV
Thất nghiệp ở mức cao, ông Obama rơi vào thế bất lợi
Nếu đến tháng 11/2012, tỷ lệ thất nghiệp không giảm và kinh tế Mỹ không được cải thiện sẽ là một bất lợi lớn cho Tổng thống Obama.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức 8,2% trong tháng 6. Ngày 6/7, Bộ Lao động Mỹ thông báo nước này chỉ tạo được 80.000 việc làm trong tháng trước, thấp hơn so với dự đoán của các chuyên gia. Điều này gây bất lợi cho Tổng thống Obama khi ông đang tiến hành vận động tranh cử tại các bang quan trọng của Mỹ.
Hiện nay, tại Mỹ vẫn còn nhiều người dân Mỹ xếp hàng chờ xin việc (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia kinh tế Mỹ khẳng định rằng quí 2 năm nay là thời kỳ tồi tệ nhất đối với quá trình việc tạo việc làm ở Mỹ trong suốt 2 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 8,2%. Đây là con số cao hơn dự kiến do số lượng việc làm được tạo ra không như mong đợi. 1/3 trong số 80.000 việc làm được tạo trong tháng 6 ra chỉ mang tính tạm thời.Ngành bảo hiểm y tế có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất, đã tạo được 13.000 việc làm, tiếp đến là các ngành sản xuất tạo ra được 11.000 việc làm, trong khi đó, ngành xây dựng hầu như không có tăng trưởng gì. Các chuyên gia phân tích cho rằng, khó có khả năng Mỹ sẽ tạo được nhiều việc làm hơn trong thời gian tới và nền kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Sức mua hàng hóa do Mỹ sản xuất của người tiêu dùng châu Âu bị giảm mạnh dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình trệ ở Mỹ.
Tổng thống Obama đang có cuộc vận động tranh cử tại hai bang quan trọng là Ohio và Pennsylvania và đã nói rằng ông không hài lòng về con số việc làm đã được tạo ra trong tháng 6; đồng thời vẫn khẳng định nước Mỹ đang đi đúng hướng. Trong khi đó, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa Mitt Romney nói rằng, tỷ lệ thất nghiệp đó phản ảnh đúng sự thật về tình trạng nền kinh tế Mỹ và những khó khăn mà người dân nước này đang phải gánh chịu. Theo ông Mitt Romney, đương kim Tổng thống Obama đã bị thất bại trong kế hoạch khôi phục nền kinh tế Mỹ.
Ông Mitt Romney nói: "Theo dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ phải ở mức 5,6% tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nó lại đứng ở mức 8,2%. Hàng triệu gia đình Mỹ phải gồng mình lên và phải chịu đựng. Chính sách của Tổng thống Obama không mang lại hiệu quả cho người dân Mỹ".
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 45 của Mỹ, nếu tỷ lệ thất nghiệp không giảm và kinh tế Mỹ không được cải thiện sẽ là một bất lợi vô cùng lớn cho đương kim Tổng thống Obama./.
Theo VOV
Mini-MBA cho nhà quản lý doanh nghiệp Chương trình Mini-MBA triển khai bởi khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - ĐH Quốc gia Hà Nội và Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT được thiết kế dành cho những nhà quản lý tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, Mini-MBA còn phù hợp với những ứng viên cho chức vụ lãnh đạo trong tương lai. Chương trình có thời...