Khủng hoảng di dân, EU ngấp nghé thảm họa
Tuy chưa ra quyết định cuối cùng nhưng Áo đã công khai đề cập khả năng đóng cửa biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn và nhập cư.
EU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư – Ảnh: Reuters
Trước đây đã có một số thành viên EU khác đã đóng cửa biên giới với mục đích tương tự. Tuy nhiên, nếu Áo thật sự làm vậy thì áp lực chính trị – xã hội đối với Đức sẽ gia tăng đến mức rồi nước này cũng sẽ phải đóng cửa biên giới. Khi đó sẽ vô cùng tai hại đối với chính phủ Đức, với Thủ tướng Angela Merkel và sẽ chẳng khác gì thảm họa đối với EU.
Video đang HOT
Đóng cửa biên giới quốc gia là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy EU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư. Vì không có được đối sách chung và các thành viên không nhất trí được với nhau nên nội bộ EU mới có tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Các thành viên hành động theo lợi ích và quyết định riêng của mình.
Đối với Thủ tướng Merkel, đóng cửa biên giới đồng nghĩa với việc công nhận những quyết sách trước đây về tị nạn và nhập cư cho nước Đức cũng như EU đều là thiển cận, vội vàng và sai lầm. Hậu quả tất yếu là vị thế của bà ngày càng thêm lung lay.
Thảm họa đối với EU còn ở một phương diện khác. Đóng cửa biên giới quốc gia có nghĩa là vô hiệu hóa Hiệp ước Schengen về tự do đi lại, lưu trú và làm việc trong phạm vi lãnh thổ các nước thành viên. Điều này khiến hiệu lực của thị trường nội địa chung cũng bị tổn hại đáng kể và đồng euro lâm vào nghịch lý là đồng tiền thì chung mà khu vực sử dụng lại riêng. Nó chẳng khác gì đòn chí mạng đối với đồng euro.
La Phù
Theo Thanhnien
Những giá trị cốt lõi của Châu Âu đang bị đe dọa
Trong bối cảnh lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) chưa đạt được sự đồng thuận để đưa ra một chiến lược chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng trầm trọng, thì mới đây, Thủ tướng Áo Werner Faymann đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen về miễn thị thực giữa 22 quốc gia thành viên EU và 4 quốc gia ngoài EU.
Thủ tướng Áo Werner Faymann
Theo đó, Áo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới và kiểm tra từng người nhập cảnh, tăng cường kiểm tra người di cư và trục xuất những người không có quyền tị nạn. Từ nay, bất kỳ ai muốn nhập cảnh vào Áo đều phải xuất trình thẻ căn cước hợp lệ tại các trạm kiểm soát biên giới. Điều này đi ngược với quy định của Hiệp ước Schengen, cho phép công dân có thể đi lại tự do giữa các nước trong khối. Tuyên bố của Thủ tướng W.Faymann đưa ra giữa lúc mỗi ngày Đức phải trao trả hàng trăm người di cư xâm nhập vào nước này từ Áo. Trong khi đó, số người di cư bị đưa lại Áo đã tăng từ 60 người/ngày vào tháng 12-2015 lên 200 người/ngày kể từ đầu năm 2016.
Trước đó, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển đã có những biện pháp nhằm siết chặt kiểm soát người nhập cảnh vì lo ngại các nguy cơ mất an ninh do dòng người di cư ồ ạt. Trong khi đó Đức phải gánh chịu số lượng kỷ lục những người di cư đã cảnh báo rằng khu vực đi lại tự do Schengen "đang bị đe dọa". Dễ dàng nhận thấy, một năm kiểm soát nạn nhập cư và khủng bố đã đe dọa nghiêm trọng một Châu Âu không biên giới, nơi người Châu Âu có thể đi từ phía Nam Tây Ban Nha đến phía Bắc Na Uy mà không cần phải xuất trình hộ chiếu. Sự tự do đi lại giữa 26 quốc gia thuộc khối Schengen vốn được Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker gọi là "biểu tượng độc nhất về sự hội nhập của Châu Âu" đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Các vụ tấn công ở Paris đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện. Khi các nhà điều tra lần lại bước đi của những kẻ khủng bố và con đường vận chuyển vũ khí, họ nhận ra có nhiều liên kết trong nội khối Châu Âu và những điểm yếu của Schengen. Trước tình hình này, một số nước tham gia Hiệp ước Schengen, gồm Đức, Áo và Pháp, đã phải tái áp đặt việc kiểm soát biên giới hồi năm ngoái. Đặc biệt tại Đức, theo thông báo mới nhất từ cảnh sát nước này, số vụ tấn công, cướp và quấy rối phụ nữ trong đêm giao thừa vừa qua tại thành phố Cologne đã tăng lên 516 trường hợp. Nhiều kẻ tình nghi liên quan đến loạt vụ việc có nhiều người xin tị nạn và người di cư bất hợp pháp. Sự việc khiến dư luận xã hội Đức và Châu Âu dậy sóng.
Năm 2015, Lục địa già chao đảo trước làn sóng người nhập cư từ Trung Đông, Bắc Phi. Khi các nền kinh tế còn chưa phục hồi sau khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp cao, vấn nạn người nhập cư đúng là "họa vô đơn chí", tạo thêm gánh nặng cho Châu Âu không chỉ về kinh tế, mà còn về các vấn đề an ninh, xã hội. Dòng người di cư tràn qua biên giới các quốc gia cửa ngõ đã khiến Châu Âu "rối như canh hẹ". Nhiều nước đã thực thi các biện pháp mạnh để ngăn dòng người di cư tràn vào bằng cả đường thủy và đường bộ như đóng cửa biên giới, dựng hàng rào để ngăn dòng người tị nạn. Các cuộc họp bất thường của EU liên tục được tổ chức nhưng vẫn không thể đạt được đồng thuận để giải quyết vấn đề.
Thế nên, việc Áo tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen cho thấy dự án hội nhập 20 năm tuổi bị đe dọa nghiêm trọng bởi sức ép chính trị từ "dòng thác" hơn 1 triệu người di cư đổ vào EU. Quan trọng hơn, nó sẽ đặt ra một tiền lệ cho những quốc gia tiếp theo trong liên minh có động thái tương tự nhằm đối phó với làn sóng người nhập cư chưa có hồi kết. Và như vậy, cuộc khủng hoảng di cư đang chạm tới những giá trị cốt lõi của Châu Âu là "tự do, bình đẳng và bác ái", đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Hiệp ước Schengen. Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
EU viện trợ 3,2 tỉ USD cho người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý về thoả thuận viện trợ 3,2 tỉ USD cho người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Gói viện trợ của EU là dành cho người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập

OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'
Có thể bạn quan tâm

Trốn truy nã ở Campuchia sau khi ném ly thủy tinh vào mặt bạn nhậu
Pháp luật
11:46:34 23/05/2025
Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Tin nổi bật
11:40:23 23/05/2025
Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê
Ẩm thực
11:09:48 23/05/2025
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn
Sáng tạo
11:05:27 23/05/2025
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal
Sao thể thao
10:54:53 23/05/2025
Cô gái lần đầu đi tàu hoả ở Ấn Độ một mình, phải thốt lên: "Đây là trải nghiệm tồi tệ nhất cuộc đời tôi!"
Netizen
10:44:40 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
Sức khỏe
10:43:48 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Ngân 98 thông báo diễn biến mới nhất liên quan vụ bán thuốc giảm cân nghi có chứa chất cấm
Sao việt
10:35:50 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025