Khủng hoảng chồng khủng hoảng đè lên phụ nữ Mỹ
Tampon đồng loạt biến mất ở nhiều cửa hàng. Sữa công thức cũng hết hạn. Một phán quyết đang “treo” ở Tòa Tối cao Mỹ có thể khiến cuộc sống của họ khổ sở hơn nữa.
Những ngày gần đây, Dana Marlowe nhận thấy các khoản ủng hộ cho tổ chức I Support the Girls – chuyên phân phát những sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái – ngày càng giảm.
Nhiều phụ nữ đã gọi và nhắn tin cho cô vì không thể tìm thấy sản phẩm mà họ cần. Marlowe lướt nhanh màn hình điện thoại, dừng lại ở một tin nhắn để đọc.
“Tôi vừa ra máu và phải chạy gấp tới tận 3 cửa hàng để tìm mua tampon. Điều này hoàn toàn khủng khiếp”, trích một tin nhắn được gửi đến tổ chức của cô.
Trong thời gian gần đây, tampon ( băng vệ sinh dạng ống) đã trở thành nạn nhân mới nhất bị ảnh hưởng từ sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến mặt hàng thiết yếu đối với người Mỹ này ngày càng khan hiếm. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã phải tìm mọi cách xoay xở để cung ứng đầy đủ cho phụ nữ.
Một kệ hàng tampon gần như trống trơn tại một hiệu thuốc Safeway trên Đại lộ Alahambra ở Sacramento, California. Ảnh: Ong Sacramento.
Tình trạng thiếu sữa công thức vẫn đang tiếp diễn như một cuộc tấn công trên khắp nước Mỹ. Thêm vào đó, quyết định của Tòa án Tối cao về phán quyết Roe v Wade đang tạo làn sóng giận dữ cho nhiều người. Một bản dự thảo bị rò rỉ cho thấy có thể quyền được phá thai cách đây gần 50 năm trên cả nước sẽ chấm dứt. Phán quyết mới sẽ sớm được công bố, dự kiến vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Nếu phán quyết Roe bị lật ngược, việc phá thai sẽ trở thành bất hợp pháp trên một nửa nước Mỹ, kéo theo những hệ lụy đến việc chăm sóc sinh sản cho phụ nữ.
Video đang HOT
Khủng hoảng chồng chất
Marlowe cho biết: “Khi tampon còn đang kham hiếm thì quá nhiều sự việc khác xảy ra đồng thời. chẳng hạn như việc sữa công thức dành cho trẻ em còn đang thiếu hụt trầm trọng. Điều này giống như một trận chiến dành cho phụ nữ”.
Ở những nơi còn bán thì tampon có giá rất cao, bởi mặt hàng này không được miễn thuế ở nhiều bang. Ngược lại, băng vệ sinh tuy không bị cháy hàng nhưng giá cũng đã bị tăng lên nhiều lần.
Trên Amazon, tampon được bên thứ ba bán với giá niêm yết lên tới 59 USD. Đại diện Amazon đã trả lời rằng họ liên tục tìm cách để bình ổn giá trên nền tảng này.
“Chúng tôi liên tục so sánh giá do các đối tác bán hàng gửi với giá hiện tại và lịch sử giá tại Amazon để xác định xem giá đó có thực tế hay không. Nếu Amazon phát hiện người bán vi phạm chính sách giá, chúng tôi sẽ xóa mặt hàng đó và có biện pháp thích hợp với họ”, theo thông báo của Amazon.
Theo các chuyên gia, tác động mới từ phán quyết Roe lên khả năng tiếp cận và chi phí dịch vụ chăm sóc sinh sản là rất khó dự đoán. Dự kiến, việc phá thai sẽ trở nên tốn kém hơn khi nhiều bệnh nhân phải tới các bang khác để làm thủ thuật.
Một vấn đề khác bị tác động rất đáng lo ngại liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản: Biện pháp tránh thai. Hiện tại một số bang đang xác định việc mang thai là bắt đầu từ thời điểm thụ tinh. Giới chuyên gia cho rằng có thể đặt vấn đề về tính hợp pháp của các biện pháp tránh thai khẩn cấp như thuốc ngừa thai cấp tốc hay đặt vòng tránh thai (IUDs).
Một số phòng khám chuyên phá thai vẫn hợp pháp ở một vài bang ngay cả khi Tòa Tối Cao lật ngược phán quyết Roe. Chúng ta sẽ thấy lượng lớn bệnh nhân từ 26 bang sẽ bị cấm hoặc bị hạn chế cung cấp các hình thức chăm sóc khác. Nhu cầu về các biện pháp tránh thai hoặc dịch vụ sinh sản sẽ tăng lên hoặc khó tiếp cập ở một số bang.
Gánh nặng kinh tế
Diamond Cotton, một bà mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ sống ở Indianapolis, thuộc đối tượng nhận trợ cấp thực phẩm, cho biết giá tampon tăng vọt đã ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình cô. Cô có 2 đứa con gái sắp dậy thì và đang trong tuổi vị thành niên, đều có nhu cầu sử dụng tampon.
Nhưng gần đây, mặt hàng này đã đắt hơn vài USD cho mỗi hộp, khiến cô phải móc thêm tiền để chi trả.
“Tôi luôn cố gắng chi tiêu trong kiểm soát, nhưng giờ đây tôi phải chi thêm từ 10 đến 15 USD để mua tampon”, cô nói.
Biểu tình bên ngoài Tòa Tối cao vào ngày 15/6 phản đối lật ngược phán quyết Roe v Wa de. Ảnh: Getty Images.
Tại Trường cộng đồng Scribner-Snyder, một khu công cộng nhỏ ở vùng nông thôn Dodge County, Nebraska, có 68% học sinh có hoàn cảnh nghèo. Tampon tại đây có giá 0,25 USD, một số tiền mà theo cô Leah Fischer – cố vấn của trường, sẽ gây khó dễ cho nhiều học sinh.
Cô Fischer nói: “Phần lớn người dân ở đây có thu nhập thấp, họ phải ưu tiên những nhu cầu cơ bản của mình, chẳng hạn như khí đốt. Khi giá cả tăng lên thì việc chăm sóc các nhu cầu thiết yếu ngày càng khó khăn”.
Megan Reese, một cán bộ liên lạc cộng đồng làm việc với 16 học khu trong khu vực cho biết các giám đốc học khu có thể sẽ họp để thảo luận thêm về ngân sách cho các sản phẩm chăm sóc phụ nữ cho nữ sinh. Nếu họ không đi đến thỏa thuận, Reese sẽ cân nhắc tổ chức một hoạt động cộng đồng.
Đứng trước tình trạng thiếu hụt này, nhiều tổ chức phi lợi nhuận được thành lập khắp cả nước để cung cấp các sản phẩm chăm sóc phụ nữ cho những người có thu nhập thấp, học sinh – sinh viên, người vô gia cư hoặc bị giam giữ. Tuy nhiên họ cũng gặp nhiều khó khăn để giúp đỡ nhóm người này.
Giám đốc dịch vụ Kate Barker Swindell của tổ chức phi lợi nhuận Period, tại Oregon, Portland đã phân phát 3,7 triệu sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phụ nữ cho các trường học, nhà thờ và các tổ chức khác vào năm 2020. Con số này đã giảm xuống còn 1,3 triệu vào năm 2021. Cho đến nay, tổ chức này chỉ có thể trao 212.000 mặt hàng, sau khi các nhà sản xuất giảm số lượng tài trợ.
Jamie Rosenberg, phó giám đốc phụ trách chăm sóc sức khỏe gia đình và cá nhân toàn cầu của công ty Mintel Group, cho biết nguồn cung cấp băng vệ sinh ở Mỹ “rất đảm bảo”. Họ chỉ có hai nhà sản xuất chính: Procter and Gamble và Kimberly Clark.
Rosenberg cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu xảy ra do thiếu lao động và ảnh hưởng của đại dịch. Khác với suy nghĩ của mọi người rằng tampon là một sản phẩm đơn giản, thì việc sản xuất nó dựa vào nhiều chuỗi cung ứng phức tạp, liên kết trên toàn cầu. Ví dụ một số thương hiệu lựa chọn bông có sử dụng phân bón, và Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất trên thế giới. Nhưng cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng thương mại này.
Rosenberg nói: “Đó là một cơn bão khởi nguồn cho khủng hoảng chuỗi cung ứng dẫn đến hạn chế việc cung cấp những sản phẩm này”.
Đối với cô Marlowe của I Support the Girls, việc giao hàng bị hạn chế đồng nghĩa với “các kệ hàng trống trơn”. Tổ chức này đã quyên góp được một nửa số lượng so với bình thường trong 6 tháng đầu năm nay: 218.000 hộp tampon.
Marlowe nói: “Chúng tôi hy vọng có thể mua được những sản phẩm mình cần ở nhiều cửa hàng. Thật tệ khi trở thành một người phụ nữ Mỹ vào năm 2022″.
LHQ nhấn mạnh vai trò của nữ giới trong xây dựng tương lai bền vững toàn cầu
Liên hợp quốc (LHQ) kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay bằng một buổi lễ theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của nhiều chính trị gia, các nhà hoạt động và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn cầu, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội, đồng thời kêu gọi bình đẳng giới.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một thông điệp video phát tại sự kiện này, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ghi nhận vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong xã hội hiện nay, trong khi cảnh báo rằng quyền của nữ giới đang giảm sút ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành. Hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế này là trẻ em gái không được đến trường và phụ nữ không có việc làm, từ đó dẫn tới đói nghèo và bạo lực.
Trong khi đó, bà Sima Bahous - Giám đốc điều hành Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) - nhận định rằng những tiến bộ hướng tới một thế giới bình đẳng hơn đang bị hủy hoại bởi nhiều cuộc khủng hoảng phức tạp và đan xen. Theo bà, thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng mất an ninh ngày càng gia tăng như là một trong những hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, trong đó phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị ảnh hưởng đáng kể. Để giải quyết tình trạng này, cộng đồng quốc tế có thể đặt nữ giới vào trung tâm trong quá trình lập kế hoạch và hành động, cũng như đưa bình đẳng giới vào luật pháp và chính sách toàn cầu và mỗi quốc gia.
Tại sự kiện này, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 Abdulla Shahid khẳng định thế giới hoàn toàn có thể đạt tới một tương lai bền vững, trong bối cảnh chính phủ các nước đã thông qua nhiều khuôn khổ như Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai. Mặc dù vậy, ông Shahid chỉ ra rằng trong tiến trình này, mặc dù có nhiều đóng góp, nữ giới vẫn "ít được đại diện, không được hỗ trợ và không được công nhận" trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị cần thiết cho sự phục hồi bền vững. Do đó, ông cho rằng cộng đồng quốc tế cần "tăng cường các cơ chế, cung cấp cách tiếp cận và hỗ trợ phát huy tài năng, sự sáng tạo và tham vọng" của nữ giới, đồng thời "xóa bỏ các trở ngại ngăn cản phụ nữ tham gia".
Bị New Zealand "cấm cửa", nữ nhà báo cầu cứu Taliban Một nữ nhà báo người New Zealand cho biết, cô đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Taliban để được ở lại quốc gia Nam Á này và sinh con sau khi không được trở về quê nhà vì quy định chống dịch nghiêm ngặt. Bellis sẽ sinh con với bạn trai vào tháng 5 tới (Ảnh: NZ Herald). Theo Guardian, nhà...