Khủng hoảng bão tuyết – hồi chuông báo động cho toàn mạng lưới điện nước Mỹ
Các chuyên gia ngày 17/2 cảnh báo điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trên nước Mỹ, chính vì vậy quốc gia này cần phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt cơ sở hạ tầng để đối phó với những thảm họa tự nhiên trong tương lai.
Tuyến đường cao tốc đóng cửa do băng tuyết bao phủ tại Houston, Texas, Mỹ, ngày 15/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin AP, trong bối cảnh bão tuyết dồn dập và dự báo có thêm nhiều cơn bão hướng về phía Đông, tình cảnh người dân khốn khổ trong cảnh mất điện và không được sưởi ấm đã phần nào phản ánh sự thất bại của giới chức liên bang, địa phương trong việc chuẩn bị cho điều kiện thời tiết cực đoan.
Ít nhất trên 20 người tử vong trong tuần này, nguyên do là vì ngộ độc khói và carbon monoxide khi người dân chật vật đốt lò sưởi trong nhà. Tại thành phố Oklahoma, một trận bão tuyết đã khiến nhiệt độ tại đây xuống còn -25 độ C.
“Đây là một trận bão hoàn toàn khác biệt”, bà Kendra Clements – một trong số ít doanh nhân tại thành phố tự nguyện biến tòa nhà mình sở hữu thành nơi ở cho người vô gia cư – chia sẻ.
Không chỉ những người vô gia cư mà đến ngay cả người Mỹ có nhà cửa vẫn bị ảnh hưởng nặng nề trong thời tiết giá rét này. Các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên và tuốc bin gió đều bị đóng băng trong nhiệt độ xuống âm, từ đó dẫn đến nguồn cung điện bị cắt đứt hoàn toàn và hàng nghìn hộ sống trong cảnh mất điện.
Cuộc khủng hoảng tự nhiên đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các hệ thống điện trên cả nước.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt vượt ra ngoài quy chuẩn lịch sử ngày càng trở nên phổ biến. Các trận bão tuyết dữ dội ập đúng thời điểm Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu chi tới 2.000 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch trong vòng 4 năm nhiệm kỳ. Tổng thống Biden cam kết nâng cấp mạng lưới điện nước này để không ô nhiễm carbon vào năm 2035 cũng như sửa chữa đường và xây dựng các trạm sạc xe điện.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 16/2, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt và hiện tượng khí hậu thay đổi sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tạo thêm việc làm và hoàn thành mục tiêu một tương lai không phát thải ròng của Tổng thống Biden”.
Khách hàng đi siêu thị trong tình cảnh mất điện vì bão tuyết. Ảnh: AP
Video đang HOT
“Thời tiết cực đoan sẽ là sự bình thường mới. Có lẽ chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn”, bà Sara Eftekharnejad – Phó Giáo sư chuyên về khoa học máy tính tại Đại học Syracuse – cho hay.
Các chuyên gia khác gợi ý thêm hệ thống dự báo trong ngắn hạn và dài hạn tốt sẽ giúp tránh được những sự cố như tình trạng mất điện hiện tại ở Texas và các bang khác, cũng như xây dựng các hệ thống lưu trữ quy mô lớn và nguồn điện đa dạng hơn có thể cung cấp điện khi nhu cầu tăng đột biến.
“Thảm họa ở Texas và các bang khác là lời nhắc nhở cho chúng ta rằng cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia dễ bị tổn hại trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước các khoản đầu tư để bảo vệ nó”, Thượng nghị sĩ Tom Carper – Chủ tịch Ủy ban Môi trường và Công trình Công cộng của Thượng viện họp bàn với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng vào tuần trước – nhấn mạnh.
Ác mộng thiếu nước đe dọa người dân Texas
Sau khi khốn khổ vì thảm họa mất điện và giá lạnh kỷ lục, hàng triệu người dân Texas tiếp tục đối mặt khủng hoảng thiếu nước sinh hoạt.
Denise Gonzalez, 40 tuổi, đã tới trung tâm cứu trợ tạm thời trong một khu phố lao động ở Tây Dallas hôm 18/2, để nhận thức ăn được tình nguyện viên phân phát từ một chiếc xe buýt. Cô cho biết khi trở lại căn hộ, điện đã có. Nhưng ống nước đã bị đóng băng. Gonzalez không thể tắm giặt hay sử dụng nhà vệ sinh.
Cô đã gọi cho dịch vụ sửa đường ống cả ngày, nhưng một trong số ít người trả lời nói rằng chi phí lên tới 3.000 USD.
"Nếu có 3.000 USD, tôi đã không phải đi nhận thức ăn từ thiện từ chiếc xe buýt đó", Gonzalez nói.
Một người dân lấy băng tuyết để đun lấy nước sử dụng ở ngoại ô Austin, bang Texas hôm 17/2. Ảnh: NYTimes.
Lưới điện bang Texas bị quá tải đã khiến hàng triệu hộ gia đình rơi vào cảnh mất điện trong tuần này, nhưng tình hình đã được cải thiện vào tối 18/2, khi chỉ còn khoảng 347.000 gia đình chưa có điện. Tuy nhiên, điều mà hầu hết người Texas lo lắng hiện tại là thiếu nước sạch.
Tới ngày 18/2, hơn 800 hệ thống nước công cộng phục vụ 162 trong 254 hạt của bang bị gián đoạn, ảnh hưởng tới 13,1 triệu người dân, theo giới chức Texas.
Tại hạt Harris, nơi có thành phố lớn thứ 4 ở Mỹ Houston, hơn một triệu người bị ảnh hưởng đã được thông báo không có nước hoặc phải đun băng lấy nước. Cư dân ở Austin, bang Texas cũng nhận được thông báo tương tự do sự cố mất điện tại nhà máy nước lớn nhất thành phố. Giám đốc cơ quan quản lý nước Austin Greg Meszaros cho biết nhiệt độ giảm mạnh khiến nước đóng băng và đường ống nước bị vỡ.
Greg Meszaros hôm 18/2 cho biết điện đã được khôi phục và giới chức bang đang ưu tiên khôi phục nguồn nước cho bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các bể chứa của thành phố, có thể trữ được gần 380.000 m3 nước, nhưng đã gần cạn kiệt.
"Chúng tôi không thể tưởng tượng một ngày bệnh viện không có nước dùng", ông nói.
Đối với nhiều người Texas, tình hình hiện tại gây ra sự bất tiện nghiêm trọng, khiến họ có cảm giác trở về quá khứ khổ sở. Mọi người đi kiếm củi khắp các khu vực ngoại ô, co ro trong những căn nhà tối tăm, sống bằng đồ hộp và không có đồ điện tử.
Nhiều người khác phải đối mặt hậu quả thảm khốc hơn. Tại trung tâm y tế St. David ở Nam Austin, giới chức tối 17/2 phải cố sửa một hệ thống sưởi bị hỏng. Họ phải tìm kiếm nhà vệ sinh di động và phân phát chai nước cho bệnh nhân, nhân viên rửa tay.
Jesse Singh, 58 tuổi ở San Antonio, cho biết người cha 80 tuổi của ông bị hủy lịch lọc máu định kỳ do phòng khám không có nước. "Tình hình này quá nguy hiểm", Singh nói.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi tới ngày 18/2, bão tuyết và thời tiết giá rét vẫn bao trùm Texas. Corey Brown, nhân viên dịch vụ công cộng ở thành phố Tyler, phía đông bắc Texas, cho biết nhiệt độ thấp kỷ lục đang cản trở nỗ lực khôi phục dịch vụ nước. Brown ước tính khoảng một nửa trong số 110.000 khách hàng của họ hoàn toàn không có nước sử dụng.
"Chúng tôi có hai nhà máy nước, nhưng một nhà máy đã bị hư hỏng. Chúng tôi cũng bị mất điện. Hơn nữa, chúng tôi phải chứng kiến tình trạng đường ống đóng băng trong những ngày qua, khiến nước không thể chảy tới nhà dân", Brown nói.
Giá rét bất thường khiến ít nhất 40 người chết ở Mỹ, đường sá không thể đi lại, gián đoạn phân phối vaccine và tuyết phủ trắng 3/4 diện tích đất liền ở Mỹ. Quan chức Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp (FEMA) cho biết đã chuẩn bị 60 máy phát điện để hỗ trợ các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Texas, đồng thời cung cấp thêm chăn, nước và đồ ăn cho người dân.
Giới chức Texas cảnh báo bang vẫn chưa qua giai đoạn khó khăn khi thời tiết giá lạnh kéo dài. "Chúng tôi vẫn đang chịu thời tiết giá lạnh nên nhu cầu dùng điện cao hơn các mùa đông trước", Bill Magness, Chủ tịch Hội đồng Ổn định lưới điện Texas (ERCOT), nói và thêm rằng họ có thể phải cắt điện luân phiên để đảm bảo lưới điện trong thời gian tới.
Nhưng ngay cả khi điện đã được khôi phục cho phần lớn dân Texas, hàng nghìn người khác vẫn phải sống trong cảnh không điện, không nước. Với Angelina Diaz và 4 đứa con, 18/2 lại là một ngày khốn khổ trong ngôi nhà lạnh lẽo. Đây là ngày thứ 4 cô và các con không được tắm giặt, không được sử dụng nhà vệ sinh. Đây cũng là ngày thứ tư cô phải hâm nóng nước bằng vỉ nướng để pha sữa cho cô con gái 6 tháng tuổi Jimena.
Gia đình này suốt một năm qua luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh, rửa tay thường xuyên để phòng ngừa Covid-19, nhưng sợ rằng một tuần không có nước sẽ đập đổ những nỗ lực đó.
"Làm thế nào chúng tôi có thể giữ đôi tay được sạch sẽ", Diaz, 25 tuổi, nói.
Một cư dân dọn dẹp nhà sau khi ống nước bị vỡ ở thành phố Austin, Texas hôm 18/2. Ảnh: NYTimes.
Tại Family Place, trung tâm trú ẩn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình ở Dallas, nơi 120 phụ nữ và trẻ em đang trú ẩn, nước từ trần nhà đã tạo thành thác nước đóng băng do lạnh giá và mất điện suốt 2 ngày.
Nước nhỏ xuống phía dưới khiến quần áo và đồ đạc họ mang theo bị ướt, thậm chí làm mục nát nhiều giấy tờ quan trọng. Nước chảy lênh láng dọc các hành lang. Dù nhân viên và mọi người ở đây đã cố gắng lau dọn và khắc phục nhưng phải bỏ cuộc vì lượng nước quá nhiều. Họ phải nhanh chóng lên xe buýt để chuyển tới một nhà thờ gần đó.
"Họ về cơ bản đã mất mọi thứ", Shelbi Driver, một tình nguyện viên ở khu trú ẩn. nói.
Các tình nguyện viên cho biết ít nhất 3 khu trú ẩn như Family Place cũng phải sơ tán gấp vì các đường ống nước bị vỡ.
"Họ đã trải qua tổn thương tâm lý nghiêm trọng khi đến cơ sở của chúng tôi và giờ họ tiếp tục trải qua nỗi sợ hãi kinh hoàng khác", Paige Flink, giám đốc điều hành Family Place, nói. "Tôi chỉ muốn khóc khi nhắc tới chuyện này. Đây chính là cơn ác mộng".
Ít nhất 40 người chết trong giá rét kỷ lục ở Mỹ Số người chết tại một số bang Mỹ do giá rét bất thường đã tăng lên 40, trong đó nhiều người ngộ độc khí khi sưởi ấm. Theo số liệu của AP, số người chết ở Mỹ do thời tiết khắc nghiệt tiếp tục gia tăng trong hai ngày 17/2 và 18/2. Số ca tử vong vì giá rét chủ yếu tập trung...