Khủng hoảng bánh Choco Pie ở Triều Tiên
Một số người Triều Tiên sẵn sàng trích ra 1/5 thu nhập hàng tháng để mua một chiếc bánh ngọt nổi tiếng của Hàn Quốc.
Nguồn cung cấp bánh Choco Pie, bích quy và kẹo dẻo đã trở nên khan hiếm vào đầu năm nay khi Bình Nhưỡng đóng cửa tổ hợp công nghiệp Kaesong một biểu tượng của hợp tác liên Triều – giữa những căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Trước đó, 35.000 lao động trong khu công nghiệp chung từng được chủ lao động người Hàn Quốc phát bánh Choco Pie vào các bữa trưa nhưng nhiều người đã đem chúng rao bán ở các chợ đen để kiếm thêm thu nhập.
Một khi nguồn cung bị gián đoạn, giá một chiếc bánh Choco Pie tới tay người tiêu dùng đã tăng lên tới 3.000 won (khoảng 23 USD), theo trang web Daily NK.
Mặc dù không có số liệu thống kê thu nhập trung bình của người dân Triều Tiên nhưng các chuyên gia ước tính mỗi năm họ kiếm được khoảng 1.000-2.000 USD.
Bình Nhưỡng dường như đã tự sản xuất những chiếc bánh chocolate tương tự nhưng nhiều người phàn nàn rằng chúng quá ngọt.
Với sự mở cửa trở lại của khu công nghiệp Kaesong trong thời gian gần đây, giá của những chiếc bánh Choco Pie tại chợ đen đã giảm xuống còn 500 won (khoảng 4 USD).
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin tốt. Các chủ lao động người Hàn Quốc, nhắc tới những tổn thất mà họ phải gánh chịu khi khu công nghiệp đóng cửa, đã nhân cơ hội này để cắt giảm lượng bánh Choco Pie mà họ phát cho công nhân, Daily NK đưa tin.
Theo khampha
Triều Tiên của hiện tại
Nhân kỷ niệm lần thứ 65 Quốc khánh nước CHDCND Triều Tiên (9/9/1948 - 9/9/2013), Dân Trí xin được giới thiệu chùm ảnh mới nhất về đất nước và con người nơi đây.
Video đang HOT
Sau 65 năm giành được độc lập, Triều Tiên đã từng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong ảnh là các nhà nghiên cứu tại Chi nhánh kỹ thuật sinh học thuộc Học viện Khoa học Nhà nước Triều Tiên.
Tượng nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tại Trường cách mạng Mangyondae.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ tư từ phải qua) và các tướng lĩnh cấp cao.
Trẻ em Triều Tiên trong một sự kiện kỷ niệm ở nước này.
Thanh niên và sinh viên tham gia sự kiện kỷ niệm ở Tháp kỷ niệm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.
Cờ hoa rợp trời trong sự kiện kỷ niệm Ngày ngôi sao sáng, ngày lễ quốc gia lớn nhất của người Triều Tiên.
Quang cảnh của một đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng giêng năm ngoái.
Nhân viên của Nhà máy nhiệt điện Đông Bình Nhưỡng.Triều Tiên đang nỗ lực tăng sản lượng điện mỗi năm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các nhân viên tại Tổ hợp sức khỏe Kangsong.
Nhân viên tại một cửa hàng cắt tóc trong tổ hợp.
Nhân viên tại nhà máy Mỹ phẩm Bình Nhưỡng, nhà máy với lịch sử phát triển 50 năm. Nhà máy nổi tiếng với nhãn hiệu mỹ phẩm Unhasu.
Công nghiệp nhẹ được xem là một trong những mặt trận chủ yếu thúc đẩy kinh tế Triều Tiên trong năm 2013.
Trẻ em trượt băng ở Triều Tiên. Các đường trượt đượt lắp đặt ở nhiều nơi trên đất nước này. Khu trượt băng thu hút được nhiều người nhất là khu mới được xây dựng ở Munsu, Đông Bình Nhưỡng, trên bờ sông Taedong. Đường trượt chính trải rộng hơn 2.250m2.
Triều Tiên nổi tiếng với nhiều tượng đài. Trong ảnh là tượng đài do Công ty sản xuất tượng đài Mansudae dựng.
Bác sỹ và nhân viên tại Bệnh viện Kim Man Yu.
Triều Tiên nổi tiếng với Đội thể thao Kigwancha, được thành lập từ năm 1956. Đội đã giành được nhiều huy chương ở các thế vận hội trong và ngoài nước. Năm ngoái, đội đã giành được 12 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 6 huy chương đồng tại Olympic lần thứ 30, cùng các thế vận hội khu vực, quốc tế khác.
Người Triều Tiên trong một sự kiện hưởng ứng Tết trồng cây vào tháng 3 hàng năm, do nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành khởi xướng.
PV
Theo Dantri
Người Triều Tiên học cách tiêu tiền Nhiều người Triều Tiên đang dần quen với việc chơi golf, đi ăn trên du thuyền hay sử dụng mỹ phẩm hàng hiệu, trong khi các loại hình giải trí như chơi bi-a hay hát karaoke đã không còn xa lạ. Một tuyển thủ golf tham dự giải thi đấu không chuyên ở Trung tâm Golf Bình Nhưỡng hồi cuối tháng 5. Các...