Khủng hoảng Ai Cập liệu dẫn đến can thiệp quốc tế?
Khi Ai Cập lún sâu vào khủng hoảng chính trị, một vài nhà phân tích cảnh báo rằng đất nước này đang hướng dần đến sự can thiệp của quốc tế và có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
Người biểu tình ủng hộ ông Morsi vừa tuần hành vừa quan sát lo sợ bị “bắn tỉa” tại Cairo ngày 18/8. Ảnh: USAtoday.com
Nabil Fouad, một vị tướng đã về hưu và là chuyên gia về các vấn đề chiến lược quốc tế nói với Tân Hoa Xã rằng, ngày 15/8, Hội đồng bảo an LHQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề Ai Cập, kêu gọi chấm dứt bạo lực và hòa giải dân tộc. Động thái này được xem như là bước đầu tiên hướng tới “ quốc tế hóa” vấn đề Ai Cập.
Quốc tế hóa vấn đề Ai Cập sẽ phụ thuộc vào “Chính phủ lâm thời Ai Cập và quyết tâm làm dịu tình hình hay là tiếp tục đàn áp mạnh mẽ. Nếu chính phủ Ai Cập lựa chọn phương án giải quyết cứng rắn, điều này sẽ dẫn đến sự leo thang cấp quốc tế”, ông Fouad nói.
Salah Salem, giáo sư chính trị tại Đại học Cairo, nói rằng khả năng can thiệp của quốc tế sẽ tăng sau khi Liên Hiệp Quốc gọi là những gì đã xảy ra ở Ai Cập là “thảm sát vố cớ”. Ông dự báo rằng áp lực chính trị và kinh tế của cộng đồng quốc tế sẽ ngày càng tăng lên đối với chính phủ Ai Cập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ahmed Al -Naqr, một chuyên gia chính trị, lại cho rằng nếu quốc tế hóa vấn đề Ai Cập, nước này sẽ rơi vào sự kiểm soát và chi phối của các quốc gia khác. “Vấn đề này là công việc nội bộ của Ai Cập, không đe dọa đến an ninh thế giới và cũng không cần Hội đồng bảo an LHQ phải can thiệp”, ông Naqr nói.
Ông Naqr lưu ý rằng, đã qua ngày 18/9 mà LHQ cũng chưa đưa ra một giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ở Ai Cập và đó là bằng chứng chứng tỏ Mỹ, Thổ Nhỹ Kỳ và các quốc gia phương Tây đã thất bại trong việc quốc tế hóa vấn đề Ai Cập.
Ngày 18/8, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Jose Manuel Barroso cảnh báo quân đội Ai Cập và chính phủ lâm thời rằng EU sẽ xem xét lại mối quan hệ với quốc gia này nếu không chấm dứt tình trạng bạo lực. Bạo lực leo thang hơn nữa có thể dẫn đến “những hậu quả không lường” cho Ai Cập và các nước láng giềng.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Mauritius và Ecuador đã quyết định rút đại sứ của họ tại Ai Cập, trong khi Pháp, Anh, Đức, Italy và Tunisia đã triệu hồi đại sứ để tham vấn về tình hình hiện nay ở Ai Cập.
Theo Báo tin tức
S-300 của Nga có cứu được Assad?
Quyết định của Nga trong việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 cho Syria đã làm dấy lên một loạt những cuộc bàn luận về việc liệu thứ vũ khí hiện đại hàng đầu đó có giúp tăng vị thế quân sự của chính quyền Syria và giúp Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục duy trì quyền lực hay không?
Ảnh minh họa
Israel dường như đang làm tất cả những gì có thể để thuyết phục Moscow không thực hiện kế hoạch cung cấp S-300 cho Syria như đã cam kết. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga vẫn kiên quyết theo đuổi quyết định của mình với mục tiêu được tuyên bố là để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc nội chiến ở đất nước Trung Đông.
Nhiều nhà phân tích tin rằng, S-300 có thể làm "thay đổi cuộc chơi" ở Syria. Theo nhận định của những người này, những khẩu đội tên lửa phòng không S-300 sẽ giúp "thay đổi cán cân quyền lực" trong khu vực và khiến cho một cuộc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ "cực kỳ khó khăn". Một số nhà phân tích cho hay, khả năng của S-300 trong việc phá hủy các mục tiêu ở Israel và ở các nước đồng minh khác của Mỹ trong khu vực có thể sẽ làm tăng nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh khu vực.
Bất chấp những nhận định trên, có 4 lý do để có người cho rằng việc Nga chuyển giao S-300 cho Syria không thể thách thức được năng lực của Mỹ nếu nước này thực sự muốn can thiệp vào cuộc chiến ở Syria bằng một chiến dịch không kích.
Thứ nhất, mặc dù Mỹ chưa từng phải đối mặt với hệ thống vũ khí tối tân S-300 của Nga trong một cuộc chiến nhưng một loạt đồng minh của nước này gồm Bulgaria, Hy Lạp và Slovakia hiện đang sử dụng các biến thể của loại vũ khí thiện chiến đó. Qua các đồng minh của mình, Mỹ chắc chắn là đã có thể tiếp cận được những hệ thống S-300, thu thập dữ liệu để từ đó có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đối phó. Điển hình như gần đây, vào năm 2012, NATO đã thực hiện một cuộc tập trận nhằm thử thách khả năng của các loại máy bay chiến đấu khác nhau trong việc tiến hành chiến dịch truy tìm tên lửa chống lại hệ thống S-300 PMU của Slovakia - một trong những biến thể mới ra đời của S-300.
Các đồng minh khác của Mỹ đều tham gia vào nỗ lực thu thập thông tin tình báo riêng về hệ thống vũ khí S-300 nhằm xác định các điểm yếu, dễ tổn thương của loại vũ khí này với mục đích nhằm vào đó để tìm kiếm "kế sách" đối phó. Kết quả của hoạt động này hầu hết đều được các đồng minh chia sẻ với phía Mỹ. Năm 2008, Israel từng tiến hành cuộc tập trận chung với Hy Lạp để thu thập thông tin tình báo về hệ thống S-300PMU-1 hiện đại hơn - biến thể hiện đại thứ hai của S-300. Không quân Israel sau đó đã bắt tay cùng với các công ty quốc phòng để phát triển những biện pháp nhằm đối phó với năng lực của hệ thống S-300. Thậm chí hiện giờ, giới quan chức quốc phòng Israel vẫn thừa nhận S-300 có thể gây rắc rối cho họ nhưng sẽ không phải là thứ vũ khí "thay đổi cuộc chơi" như một số nhà phân tích miêu tả.
Thứ hai, một hệ thống có tính phức tạp cao về kỹ thuật như S-300 sẽ là một thử thách cực kỳ khó khăn cho quân đội Syria nếu muốn sử dụng thành thạo nó. Nhân lực sẽ cần phải được đào tạo nhiều tháng trước khi muốn vận hành và sử dụng S-300. Nhiều chuyên gia khẳng định, sẽ phải mất gần một năm để nguồn nhân lực Syria có thể thực sự triển khai được hệ thống tên lửa phòng không S-300. Cho đến lúc đó, việc Syria cần quan tâm nhất vẫn là làm sao suy trì được sức mạnh phòng không của họ để có thể tiếp tục giành được quyền kiểm soát trên mặt đất. Đào tạo nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng cho việc vận hành và có thể sửa chữa hệ thống S-300 đòi hỏi phải có lực lượng binh lính tinh túy và các nguồn lực. Trong khi đó, S-300 vẫn rất dễ bị phe nổi dậy tấn công như phần lớn hệ thống vũ khí phòng không khác của Syria. Hơn nữa, để tối đa hóa sức mạnh của S-300, quân đội Syria sẽ cần phải tích hợp hệ thống vũ khí này vào toàn bộ mạng lưới phòng không của đất nước họ. Điều đó không phải là dễ. Vì vậy, khả năng Syria có thể nhanh chóng triển khai S-300 đối phó với phe nổi dậy và phương Tây là rất nhỏ.
Thứ ba, những phân tích gần đây đã thổi phồng lên về khả năng hủy diệt máy bay của các hệ thống S-300. Ví dụ như Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz từng tuyên bố, S-300 có thể bắn trúng các mục tiêu máy bay từ khoảng cách lên đến gần 300km, vì thế nó là mối đe dọa rất lớn đối với các máy bay bay trong không phận Israel. Trong khi đó, có những người khẳng định tầm bắn tối đa của S-300 chỉ là khoảng 150km. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà phân tích bỏ qua là S-300 không thể truy tìm và tiêu diệt tất cả các loại máy bay như nhau. Năng lực của S-300 không chỉ phụ thuộc vào tầm bắn mà còn phụ thuộc vào cả chức năng tàng hình và độ cao của máy bay mà nó truy tìm. Những chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cao như U.S. F-22A có thể dễ dàng xâm nhập sâu vào không phận Syria hơn các máy bay chiến đấu khác như F-16. Và S-300 có thể phát hiện máy bay ở phạm vi nhỏ hơn nếu chúng bay ở độ cao thấp. Trong khi S-300 có thể được trang bị các hệ thống radar tầm thấp thì việc triển khai thiết bị này trong một khẩu đội tên lửa S-300 sẽ hạn chế tính cơ động của hệ thống này. Vì thế, bất kỳ hệ thống S-300 nào mang theo radar tầm thấp đều rất dễ bị tấn công.
Thứ tư, bất chấp tầm bắn của S-300, chính quyền của Tổng thống Assad cũng không thể đơn phương bắn máy bay Mỹ bên ngoài không phân Syria. Trong khi chính quyền Assad từng bị cáo buộc đã làm điều tương tự với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6 năm ngoái thì họ cũng tự biết nguy cơ sẽ nghiêm trọng thế nào nếu thực hiện hành động khiêu khích kiểu đó. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng tính đến chuyện đáp trả bằng quân sự đối với hành động của Syria, buộc Tổng thống Assad phải thú nhận là ông rất lấy làm tiếc về quyết định bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Qua sự việc này, bất kỳ một vụ việc nào tương tự xảy ra cũng sẽ tạo thêm động lực để các nước can thiệp Syria - đây là viễn cảnh mà chính quyền Assad đang nỗ lực một cách tuyệt vọng để ngăn cản.
Theo VnMedia
Vì Biển Đông, Mỹ đưa quân áp sát Trung Quốc Mỹ đang đàm phán một thỏa thuận cho phép cường quốc quân sự số 1 thế giới tăng cường triển khai binh lính và vũ khí ở Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đang leo thang nghiêm trọng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Gần đây, Mỹ tăng cường các cuộc tập trận quân...