Khung cảnh ‘những kim tự tháp’ trăm năm ở miền Tây
Màu nắng cuối ngày vàng vọt phủ lên những lò gạch gốm tuổi đời trăm năm đỏ quạnh nằm hai bên bờ kênh trông như những kim tự tháp, tạo nên khung cảnh huyền ảo, lạ mắt.
Từ hướng Cầu Mỹ Thuận xuôi về trung tâm thành phố Vĩnh Long, đi dọc theo sông Cổ Chiên về Mang Thít… bạn sẽ thấy hàng trăm lò gạch gốm có tuổi đời trăm năm nằm san sát cạnh bờ sông. Nơi này, người ta gọi là “vương quốc” gạch gốm miền Tây. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
Những con sông ở ĐBSCL không chỉ mang đến phù sa – nguồn dinh dưỡng dồi dào cho ruộng vườn cây trái Nam bộ mà còn tạo ra loại đất sét dẻo dai, nguyên liệu không thể thiếu của nghề gạch gốm.
Mặc dù chỉ còn một số lò duy trì đỏ lửa, số còn lại đã hư hại, phủ đầy rêu phong, khói bụi nhưng chúng tạo nên một nét đẹp nhuốm màu thời gian.
Những lò gạch ở Mang Thít được xây dựng chủ yếu bằng hàng ngàn viên gạch thẻ, tạo thành kiến trúc có chiều cao từ 9 – 13m. Lò có đường kính tầm 6 – 8m, hình trụ tròn và nhỏ dần ở đỉnh. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
|
Các lò gạch thường dựng san sát nhau dọc theo bờ kênh để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm dễ dàng. Vào thời kỳ hoàng kim vào những năm 1980, cả “vương quốc” có hơn 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò hoạt động liên tục. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
Theo người dân trong vùng, thời kỳ hưng thịnh, ngày nào lò cũng rực lửa; ghe chở hàng, chở nguyên liệu đến và đi đậu kín cả dòng kênh. Hầu hết sản phẩm tại đây đều được vận chuyển đi khắp nơi, xuất khẩu sang một số nước như Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan. Mang Thít trở thành nơi sản xuất gạch gốm lớn nhất miền Tây.
Các chủ lò địa phương cho hay, để tạo ra được mẻ gạch đạt chất lượng cần qua nhiều công đoạn và mất thời gian hơn 1 tháng.
Đầu tiên là nhào nặn đất sét và tạo hình gạch viên trước khi mang phơi khô. Giai đoạn này hiện tại đã được hỗ trợ bằng máy móc nên nhanh chóng và đỡ vất vả hơn.
Gạch sau khi được phơi khô sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày để xếp vào lò. Công đoạn này đòi hỏi những người giàu kinh nghiệm để khi nung gạch, dù chỉ đốt lửa ở bên dưới nhưng gạch vẫn đảm bảo chín đều từ gốc đến ngọn.
Video đang HOT |
Gạch sau khi nung xong sẽ để nguội tự nhiên tầm 10 ngày trước khi dỡ ra ngoài. Một lò gạch như vậy thường dỡ ra mất khoảng từ 5 – 7 ngày với hơn 200.000 viên gạch. Trong ảnh là gạch chuẩn bị được đưa vào lò để nung. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
|
Bên trong một lò gạch còn hoạt động. Nguyên liệu để nung gạch gồm củi, trấu… và nung đỏ lửa suốt 24/24 trong khoảng 20 ngày mới đạt chất lượng. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
Anh Hiếu, người dân địa phương, cho hay: “Hiện nay, khu vực kênh Thầy Cai là nơi còn nhiều lò gạch nhất của huyện Mang Thít với gần 1.000 lò san sát nhau”. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
Mặc dù, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do việc nung bằng nguyên liệu truyền thống (trấu, củi…) không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội, cũng như chi phí nguyên vật liệu tăng cao nên nhiều gia đình phá bỏ dần để làm việc khác. Tuy nhiên, với kiến trúc độc đáo của mình, lò gạch Mang Thít đang trở thành điểm đến thu hút khách phương xa tìm về tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu về ngành nghề thủ công truyền thống. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
|
Chính vì lẽ đó, tỉnh Vĩnh Long đã có quyết định ngưng tháo dỡ các lò gạch cũ, bảo vệ nguyên trạng và xây dựng các chương trình văn hóa, nghệ thuật, du lịch dựa trên khối công trình lò gạch và nhà xưởng. Đề án “Di sản đương đại Mang Thít” với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ xây dựng nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch ĐBSCL. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
|
Những lò gạch cũ rêu phong phủ kín. Ảnh: BÙI VĂN HẢI |
Từ cầu Mỹ Thuận đến phà Đình Khao, các bạn chỉ cần thạy một đoạn đường thẳng tắp khoảng 10 km là có thể đến vùng ven sông Cổ Chiên, nơi tập trung nhiều lò gạch. Sau đó, các bạn đi tiếp vào đường tỉnh 902 hơn 10 km nữa sẽ gặp cầu Thầy Cai bắc ngang sông Thầy Cai, nhìn dọc theo hai bờ là “vương quốc gạch gốm” nằm san sát, tha hồ trải nghiệm, tham quan và chụp ảnh check-in.
Việt Nam từ trên cao: Mùa thu hoạch bông súng ở Mộc Hóa, Long An
Với góc nhìn từ trên cao, khung cảnh người dân thu hoạch bông súng ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An hiện lên đầy ấn tượng.
Khung cảnh đồng bông súng ở Mộc Hóa nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Vào mùa súng nở, người dân sẽ chèo những chiếc xuồng ba lá đi thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Bông súng có thân mềm, nhưng lại mang sức sống dẻo dai. Nước dâng cao, bông súng cũng cao theo. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Cánh đồng ngập tràn sắc màu bông súng như mời gọi du khách ghé thăm. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Người dân miền Tây - phần lớn là phụ nữ thường thức dậy từ sớm để chèo xuồng ra đồng ngắt bông súng đem ra chợ bán hay chế biến món ăn như canh chua, lẩu mắm... Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Những năm gần đây, Mộc Hóa trở thành điểm đến thu hút du khách, nhiếp ảnh gia đến "săn" ảnh bông súng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
"Cánh quạt" súng được người dân xếp trên cánh đồng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Bông súng được người dân xếp thành hình trái tim đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Nổi bật trên cánh đồng ngập nước là những bông súng rực rỡ và sắc màu áo bà ba của phụ nữ miền Tây. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Những cây súng được người dân làm sạch sau khi thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Có một Đồng Tháp Mười thu nhỏ Khu du lịch sinh thái Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) chính thức mở cửa đón khách vào tháng 7/2022. Đến với Khu du lịch sinh thái Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Thuận, du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình của thôn quê, thưởng thức những món ăn dân...