Khung cảnh một học sinh đi trong sân trường bỗng trở nên viral, nhiều phụ huynh cảm thán: “Tôi không tin vào mắt mình”
Điều gì đã xảy ra?
Tiểu học là giai đoạn mà hầu hết các em học sinh có sự phát triển về thể chất vượt trội. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng sẽ cao lớn giống nhau, bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: gen di truyền, môi trường sống…
Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc, bức ảnh về một học sinh tiểu học đang đi vào lớp đã thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và cư dân mạng bởi ngoại hình vô cùng ấn tượng.
Cụ thể, trong khuôn viên một trường tiểu học ở Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam (Trung Quốc), một cậu bé mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng đỏ đang đi vào lớp học đã gây nhiều bất ngờ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua và không nhìn kỹ bộ đồ cậu bé đang mặc, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là một người trưởng thành chứ không phải là một đứa trẻ 8 tuổi bởi ngoại hình cao lớn và khí chất rất chững chạc của cậu.
Cậu bạn này dù học cấp 1 nhưng đã có nhiều cao vượt trội.
Mặc dù trẻ em ở độ tuổi đang phát triển nên cao lớn là điều dễ hiểu, nhưng trong bức ảnh này, sự chênh lệch chiều cao của cậu bạn ấy so với các bạn cùng lớp thật đáng chú ý. Chằng cần nhìn đâu xa, chúng ta có thể thấy cô bạn bằng tuổi đang đi gần bên cạnh mới chỉ cao đến… ngang ngực của cậu bé.
Nam sinh có chiều cao vượt trội so với bạn cùng lớp.
Dù có ngoại hình khá “người lớn” nhưng cậu học sinh này vẫn đơn thuần là một đứa trẻ tiểu học. Nhìn ánh mắt chăm chú vào thực đơn bữa trưa, như thể đang tìm kiếm món ăn yêu thích của cậu bé khiến mọi người không khỏi bật cười. Chắc hẳn, chế độ dinh dưỡng hợp lý là lý do giúp cậu bạn này có một thân hình đáng ngưỡng mộ như vậy.
Video đang HOT
Ngay khi những bức ảnh được đăng tải, một số cư dân mạng cho rằng không thể tin được đây là một cậu bé 8 tuổi. Nhưng cũng có không ít người xác nhận họ đã gặp rất nhiều đứa trẻ tuy chỉ mới học tiểu học nhưng lại có dáng vẻ vô cùng cao lớn và rất chững chạc.
- Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình nếu thấy em ấy đâu! Một đứa trẻ tiểu học cao lớn như một chàng thanh niên. Nhưng điều thú vị hơn cả là cậu bé ấy còn rất hài hước, luôn pha trò khiến cả lớp cười ngiêng ngả.
- Mình cũng đã từng gặp vài học sinh tiểu học có ngoại hình rất cao lớn. Nếu không phải các bạn ấy mặc đồng phục đi trong trường thì mình đã nghĩ đó là thầy giáo rồi.
- Trẻ em bây giờ cao lớn nhanh thật.
- Nhìn con cao lớn mà ham thật sự, ngày xưa mình bé tí xíu.
Một số phụ huynh cũng đã lên tiếng nói rằng con của họ có sự phát triển về thể chất vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Dù đã “trưởng thành” về ngoại hình, nhưng sâu bên trong, chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ, lúc nào cũng mong muốn được mẹ quan tâm.
Những bình luận bàn luận về vấn đề này nghe có vẻ thú vị và dễ thương. Nhưng những gì chúng ta thấy đều là từ góc nhìn của người ngoài cuộc, còn liệu bản thân những đứa trẻ có cảm thấy thoải mái với điều đó không?
Trẻ con ở lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là khi các em còn đang trong quá trình khám phá bản thân, những học sinh có ngoại hình khác biệt so với bạn bè, dù là mũm mĩm, nhỏ bé… đều dễ trở thành mục tiêu của những hành vi bắt nạt. Từ những lời trêu chọc, chế giễu đến những hành động bạo lực, tất cả đều có thể khiến tâm lý các em tổn thương, dễ rơi vào trạng thái chán nản, tự ti, thậm chí ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Trong những tình huống như vậy, sự quan tâm của cha mẹ chỉ là một phần trong giải pháp. Bởi đôi khi được cha mẹ đưa ra lời khuyên, con cái lại cảm thấy như đang bị “soi mói” và khó lòng tiếp nhận.
Nhưng với giáo viên thì khác. Thầy cô giáo, với vai trò người hướng dẫn và là người ngoài cuộc, mới là những người có thể tháo gỡ nút thắt trong lòng mỗi đứa trẻ. Những lời động viên cùng sự công bằng và khách quan của thầy cô có tác động rất lớn đến tâm lý của học sinh, giúp các em cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng, từ đó tự tin hơn trong việc vượt qua khó khăn. Không chỉ vậy, những lời khẳng định của thầy cô còn góp phần giảm thiểu những mâu thuẫn, xích mích giữa các bạn học sinh.
Bởi đôi khi, các em không chơi với nhau không phải vì ghét bỏ mà chỉ đơn giản là vì sự khác biệt. Khi một bạn khác biệt so với số đông, các bạn khác có xu hướng muốn loại bỏ bạn đó ra khỏi nhóm. Chính vì vậy, thái độ và hành động của giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình cách nhìn của học sinh sao cho thật đúng đắn và tích cực.
Cha mẹ cũng cần phải dành thời gian quan tâm đến con em mình. Hãy chú ý đến những thay đổi trong hành vi, tâm trạng và sức khỏe của con sau mỗi buổi học. Nếu nhận thấy điều gì bất thường, hãy chủ động liên hệ với giáo viên để được hỗ trợ. Bởi vì, nhiều khi các con ngại chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải với cha mẹ.
Sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là vô cùng quan trọng. Vì giáo viên phải quản lý nhiều học sinh, nên có thể không nắm bắt được hết những khó khăn mà từng em học sinh đang trải qua. Chính vì vậy, sự chia sẻ thông tin từ phía phụ huynh sẽ giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình của con em mình. Từ đó, giáo viên và phụ huynh có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp các em vượt qua khó khăn, có nhận thức đúng đắn, tích cực và tránh ảnh hưởng đến học tập.
Một lớp ở Hà Nội thu 800.000 đồng/học sinh để tổ chức văn nghệ mừng Xuân, Hiệu trưởng nói gì?
Trước đó, một lớp tại trường này đã thu hơn 56,4 triệu đồng để phục vụ hoạt động văn nghệ.
Mới đây, MXH xôn xao thông tin việc ban phụ huynh của lớp 11D3, Trường THPT Thăng Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vận động thu 800.000 đồng/học sinh để tổ chức chương trình văn nghệ mừng Xuân. Theo đó trong nhóm chat của phụ huynh, ban phụ huynh thông báo vào tháng 2/2025, lớp này sẽ tổ chức liveshow mang tên "Mùa Xuân dâng Đảng" với thời lượng 45 phút.
Ban phụ huynh lớp cho biết đã mời thầy biên đạo cùng ban cán sự lớp lên chương trình và có kế hoạch tổ chức cho học sinh tập dần để kịp chương trình của trường. " Do kinh phí thực hiện cũng tốn nhiều chi phí nên ban phụ huynh đề xuất mỗi bạn đóng thêm số tiền là 800.000 đồng", nội dung tin nhắn cho hay.
Tin nhắn thông báo thu 800.000 đồng/học sinh để tập văn nghệ của lớp 11D3, Trường THPT Thăng Long, Hà Nội.
Ngoài khoản đóng 800.000 đồng như theo quy định, ban phụ huynh lớp 11D3 kêu gọi các mạnh thường quân có thể đóng nhiều hơn để ủng hộ thêm kinh phí cho các hoạt động khác phục vụ liveshow. Các khoản thu được thực hiện trước ngày 5/12.
Không chỉ lớp 11D3, trước đó lớp 11D2 cũng thu mỗi học sinh 1 triệu đồng để tổ chức liveshow. Một số phụ huynh đóng thêm lên 2-3 triệu đồng, tổng cộng lớp này thu được hơn 56 triệu đồng để tổ chức liveshow.
Một số phụ huynh có con đang học tại Trường THPT Thăng Long bày tỏ sự bức xúc với khoản tiền này. Họ bày tỏ vẫn biết các hoạt động văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống,... là tốt cho các con nhưng chỉ một chương trình 45 phút mà mỗi lớp chi đến 50-60 triệu đồng là quá tốn kém. Chưa kể, từ đầu năm học, ban phụ huynh cũng đã thu mỗi học sinh 3 triệu đồng tiền quỹ lớp.
Một tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THPT Thăng Long. (Ảnh: Fanpage Trường THPT Thăng Long Hà Nội)
Trên MXH, nhiều người đồng quan điểm khi cho rằng các lớp này đang quá lãng phí khi chi số tiền "khủng" cho hoạt động văn nghệ:
- " Các lớp, các trường bây giờ chạy đua thành tích, văn nghệ cứ phải thuê biên đạo dàn dựng, trang phục cầu kỳ. Ngày xưa cô trò tự tập vui biết bao nhiêu mà các tiết mục vẫn hay".
- " Phụ huynh lớp này giàu thế. Chứ như lớp con mình học, đóng 100-200.000 đồng thì ok chứ 800.000 đồng thì chịu hẳn. Bố mẹ nuôi con đi học đã chật vật rồi, thêm các khoản này nữa thì nặng gánh quá".
- " Thực ra đầu tư chút cũng tốt nhưng ở mức hợp lý là được".
Hiệu trưởng nói đã quán triệt tổ chức tiết kiệm nhất
Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ trên báo Dân Việt, thầy Lê Trung Tín, Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long cho biết đã nắm được thông tin và sẽ làm việc lại với các lớp để không xảy ra tình trạng này.
Theo thầy Tín, mỗi tháng 1-2 lớp sẽ có buổi liveshow do học sinh tự tổ chức trước toàn trường. Các tiết mục có thể là kịch, hát. Mục đích của việc này là để học sinh tham gia đông đảo, tăng kết nối, mạnh dạn trong hoạt động tập thể cũng như có điều kiện thể hiện khả năng của bản thân.
Về các tiết mục biểu diễn, nhà trường không quyết định tùy các lớp. Từ đầu năm, nhà trường đã quán triệt rõ, yêu cầu các lớp tổ chức tiết kiệm nhất, tránh thuê biên đạo, trang phục cầu kỳ, khuyến khích mặc đồng phục.
Đây không phải lần đầu dư luận xôn xao việc các lớp chi số tiền lớn để dàn dựng tiết mục văn nghệ. Vào dịp 20/11 vừa qua, lớp 8A1 ở Trường THCS Nguyễn Chí Thanh (quận 12, TP.HCM) dự định chi 21,6 triệu đồng cho 1 tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hay tháng 10/2023, ban đại diện cha mẹ học sinh của một lớp 8H Trường THCS Hà Huy Tập (năm học 2023-2024) cũng dự định thu 700.000 đồng/học sinh để phục vụ việc thi dân vũ. Trường THCS Hà Huy Tập sau đó cho biết việc phụ huynh triển khai là chưa đúng quy trình. Nhà trường yêu cầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 8H thu hồi thông báo và không được triển khai thu tiền.
Cô giáo phê gì khiến 2 học sinh phải bỏ học bạ cũ, thay học bạ mới? Trong học bạ của 2 học sinh, cô giáo chủ nhiệm phê về việc học sinh chưa chuyên cần, cần nỗ lực hơn trong học tập. Sự việc 2 học sinh tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ, TPHCM được thay học bạ mới xuất phát từ lời phê của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể, trong học bạ của học sinh H.G. và...