Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Tàu vũ trụ Soyuz MS-15 của Nga đưa 3 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế từ bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan, để lại vệt khói dài và uốn lượn trên bầu trời.
Tên lửa Soyuz được đưa bằng tàu hỏa tới bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan hôm 23/9. Được phát triển từ thời Liên Xô và đưa vào hoạt động lần đầu năm 1966, đến nay Soyuz vẫn là một trong những dòng động cơ tên lửa đẩy hoạt động ổn định nhất với hơn 1.700 chuyến bay được thực hiện. Ảnh: NASA.
Sau khi đưa tới bãi phóng, tên lửa được dựng thẳng lên bệ. Trong ảnh là “trái tim” của tên lửa Soyuz, động cơ Soyuz-FG – động cơ duy nhất được sử dụng để đưa người lên trạm vũ trụ ISS kể từ tháng 10/2002. Ảnh: AP.
Valery Korzun, cựu phi hành gia và là người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Phi hành gia Yuri Gagarin, đang được ban phước bởi một linh mục Chính Thống giáo Nga trước buổi phóng tên lửa. Ảnh: NASA.
Tàu Soyuz sau khi được dựng lên bệ phóng, chiều cao hoàn chỉnh của nó là 46 m. Soyuz có thể thực hiện mọi nhiệm vụ, từ đưa người, đưa hàng hóa cho đến đưa vệ tinh lên không gian. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Ba phi hành gia được đưa lên trạm ISS lần này: Hazzaa Ali Almansoori của UAE, Oleg Skripochka của Nga và phi hành gia Jessica Meir của Mỹ. Kể từ khi chấm dứt chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA dựa vào tàu Soyuz để đưa người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), mức phí mà họ phải trả cho 1 ghế trên tàu Soyuz vào khoảng 75 triệu USD. Ảnh: AP.
Khoảnh khắc động cơ tàu Soyuz bắt đầu hoạt động, đưa các phi hành gia rời khỏi bãi phóng Baikonur. Nga phải trả 115 triệu USD mỗi năm cho chính phủ Kazakhstan để thuê bãi phóng này. Ảnh: AP.
Nga đang dựa hoàn toàn vào Baikonur cho chương trình không gian của nước này, trong khi đang chờ bãi phóng Vostochny hoàn thành. Ảnh: NASA.
Người dân xem hình tàu Soyuz bay lên khỏi mặt đất. Ảnh: AP.
Tên lửa Soyuz chạm tới tầng mây. Ảnh: Reuters.
Soyuz tăng tốc tiếp cận ISS, nó sẽ bay quanh Trái Đất 4 vòng trong khoảng 6 tiếng trước khi kết nối với trạm vũ trụ quốc tế, nơi đang có 6 phi hành gia làm việc. Ảnh: NASA.
Bức ảnh này được chụp bởi phi hành gia Christina Koch từ ISS, ghi lại hình ảnh tàu Soyuz xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, mang theo người bạn thân của cô là phi hành gia Jessica Meir. Ảnh: NASA.
Ảnh: Reuters, AFP, AP, NASA
Theo Zing.vn
Phát hiện hơi nước ở hành tinh dễ có sự sống nhất ngoài Hệ Mặt Trời
Một hành tinh xa xôi nằm trong chòm sao Leo mới được coi là nơi nhiều khả năng có sự sống nhất ngoài Hệ Mặt Trời, sau khi các nhà khoa học phát hiện hơi nước trên đó.
Đây là lần đầu tiên một hành tinh trong "Vùng Goldilocks" của một ngôi sao được phát hiện có bầu khí quyển có thể hỗ trợ sự sống. "Vùng Goldilocks" là vùng quanh ngôi sao, có nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh để nước tồn tại ở dạng lỏng
Phát hiện này mang lại hy vọng có sự sống trên hành tinh này, có tên K2-18b, và các hành tinh khác tương tự.
"Đây là hành tinh có thể hỗ trợ sự sống đầu tiên mà có nhiệt độ vừa phải, và giờ đây chúng ta biết là có nước", Angelo Tsiaras, nhà thiên văn ở Đại học London, nói với Guardian.
K2-18b được NASA phát hiện năm 2015 nhờ kính viễn vọng Kepler. To gần gấp đôi Trái Đất và có khối lượng gấp 8 lần, K2-18b bay quanh một sao lùn đỏ, cách chúng ta 110 năm ánh sáng và có nhiệt độ thấp so với các ngôi sao khác.
Một hình dựng để minh họa cho K2-18b, và ngôi sao lùn mà hành tinh này bay quanh. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Các sao lùn đỏ phát ra ít nhiệt hơn Mặt Trời, nhưng K2-18b có nhiệt độ lên tới 10 độ C nhờ quỹ đạo rất gần ngôi sao, chỉ cách 22,5 triệu km. K2-18b hoàn tất quỹ đạo chỉ trong 33 ngày, vậy nên một năm trên đó trôi qua chỉ bằng một tháng trên Trái Đất.
Công nghệ ngày nay chưa thể chụp ảnh bề mặt một nơi xa xôi như vậy, và tàu vũ trụ chưa thể tới được đó, nhưng các kính viễn vọng trên vũ trụ có thể thu thập được dữ liệu về bầu khí quyển.
Kính viễn vọng Hubble của NASA đã quan sát hành tinh K2-18b trong hai năm kể từ ngày phát hiện, và phân tích ánh sáng từ sao lùn của K2-18b tới Trái Đất, trước và trong khi bị K2-18b che mất. Sự thay đổi về ánh sáng đó sẽ giúp các nhà khoa học xác định xem có hơi nước trong bầu khí quyển K2-18b hay không, và đã hấp thụ bao nhiêu ánh sáng.
Con người có lẽ sẽ không muốn đặt chân lên K2-18b. Với lực hút lớn hơn 8 lần Trái Đất, một người bình thường sẽ nặng nửa tấn. Tia UV cường độ lớn sẽ gây ung thư.
Nhưng nếu chịu được, thì khung cảnh bầu trời cũng đáng giá một chuyến du ngoạn: với một Mặt Trời màu đỏ khổng lồ và một hành tinh khác, gần sao lùn hơn, sẽ mọc và lặn trên bầu trời.
Một "tờ quảng bá du lịch" mà NASA vẽ ra nhằm minh họa góc nhìn tuyệt đẹp trên một hành tinh khác, có tên Kepler-16b, trên đó có thể thấy hai Mặt Trời lặn. Ảnh: NASA.
Công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất luôn chú trọng vào tìm kiếm nước. Trên Trái Đất, không sự sống nào không cần nước. Phát hiện ra hơi nước trên K2-18b không chứng minh được có nước trên bề mặt hành tinh, nhưng vẫn cho thấy điều kiện ở đây có thể hỗ trợ sự sống.
Việc tìm kiếm dấu hiệu của nước, và cả khí methane (một dấu hiệu nữa của sự sống), trên các hành tinh sẽ được đẩy mạnh với kính viễn vọng James Webb mà NASA sẽ phóng vào vũ trụ năm 2021, và dự án Ariel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu năm 2028.
Theo Zing.vn
Nhật Bản hoãn phóng tàu vũ trụ do hỏa hoạn Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở Tây Nam Nhật Bản, khiến nước này phải hủy kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái lên ISS "Buổi phóng hôm nay bị hoãn vì chúng tôi phát hiện đám cháy xung quanh thiết bị phóng di động lúc 3h05 sáng. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng dập...