Khủng bố sẽ không liều đội lốt dân tị nạn vào châu Âu
Giới chuyên gia cho rằng phiến quân Hồi giáo chẳng cần liều lĩnh lên những con thuyền ọp ẹp vượt biển đầy nguy hiểm.
Phiến quân IS tại thị trấn Tel Abyad, đông bắc Syria. Ảnh: AP
Theo AFP, các nhà chính trị châu Âu trong vài tuần gần đây báo động về nguy cơ chiến binh Hồi giáo cực đoan đang trên đường đến châu Âu mà không bị phát hiện nhờ giả dạng người tị nạn. Thậm chí, Giáo hoàng Francis cũng cảnh báo về nguy cơ này.
Dù cho rằng viễn cảnh này không phải không có khả năng xảy ra, giới phân tích vẫn lập luận rằng các tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) có những phương cách tinh vi hơn rất nhiều để vào châu Âu và thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
“Một mặt, tôi nghĩ đó là một mối lo rất đúng đắn nhưng mặt khác, cần phải nhớ rằng IS có lượng lớn thành viên là công dân các nước Liên minh châu Âu (EU). Họ có các hộ chiếu hợp pháp và có thể trở về châu Âu bằng những cách thông thường”, Matthew Henman ở Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố và Nổi loạn của IHS Jane’s nói.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng cách di chuyển như vậy sẽ khiến các chiến binh dễ bị lần theo dấu vết, trong khi gần như không thể kiểm tra người tị nạn để xác minh xem họ có liên quan đến các phiến quân Hồi giáo hay không.
“Đó là một trong những mối lo ngại an ninh cấp bách nhất mà các quan chức an ninh khắp Tây Âu đang đối mặt”, ông nói.
Tháng 3/2015, điều phối viên chống khủng bố của EU, Gilles de Kerchove, kêu gọi tăng cường cảnh giác ở các khu vực biên giới khối này. Ông cảnh báo rằng khi trà trộn vào dòng người tị nạn, các phần tử Hồi giáo cực đoan lọt vào EU tương đối dễ dàng. Hơn 430.000 người di cư đã vượt Địa Trung Hải để đến EU từ đầu năm đến nay, trong đó có nhiều người trốn chạy từ các vùng chiến sự ở Syria và Afghanistan.
Người di cư đến bờ biển đảo Lesbos của Hy Lap sau khi vượt qua biển Aegen từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Tuy nhiên, một quan chức tình báo Pháp giấu tên cho biết: “Ở giai đoạn này, chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy phiến quân Hồi giáo trà trộn vào dòng người tị nạn”.
Vị quan chức này nói “đúng là phiến quân Hồi giáo đang gia tăng sử dụng đường bộ để tránh bị truy dấu vết”, nhưng mặt khác, bọn chúng có điều kiện tài chính để vào châu Âu bằng các con đường khác hơn là chọn tuyến đường di cư đầy rủi ro.
Nhiều kẻ thực hiện các vụ tấn công trên lãnh thổ châu Âu lấy danh nghĩa IS hoặc al-Qaeda có hộ chiếu EU, chẳng hạn như tay súng người Pháp Mehdi Nemmouche, xả súng tại Bảo tàng Do Thái ở Brussels, Bỉ tháng 5/2014, khiến 4 người thiệt mạng.
“Tất cả các nhóm Hồi giáo cực đoan lớn ở Syria và Iraq đang tập trung chiến đấu tại địa bàn đó và tự giới hạn mình. Họ kêu gọi những kẻ ủng hộ ở châu Âu thực hiện các vụ tấn công dưới danh nghĩa bọn họ ở nước mình, thay vì điều người đến châu Âu”, Herman nhận định.
Ba tay súng Hồi giáo thực hiện các vụ tấn công tạp chí trào phúng Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng một, khiến 17 người thiệt mạng, đã tuyên bố trung thành với IS.
Ông Alain Chouet, cựu giám đốc cục tình báo an ninh thuộc Cơ quan Tình báo nước ngoài Pháp (DGSE) cho biết nguy cơ phiến quân Hồi giáo giả dạng làm người tị nạn “không có căn cứ vững chắc và nghe rất nực cười”.
“Xét về khía cạnh hoạt động, thật vô lý nếu như một mạng lưới lớn lại phải chấp nhận rủi ro như vậy”, Chouet nói.
“Nếu IS thất thế và muốn phát động một cuộc tấn công khủng bố quốc tế, tổ chức này sẽ không gửi các chiến binh gia nhập vào đoàn người tị nạn để vào châu Âu, vì phải mất một tháng mới đến được EU và có xác suất 50% bị chết đuối”, Choeut nói.
Ông Chouet cho biết IS có đủ điều kiện tài chính để gửi các chiến binh đến EU bằng đường hàng không với một chiếc vé hạng sang và một tấm hộ chiếu hoàn hảo.
Tuy nhiên, mối lo lắng có thể gia tăng gánh nặng với các cơ quan an ninh vốn đang chật vật với việc theo dấu vết của những mối đe dọa đã được xác định.
“Nếu bạn nhìn vào lượng người tị nạn tới và thực tế là bạn có rất ít thông tin về lý lịch của những người này, bạn sẽ hiểu được quy mô của nhiệm vụ lớn như thế nào”, Henman nói.
Ông Eric Denece, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tình báo Pháp cảnh báo rằng việc phóng đại mối đe dọa từ những chiến binh Hồi giáo giả dạng người tị nạn có thể nhằm phục vụ cho mục đích của các đảng phản đối người nhập cư, đang “muốn tạo rào chắn ngăn người vào châu Âu”.
“Thổi phòng mối đe dọa này là điều ngớ ngẩn nhưng phủ nhận nó hoàn toàn thì sẽ là sai lầm”, ông nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Các nước Nam Âu ngăn cản hàng chục ngàn người tị nạn
"Chúng tôi có trái tim, nhưng cũng có bộ não", AP dẫn lời Thủ tướng Croatia, ông Zoran Milanovic, nói về việc nước này lập rào chắn ngăn dòng người tị nạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này đã lan rộng khó kiểm soát.
Những người tị nạn bị bắt ở biên giới Serbia và Hungary - Ảnh: Reuters
Croatia đã tuyên bố tình trạng quá tải và bắt đầu đưa các đoàn xe chở người tị nạn quay ngược về Hungary, đồng thời đóng cửa biên giới với Serbia hôm 18.9, theo AP.
Với hơn 14.000 người ập vào Croatia chỉ trong 2 ngày vừa rồi, Thủ tướng Zoran Milanovic tuyên bố đất nước 4,2 triệu người của ông không thể nhận thêm người tị nạn.
"Chúng tôi còn có thể làm gì khác đây? Bạn được chào đón tại Croatia và được phép đi qua đây. Nhưng hãy tiếp tục di chuyển. Không phải chúng tôi không chào đón mọi người, nhưng đây không phải là điểm đến cuối cùng của các bạn", ông Milanovic nói.
Việc Croatia đóng 8 cửa khẩu biên giới là đỉnh điểm của việc các nước quá tải về gánh nặng trách nhiệm dành cho người tị nạn. Hàng trăm người mắc kẹt lại trên một cây cầu trên sông Danube tại làng Bezdan của Serbia hôm 18.9.
"Nỗi khổ" của Croatia bắt nguồn từ việc các nước khác cũng đùn đẩy trách nhiệm cho họ. Điển hình là Slovenia, đã đóng cửa các dịch vụ đường sắt nối với Croatia và gửi những người tị nạn ngược về nước này, theo AP.
"Croatia đã cho thấy chúng tôi có một trái tim, cả chính quyền lẫn công dân nơi đây, nhưng chúng tôi phải nhắc nhở những nước láng giềng và Liên minh châu Âu (EU) rằng chúng tôi cũng có một bộ não, và chúng tôi hiểu nên đặt lợi ích cũng như an ninh của mình ở đâu", The Guardian trích phát biểu của ông Milanovic trong một buổi họp báo ngày 18.9.
Những bức bối về trách nhiệm với người tị nạn đang biến Croatia và Hungary thành tâm điểm chú ý tuần này.
Người tị nạn cố vượt qua hàng rào kẽm gai dọc biên giới Hungary - Ảnh: Reuters
Hungary, nước cũng san sẻ trách nhiệm với Croatia, đã sử dụng dây thép gai và dùi cui để chặn dòng người, và hôm 18.9 đã xây thêm rào chắn biên giới với Croatia, theo The Washington Post.
Ngoại trưởng Hungary, ông Peter Szijjarto trong cùng ngày đã cáo buộc Croatia vi phạm pháp luật với việc đẩy người tị nạn sang biên giới nước này.
"Thay vì tôn trọng luật lệ đặt ra trong EU, họ (Croatia) lại khuyến khích người ta phạm pháp, vì cố gắng vượt biên không được cho phép là hành vi vi phạm pháp luật",
The Guardian dẫn lời ông Szijjarto.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Cựu thủ tướng Hungary mời người tị nạn về nhà Ông Ferenc Gyurcsany nhiệt tình gắp hành và cà rốt cho vào nồi đậu lăng đang sôi sùng sục. Đó không phải là bữa ăn truyền thống của người Hungary nhưng ông muốn các vị khách đặc biệt của mình cảm thấy như đang ở nhà. Cựu thủ tướng Ferenc Gyurcsany và vợ Klara Dobrev (góc phải phía trên) mời người tị nạn...